Học ngay cách trồng lan móng rùa chuẩn chuyên gia

1757 lượt xem

Mỗi loài lan mang vẻ đẹp đặc trưng của riêng nó, lan móng rùa cũng thế, vẻ đẹp độc lạ nơi núi rừng sẽ cuốn lấy bạn ngay từ lần gặp đầu tiên. Trong một vài năm trở lại đây, móng rùa rất được săn đón nên giá cả khá chát, chính vì thế bạn cần cẩn trọng hơn trong cách chăm sóc. Bạn đã biết cách trồng và chăm sóc lan móng rùa chuẩn xác nhất chưa, cùng Đặng Gia Trang nghiên cứu qua bài viết sau.

1/ Phân bố lan móng rùa

Lan móng rùa có tên khoa học là Oberonia longibracteata, phân bố khá rộng rãi từ Thái Lan, Lào, Campuchia đến phía đông dãy núi Himalaya khắc nghiệt. Tại Việt Nam, móng rùa được tìm thấy ở những địa điểm có độ cao 200 – 1.400m so với mực nước biển từ Quảng Trị đến Khánh Hòa. Chúng sống cộng sinh với cây rừng bằng cách bám chặt vào thân, sức sống mạnh mẽ, kiên cường trãi dài từ Nam chí Bắc. Có lẽ vậy nên các loài lan rừng nói chung, móng rùa nói riêng luôn được săn đón.

2/ Đặc điểm của lan móng rùa

Thân lan móng rùa thuộc dạng thân thảo, sinh trưởng thành từng bụi, cao khoảng 50cm trong tự nhiên.

Lá có màu xanh, hình dạng tương tự như móng rùa nên được gọi tên là lan móng rùa. Lá mọc đối xứng lệch nhau ở 2 bên.

Điểm khác lạ của móng rùa so với các loài lan khác, hoa của móng rùa không mọc thành từng chùm mà mọc đơn riêng lẻ ở phần ngọn. Hoa thường nở vào mùa hè và mùa thu. Hoa to khoảng 2 – 4cm, hình tam giác, có màu vàng ươm rực rỡ, môi hoa màu phớt đỏ trông rất đẹp mắt. Có mùi hương của gỗ, mang lại cảm giác hoài niệm và an thần.

3/ Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng của lan móng rùa

3.1 Ánh sáng

Lan móng rùa sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện ánh sáng trung bình, dao động khoảng 60%. Trong quá trình chăm sóc, nếu bạn nhận thấy lá có xanh đậm, chứng tỏ lan đang bị thiếu nắng, bạn nên đổi vị trí đặt chậu để cây nhận nhiều ánh sáng hơn hoặc áp dụng biện pháp chiếu sáng nhân tạo để bổ sung. Nếu đặt nơi ánh sáng quá mạnh, lá sẽ vàng và héo úa, tiến hành che chắn bằng lưới giảm ánh sáng trực tiếp.

Trường hợp bạn đang đặt cây trong nhà, đặt gần cửa sổ hoặc ban công là tốt nhất, ánh sáng vừa phải để lan móng rùa sinh trưởng.

3.2 Nhiệt độ và độ ẩm

Lan móng rùa không yêu cầu quá khắt khe về nhiệt độ và độ ẩm, chỉ cần ở mức trung bình, không khắc nghiệt là cây vẫn sinh trưởng tốt. Nhiệt độ dao động khoảng 20 – 32 độ, độ ẩm ở ngưỡng 80% là thích hợp.

4/ Chuẩn bị trồng lan móng rùa

4.1 Chậu trồng thích hợp

Đối với lan móng rùa, có thể trồng trên gỗ lũa hoặc trồng chậu. Trồng bằng gỗ lũa nên chọn các gỗ lâu mục, chắc khỏe vẫn đảm bảo lan cho hoa nở đẹp. Nếu trồng bằng chậu, nên chọn chậu đất nung có nhiều lỗ nhỏ thoát nước.

4.2 Giá thể trồng

Cũng như các loại lan khác, móng rùa cũng yêu cầu giá thể có khả năng giữ ẩm và tạo thông thoáng cho bộ rễ. Sử dụng than củi hoặc xơ dừa đều được. Giá thể cần được rửa sạch bụi bẩn và ngâm qua nước vôi trong để loại bỏ mầm bệnh.

4.3 Giống trồng và xử lý giống

Hiện nay giống lan móng rùa được bán nhiều trên các trang mạng điện tử, các cửa hàng giống. Bạn nên ưu tiên mua ở các cửa hàng giống uy tín, lựa chọn trực tiếp để mua đúng giống móng rùa.

Sau khi mua cây giống, cắt bớt rễ khô, lá hư hỏng (Nếu có), bôi vôi hoặc keo dán lên vết thương đợi khô, điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn tấn công qua vết thương.

5/ Cách trồng lan móng rùa

Cũng như cách trồng các loài lan rừng khác, cho than củi ⅔ chậu, đặt cây vào và cho xơ dừa phủ lên trên, lưu ý không lấp vùi mầm ngủ. Sau khi trồng khoảng 1 tuần bắt đầu tưới nước lại để lan giống làm quen với môi trường sống mới.

6/ Cách chăm sóc lan móng rùa

6.1 Tưới nước

Việc tưới nước có ảnh hưởng rất quan trọng đến sinh trưởng, phát triển và ra hoa của hoa móng rùa. Loài lan này không chịu được giá thể quá khô hạn hoặc quá ẩm ướt. Do đó, nên tưới 1 – 2 lần/ngày vào mùa khô và khoảng 10 ngày tưới 1 lần vào mùa đông. Lượng nước tưới vừa đủ ẩm giá thể là tốt nhất.

Tưới cây vào buổi sáng hoặc buổi trưa trời mát mẻ, đến tối lá khô hoàn toàn, không tưới ban đêm có thể gây thối lá, rễ.

6.2 Bón phân

Kinh nghiệm từ các nhà vườn trồng lan, bón phân nhiều vào mùa xuân hè và ngưng bón vào mùa đông. Trong thời kỳ tăng trưởng bón phân NPK 14 – 14 – 14, hòa vào nước tưới phun lên cây. Khi cây ra hoa, bổ sung thêm các loại phân có tỷ lệ P cao giúp hoa bền màu và tươi hơn.

6.3 Phòng trừ sâu bệnh

Lan móng rùa ít bị sâu bệnh hại tấn công, tuy nhiên nên áp dụng các biện pháp phòng trừ để ngăn ngừa sâu bệnh cho vườn lan như:

Phun thuốc nấm định kỳ 2 tuần/lần.

Thay chậu 2 năm/lần hoặc khi thấy giá thể bị hư mục, vì đây là môi trường sống lý tưởng cho côn trùng và vi khuẩn.

Không gây tổn thương trong lúc chăm sóc như gãy lá, tét cành,…

7/ Cách kích thích lan ra hoa

Hoa móng rùa ra hoa vào mùa hè và mùa thu. Lúc này thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, những cơn mưa mùa hạ làm giảm nhiệt độ xuống đột ngột, khoảng 2 ngày sau bạn sẽ thấy những nụ hoa bắt đầu nhú, đây là điểm mấu chốt giúp móng rùa ra hoa. Do đó, tác động vào nhiệt độ nếu bạn muốn kích thích móng rùa ra hoa hoặc cho hoa muộn theo ý muốn.

Thế là Đặng Gia Trang đã cung cấp cho bạn cách trồng và chăm sóc móng rùa chuẩn xác nhất rồi. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ sở hữu cho mình chậu lan móng rùa thật độc lạ. Nếu bạn có kinh nghiệm trồng nào khác, hãy chia sẻ với chúng tôi thông qua Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết