Cải cầu vồng nghe lạ mà quen, là loại cải có bẹ lá đầy màu sắc và chứa nhiều dinh dưỡng. Cải cầu vồng là lựa chọn lý tưởng cho bạn khi muốn làm mới mẻ các món ăn gia đình. Trồng những luống cải cầu vồng tươi tốt chắc chắn sẽ khiến vườn nhà bạn thêm đa dạng và hấp dẫn. Cách trồng cải cầu vồng vô cùng đơn giản, Đặng Gia Trang sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn qua bài viết sau nhé!
1/Tìm hiểu về cải cầu vồng
Cải cầu vồng (Beta vulgaris subsp. cicla) có tên tiếng anh là Chard hay Swiss chard, có nguồn gốc từ quần đảo Canary và khu vực Địa Trung Hải.
Cải cầu vồng nổi bật trong họ nhà cải vì có màu sắc bắt mắt, phần bẹ lá có đủ màu từ vàng, đỏ, cam, trắng, hồng,..Không những đẹp mà cải cầu vồng còn được biết đến là loại cải chứa rất nhiều dinh dưỡng. Trong cải cầu vồng có ít calo nhưng lại có nhiều vitamin A, C, K và các chất chống oxy hóa như carotenoid, betalain và polyphenol giúp ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do, bệnh tật và viêm nhiễm.
2/ Đặc điểm sinh trưởng
Cải cầu vồng sinh trưởng tốt trong khoảng nhiệt độ từ 18 – 30 độ C. Cây yêu cầu ánh sáng vừa phải. Trong điều kiện chăm sóc tốt và tùy giống, cải cầu vồng có thể sinh trưởng và cho thu hoạch đến 2 năm.
3/ Thời vụ trồng
Cũng như đa số họ nhà cải, cải cầu vồng có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu trồng là từ tháng 6 đến tháng 10.
Cách trồng cải cầu vồng siêu dinh dưỡng
4/ Chuẩn bị
4.1 Vị trí trồng
Bạn có thể trồng cải cầu vồng trong sân vườn hoặc trên sân thượng, chỉ cần chọn chỗ có ánh sáng vừa phải và thoát nước tốt.
4.2 Hạt giống
Hạt giống cải cầu vồng vòng khá khó nảy mầm vì vậy bạn cần xử lý trước khi gieo. Ngâm hạt giống trong nước ấm được pha từ hai phần nước sôi và 3 phần nước lạnh trong vòng 6 – 8 tiếng. Sau khi ngâm với hạt giống ra và ủ bằng khăn ấm trong khoảng 2 ngày cái để hạt giống tách mầm, thường xuyên xịt nước vào khăn ăn để giữ cho khăn luôn ẩm.
4.3 Đất trồng
Cải cầu vồng yêu cầu đất trồng là loại đất tơi xốp, giàu mùn để cây sinh trưởng tốt nhất. Bạn có thể phối trộn đất trồng bằng các nguyên liệu đất thịt + phân chuồng + xơ dừa + tro trấu với tỉ lệ 1:1:1:1. Hỗn hợp này cần được xử lý trước khi gieo hạt để loại bỏ mầm bệnh và hạt giống cỏ dại.
Nếu bạn chưa biết cách xử lý giá thể thì việc sử dụng đất sạch đã được phối trộn theo công thức phù hợp sẽ là giải pháp vừa an toàn vừa tiện lợi. Đất sạch Sfarm chuyên dùng cho trồng rau củ là lựa chọn lý tưởng cho cây cải cầu vồng phát triển tốt nhất.
4.4 Chậu trồng
Có thể tận dụng thùng xốp, chậu nhựa,..để trồng cải cầu vồng. Do cải cầu vồng có kích thước lớn so với các loại cải khác nên chậu trồng cần có đường kính tối thiểu 25cm và có nhiều lỗ dưới đáy để thoát nước tốt.
5/ Tiến hành gieo trồng
Sau khi ủ hạt giống nứt nanh, bạn tiến hành gieo hạt cải cầu vồng vào các khay ươm, mỗi lỗ gieo một hạt. Phủ một lớp giá thể mỏng lên hạt giống và tưới nước thật nhẹ đủ ẩm. Đặt khay ở trong mát và tưới nước 2 lần/ngày.
Sau khoảng 30 ngày gieo thì cây con có 3 – 4 lá thật, lúc này có thể đem ra trồng ngoài chậu. Trồng theo hàng với khoảng cách tối thiểu là 20 x 20 cm cho cây đủ không gian để đẻ nhanh tốt.
6/ Chăm sóc
6.1 Tưới nước
Cải cầu vồng cần nhiều nước, cần duy trì độ ẩm trong chậu từ 70 – 80%. Bạn nên tưới cho cải 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát, vào những ngày mưa trời âm u có thể không tưới.
6.2 Bón phân
Giai đoạn cây con cho đến khi thu hoạch cần bón thúc phân trùn quế và đạm cá từ 2 – 3 lần vào thời điểm 15 ngày, 30 ngày và 45 ngày sau trồng.
Giai đoạn thu hoạch kéo dài, bón phân trùn quế, đạm cá và bổ sung thêm dịch chuối định kỳ 15 – 20 ngày/lần. Cung cấp đủ dinh dưỡng cây sẽ khỏe, thời gian cho thu hoạch lâu hơn.
6.3 Phòng trừ sâu bệnh
Cải cầu vồng ít bị sâu bệnh hơn các loại cải khác. Loài gây hại phổ biến trên cải cầu vồng là ốc sên ăn lá. Cách phòng trừ ốc sên rất đơn giản. Bạn đặt vỏ trái cây như dưa hấu, vỏ cam vào chậu trồng vào buổi chiều, đến buổi tối ra thăm vườn bạn sẽ thấy ốc sên tập trung ăn vỏ trái cây, lúc này chỉ cần cần thu gom vỏ kèm ốc sên để bỏ. Thực hiện 3 ngày liên tiếp là lượng ốc sên sẽ giảm hẳn, thường xuyên đặt bẫy này để đảm bảo không có ốc sên trong vườn.
7/ Thu hoạch cải cầu vồng
Sau 45 – 50 ngày sau trồng bạn có thể thu hoạch đợt cải đầu tiên. Cải cầu vồng có thời gian thu hoạch rất lâu do đó bạn sẽ không nhổ hết cả cây mà sẽ dùng kéo cắt những lá cải trưởng thành có độ lớn to hơn bàn tay. Chú ý cắt nhẹ nhàng sát gốc để không ảnh hưởng đến cả cây cải. Bạn nên chế biến ngay sau khi thu để cải cầu vồng được tươi ngon nhất.
Vậy là Đặng Gia Trang đã hướng dẫn bạn cách trồng cải cầu vồng siêu dinh dưỡng tại nhà. Thật đơn giản đúng không nào? Chúc bạn trồng thành công và sẽ có những luống cải cầu vồng xinh xắn trong vườn nhà. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 để được giải đáp bạn nhé!
Sfarm.vn
*Xem thêm
- Hướng dẫn trồng và chăm sóc rau cải rổ tại nhà
- Hướng dẫn trồng rau cải cúc tại nhà
- Kỹ thuật trồng rau bò khai chuẩn chuyên gia
- Quy trình cải tạo đất trồng rau trong chậu chuẩn nhất