Cách trồng và chăm sóc cây hồng trứng đẹp lung linh

1716 lượt xem
Với tạo hình hoa tròn nhỏ như quả trứng ngộ nghĩnh cùng sự đa dạng màu sắc và còn tỏa mùi thơm dịu nhẹ. Hoa hồng trứng được sử dụng đa năng nên rất được yêu thích trồng tại nhà. Nhưng bạn có nghĩ, giống hồng ngoại thì phải được chìu chuộng không? Bạn không biết Làm thế nào để em ấy cho hoa đẹp nhất? Để hiểu rõ hơn, hãy tham khảo cách trồng và chăm sóc của  Đặng Gia Trang về loại hồng này trong bài viết dưới đây nhé!

1/ Hoa hồng trứng là loại hồng gì? Nguồn gốc và đặc điểm

Đến từ đất nước Hà Lan xinh đẹp, hoa hồng trứng đã được các nhà nghiên cứu tạo ra vào năm 1993. Tuy là giống hồng ngoại, nhưng loài hồng này rất ưa thích khí hậu nước ta và phân bố tại các tỉnh Sa Đéc, Đà Lạt, Văn Giang (Hưng Yên),…

Những bụi hoa hồng trứng khá thấp (30-80cm) có các cành khá mỏng và lá nhỏ thon dài. Mỗi hoa đơn khá nhỏ (2-4cm) với nhiều cánh tròn mỏng sếp sát vào nhau và chúng không nở căng mà chỉ cúp ốp vào trong nhìn như quả trứng. Các chùm hoa lớn có từ 10-20 hoa đơn, cùng sự đa dạng màu hoa từ đỏ, xanh, trắng, cam,… Mùi hương hoa hồng trứng nhẹ dịu và cây rất sai hoa quanh năm. Độ lặp hoa nhanh 5-6 tuần/đợt hoa mới, độ bền hoa kéo dài hơn 1 tháng.

2/ Lợi ích của hoa hồng trứng là gì?

Hoa hồng trứng được mẹ thiên nhiên ưu ái với sắc hoa đa dạng cùng hương thơm ngọt ngào, luôn là lựa chọn tuyệt vời để trưng bày không gian tiệc hay trang trí phòng khách, bàn làm việc,… Bên cạnh đó, những bông hoa bé nhỏ thuần khiết này cũng dành được nhiều lời khen ngợi trong các mẫu thiết kế hoa cưới, hoa bó,…

Hoa hồng trứng chín là biểu trưng của sự tin tưởng và tình cảm mộc mạc, những cánh hoa mềm mại ôm ấp nhau như sự che chở và gắng kết chân thành nhất. Vậy nên chúng là món quà lý tưởng để gửi tặng đến người bạn xem trọng và yêu thương nhất.

Chẳng những sở hữu cả hương lẫn sắc, hoa hồng trứng còn được dùng làm trà hoa hồng, mứt hoa hồng, bánh kẹo,… trong ẩm thực. Tinh dầu được chiết suất ra có mùi dịu ngọt, tạo cảm giác thoải mái sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Loại tinh dầu này còn là thành phần thiết yếu trong nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng,…

Hoa Hong Trung

3/ Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây hoa hồng trứng chuẩn

3.1 Điều kiện ánh sáng

Hoa hồng trứng cần nhiều nắng, để đảm bảo thời gian gian chiếu nắng ít nhất 5-6h/ngày, bạn nên đặt cây ở ban công, cạnh cửa sổ hay sân thượng,… Tuy nhiên loại hồng này lại rất dễ cháy lá và héo nụ khi nắng gắt chiếu trực tiếp, vậy nên bạn có thể che lưới mỏng để tránh nắng, mưa.

3.2 Giá thể đất trồng

Vì hệ thống rễ hoa hồng trứng khá nông và trải rộng, nên đất trồng phải tơi xốp, thông thoáng để không gây úng hay ngạt cho cây. Đất sạch hữu cơ SFARM là một ứng viên lý tưởng với các điều kiện trên, sản phẩm có đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, giàu mùn và đã được phối trộn sẵn tiện lợi.

Hoặc bạn có thể tự trộn đất thịt + trấu hun + phân trùn quế SFARM (hoặc phân chuồng đã hoai mục) phân theo tỉ lệ 5:3:2, dù tốn thời gian và công sức nhưng vẫn mang lại hiệu quả tốt và giúp bạn trải nghiệm một người làm nông là như thế nào.

Trước khi lên chậu cho hoa hồng trứng, bạn cần chọn được kiểu chậu phù hợp, phải có lỗ thoát nước tối và có thể làm từ nhựa hoặc gốm sứ đều đk. Tiếp theo cho đất trồng vào ½ chậu và lấy bầu cây ra khỏi túi ươm. Sau đó đặc vào giữa chậu rồi phủ đất lên tới xung quanh miệng chậu.

Tưới nước và đặt chậu cây vào nơi thoáng mát, để cây từ từ tiếp xúc với nắng nhẹ và chăm sóc bình thường.

3.3 Dinh dưỡng

Vấn đề dinh dưỡng luôn cần được cân bằng để cây hoa hồng trứng phát triển tốt nhất. Đất trồng cần thường xuyên được kiểm tra độ thông thoáng để tránh ngập úng hay thất thoát dinh dưỡng, đồng thời nên thay chậu và đổi luôn đất mới (⅓ lương đất mới) sau 3-4 năm trồng.

Phân bón sẽ bổ sung các chất thiết yếu cho cây. Tùy vào giai đoạn sinh trưởng để bón phân hợp lý và lưu ý tưới ẩm trước khi bón phân để cây dễ hấp thu. Định kỳ 1 tháng/lần bón kết hợp phân NPK 20-20-15 (pha loãng 50-100gr/10-15l nước) xen kẽ cùng phân trùn quế SFARM hoặc các loại phân chuồng đã được ủ hoai mục.

3.4 Nước tưới

Tưới nước đều mỗi ngày 2 lần (1-1,5l nước) để duy trì độ ẩm cho hoa hồng trứng. Nên tưới vào sáng sớm (7-8h) và chiều mát (4-5h) và tưới trực tiếp vào xung quanh gốc giúp cây hấp thụ tốt hơn. Không nên tưới lúc trưa nắng gắt, đêm muộn hay để nước đọng trên lá sẽ dễ bị nấm bệnh tấn công.

3.5 Cắt tỉa

Những chùm hoa hồng trứng có nhiều nụ thật thích nhưng nhiều quá cũng không tốt. Loại bỏ nụ nhỏ là hoa tàn, chỉ nên để lại vài hoa chính để cây giữ sức cho hoa đạt chuẩn và nảy nhiều chồi mới. Theo chu kỳ, bạn cần cắt tỉa những cành tăm, lá vàng để cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh và dễ tạo tán.

3.6 Sâu bệnh hại 

Mặc dù khả năng kháng sâu bệnh nhưng bạn vẫn nên cẩn thận phòng ngừa bằng cách quan sát thường xuyên để phát hiện sớm và diệt trừ hiệu quả. Loại bỏ cành lá bị nấm bệnh và giữ vệ sinh khu vực trồng để tránh lây lan. 

Chỉ nên sử dụng thuốc hóa học khi sâu bệnh tăng cao và phải thực hiện đúng kỹ thuật và liều lượng hợp lý. Khuyến khích dùng các loại chế phẩm sinh học an toàn cho cây như Bio neem (10ml/2l nước), Nano Bạc đồng silic (50ml/16l nước), Bio Meta (10ml/2l nước),… chuyên phòng ngừa và điều trị các loại sâu bệnh hại như: Rệp, nhện đỏ, bọ trĩ, phấn trắng, đốm lá,… Tùy vào tình trạng sâu bệnh để làm theo hướng dẫn trên bao bì nhãn dán.

Với những hướng dẫn trên, bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để đón em ấy vào bộ sưu tập chưa nào? Hy vọng những thông tin trong bài sẽ là cơ sở để giúp bạn thành công có được những chùm hoa hồng trứng hoàn hảo nhất nhé! Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline 0902.652.099!

Sfarm.vn

*Xem thêm

 

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết