Cây trúc đào: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

1497 lượt xem

Cây trúc đào là loại cây có hơn 400 loài trên thế giới và cây trúc đào hồng là loại được trồng phổ biến tại Việt Nam. Hãy cùng SFARM tìm hiểu thêm về ý nghĩa, loại đất trồng cây phù hợp với cây trúc đào và cách chăm sóc cây hiệu quả. Xem ngay! 

Giới thiệu về cây trúc đào

Cây trúc đào là loài cây bụi hay cây gỗ nhỏ, thường xanh trong họ La bố ma (Apocynaceae). Trúc đào là loài duy nhất hiện tại được phân loại trong chi Nerium. Thành phố cổ Volubilis tại Bắc Phi lấy tên gọi theo tên gọi trong tiếng Latinh cổ cho loài cây này, người Trung Quốc gọi nó là giáp trúc đào.

Trúc đào là loài cây bản địa của một khu vực rộng từ Maroc và Bồ Đào Nha kéo dài về phía đông tới khu vực Địa Trung Hải và miền nam châu Á. Loài hoa này có tới hơn 400 loài xuất hiện mọi nơi trên thế giới. 

Đặc điểm cây trúc đào

Trúc đào có chiều cao trung bình 2-5 mét với nhiều cành cây mọc thẳng đứng. Lá cây có 3 lá to bản, rất dày, hình mũi mác và mọc xoắn vào nhau. Lá dài từ 10-20cm và rộng từ 3 – 5cm.

Lá trúc đào dai và cứng, hoa trúc đào mọc từng cụm nơi đầu cành, cánh hoa mỏng và thơm. Đặc biệt là trúc đào có khả năng ra quả, quả của cây có dạng nang dài, hạt có lông tơ. Quả của cây thường đậu vào mùa đông và xuân.

Trúc đào là loài cây có khả năng chịu khô hạn rất tốt, phù hợp với những khu vực có khí hậu khô nóng hoặc điều kiện ít nước. Cây có thể sống sót và phát triển ngay cả trong điều kiện thời tiết lạnh, chịu được nhiệt độ thấp tới -10 độ C ở một số nơi.

Đặc điểm cây trúc đào
Đặc điểm cây trúc đào

Ý nghĩa của cây trúc đào

Ý nghĩa cây trúc đào trong đời sống

Hoa trúc đào mang ý nghĩa tượng trưng cho sự cẩn trọng, tỉ mỉ và luôn đề cao cảnh giác trước những mối nguy hiểm. Vì hoa của cây là loài hoa chứa độc tố, có thể gây nguy hiểm nếu không biết cách sử dụng hoặc sử dụng sai, dù vẻ ngoài của chúng rực rỡ và cuốn hút.

Ý nghĩa cây trúc đào theo màu sắc

Trúc đào trắng: Tượng trưng cho sự thuần khiết, trong trẻo và tinh khôi, gợi hình ảnh người con gái dịu dàng với phẩm hạnh thanh cao.

Trúc đào vàng: Đại diện cho sự giàu sang, phú quý và phúc lộc dồi dào.

Trúc đào hồng: Với sắc màu tươi sáng, là biểu tượng của tình yêu nồng thắm và hạnh phúc trọn vẹn của đôi lứa.

Trúc đào đỏ: Biểu tượng của khát khao mãnh liệt, tình yêu nồng cháy và nỗi nhớ mong da diết.

Ngoài cây trúc đào, cây phật thủ cảnh, cây mai xanh cũng là một loại cây mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho người sở hữu.

Cây trúc đào có đa dạng về màu sắc
Cây trúc đào có đa dạng về màu sắc

Thành phần hóa học của cây trúc đào

Trong lá trúc đào, người ta nghiên cứu thấy có 4 glucozit chủ yếu là oleandrin, neriin, neriantin, adynerin.

Oleandrin

Còn gọi là nerolin (Liên Xô cũ) hay folinerin (theo tên gọi của Schering) hoặc oleandrozit có công thức nguyên là C32H48O9 trọng lượng phân tử 576,70 là một glucozit không màu, có tinh thể hình kim, vị rất đắng.

Độ chảy 245 – 250°C, năng suất quay cực αD=-50-51°1 (trong rượu metylic). Ít tan trong nước và trong benzen, tan trong clorofoc, trong cồn etylic và metylic, nhưng độ tan trong rượu metylic kém hơn trong rượu etylic. Cho phản ứng Legal và phản ứng Keller- Kiliani.

Thủy phân axit (dùng axit clohydric 0,1N, trên nồi cách thủy trong 2 giờ) sẽ cho phần không đường gọi là oleandrigenin (hay 16 axetyl gitoxigenin) và một chất đường đặc biệt gọi là oleandroza.

Nhưng nếu dùng dung dịch 0,5N HCI thủy phân trong 4 giờ trên nồi cách thủy thì sẽ thu được chất dianhydrogitoxigenin. Còn nếu dùng dung dịch kiềm nhẹ để thủy phân, thì sẽ có được gốc desaxetyloleandrin.

Neriin

Còn gọi là neriozit, đây không phải là một nguyên chất, mà là một hỗn hợp glucozit trợ tim không có tinh thể, bột vô định hình màu vàng, tan trong nước và trong rượu, không tan trong ete etylic và ete dầu hỏa, clorofoc, benzen, axetat etyl.

Dung dịch loãng trong nước rất dễ cho bọt, vị đắng, đun tới 160 – 170°C thì phân giải, năng suất quay cực αD =-20° (C=5% trong cổn), cho phản ứng Legal, không cho phản ứng Keller-Kiliani, mặt phân cách giữa hai lớp dung dịch có màu đỏ, lớp axit axetic có màu vàng xanh.

Sau khi thủy phân bằng dung dịch 3 HCI đun sôi thì được 37-39% chất genin vô định hình, trong đó chỉ có 7-10% là không tan trong clorofoc. Do đó Zabolotnay là người nghiên cứu chất này đã đi đến kết luận là ít nhất neriin gồm hai chất khác nhau. Nerrin chỉ có tác dụng trợ tim yếu.

Adynerin

Là một glucozit trợ tim có tinh thể, không tan trong nước và benzen, tan trong nước clorofoc và cồn cao độ (97°) khó tan trong cồn metylic. Độ chảy 219-220 độ C . Năng suất quay cực αD=+9°38, trong công thức có một nối kép giữa cacbon 8 và 9, do đó không có tác dụng trợ tim.

Neriantin

Là một glucozit có tinh thể hoặc vô định hình, vị đắng, tan trong nước và cổn, không có tác dụng trợ tim. Công thức cấu tạo chưa được xác định rõ ràng, trong phân tử có hai nối kép nhưng vị trí chưa được xác định.

Cây trúc đào có tác dụng gì?

Cây trúc đào làm cây cảnh trang trí

Cây Trúc Đào thường được sử dụng để làm cây cảnh trang trí bởi hoa của cây nở to và rực rỡ sắc màu. Vì vậy nên trúc đào vô cùng phù hợp để trồng trong nhà, tại vườn hoặc công viên giúp làm nổi bật cho cảnh quan và không gian sống.

Chiết xuất cây trúc đào giúp chữa bệnh

Cây trúc đào chứa nhiều hoạt chất độc nhưng cũng có giá trị trong y học khi được sử dụng đúng cách. Các chất như neriin, oleandrinneriantin trong cây trúc đào thường được chiết xuất để:

  • Chế tạo thuốc chữa bệnh ngoài da: Các loại thuốc này giúp giảm mẩn ngứa và các triệu chứng kích ứng da.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch: Neriin và oleandrin có khả năng điều chế thành thuốc trợ tim, giúp tăng cường hoạt động của cơ tim. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ điều trị suy tim, khó thở và giảm phù nề do dị ứng.
Cây trúc đào thường được sử dụng để trang trí
Cây trúc đào thường được sử dụng để trang trí nội thất

Cách trồng cây trúc đào

Cây trúc đào là loại cây khá dễ trồng, thích hợp ở các khu vực cận nhiệt đới ấm áp. Bạn có thể nhân giống cây bằng cách gieo hạt hoặc trồng từ cây con đã có sẵn.

Ở Việt Nam, điều kiện khí hậu thuận lợi giúp trúc đào trở thành loài cây phổ biến. Khi trồng bạn nên sử dụng loại đất trồng cây giàu dinh dưỡng, nhiều mùn hữu cơ, thông thoáng và có khả năng thoát nước tốt để tránh tình trạng rễ bị nghẹt, gây chết cây.

Đất trồng cây phù hợp với cây trúc đào
Đất trồng cây phù hợp với cây trúc đào

Cách chăm sóc cây trúc đào

Bón phân

Bạn nên bón thúc cho cây trúc đào mỗi mùa hoa nở một lần. Trong thời gian cây chưa ra hoa, hãy bón lót định kỳ từ 5-7 ngày một lần. Khi bón lót, bạn chỉ cần pha phân loãng và tưới nhẹ lên lá cây. Điều này sẽ giúp cây phát triển tốt, đủ dinh dưỡng để chuẩn bị ra hoa đẹp và đều.

Tưới nước

Trúc đào là loài cây chịu hạn tốt, nên không cần tưới quá nhiều nước. Tuy nhiên, bạn cần duy trì độ ẩm cho cây bằng cách tưới nước 2-3 lần mỗi tuần. Trong những đợt nắng nóng, có thể tăng lượng nước tưới để đảm bảo cây không bị khô. Ngược lại, vào mùa mưa, bạn nên hạn chế hoặc không tưới nước để tránh tình trạng úng rễ.

Ánh sáng

Trúc đào là cây ưa sáng, vì vậy hãy đặt cây ở những vị trí có nhiều ánh sáng tự nhiên để cây phát triển khỏe mạnh và ra hoa đẹp. Những nơi như sân vườn, ban công hoặc các khu vực có ánh sáng trực tiếp sẽ thích hợp cho cây sinh trưởng.

Cắt tỉa

Khi trồng trúc đào trong chậu, bạn nên cắt tỉa định kỳ 2 lần/năm,  giúp cây loại bỏ lá già, lá khô héo hoặc cành mọc không đều, làm cho cây trông gọn gàng và thẩm mỹ hơn. Đồng thời, tỉa bỏ các cành lá dư thừa sẽ giúp cây tập trung dinh dưỡng, hỗ trợ quá trình ra hoa, giúp hoa nở rực rỡ và đẹp mắt hơn.

Cây trúc đào có độc không? Những lưu ý về cây trúc đào đối với sức khỏe

Hoa của cây trúc đào chứa độc tính cực kỳ mạnh, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người và thậm chí dẫn đến tử vong.

Những lưu ý về cây trúc đào đối với sức khỏe:

Khi sử dụng hoa hoặc các bộ phận của cây, cần tham khảo ý kiến chuyên môn. Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng trúc đào dưới dạng sắc hay ngâm uống vì không những không chữa được bệnh mà còn có thể gây biến chứng nghiêm trọng.

Lá trúc đào nếu dùng sai liều lượng có thể dẫn đến ngộ độc glycosid tim, với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, tim đập nhanh, hạ huyết áp, thậm chí hôn mê. Khi gặp phải các biểu hiện này, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để giải độc.

Tất cả các bộ phận của cây, đặc biệt là phần nhựa, đều chứa độc tố cao. Đã từng có những trường hợp tử vong do nuốt phải nhựa cây. Vì vậy, cần lưu ý để cây tránh xa tầm tay trẻ em để đảm bảo an toàn, tránh những hậu quả đáng tiếc.

SFARM Blog đã chia sẻ ý nghĩa, cách trồng cùng cách chăm sóc cây trúc đào đến các bạn. Hy vọng qua bài viết trên tại SFARM các bạn đã biết thêm về cách trồng cây trúc đào đúng kỹ thuật và có thể tự tay trồng được loại cây này tại nhà nhé!

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/

Hotline: 0902652099

– Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết