Các biện pháp cải thiện đa dạng sinh học trong nông nghiệp hữu cơ

1683 lượt xem

Việc bảo tồn đa dạng sinh học là một nguyên tắc cốt lõi của nông nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất hữu cơ. Bởi đa dạng sinh học sẽ là con đường tối ưu nhất để ngăn ngừa dịch bệnh, phát triển đất trồng, khống chế các tác nhân gây hại,… Vì vậy, cần có những biện pháp phù hợp giúp cải thiện đa dạng sinh học trong nông nghiệp. Xin mời các bạn cùng tìm hiểu các biện pháp này nhé!

2

1/ Thế nào là đa dạng sinh học trong nông nghiệp

Đa dạng sinh học là sự phong phú các sinh vật và các phức hợp sinh thái mà sinh vật đó là một thành phần, bao gồm sự đa dạng trong nội bộ các loài (đa dạng gen), đa dạng các loài, và các hệ sinh thái.

Đa dạng sinh học là nền tảng của nông nghiệp, là nguồn gốc và sự phong phú của mọi giống cây trồng và vật nuôi.

Đa dạng sinh học nông nghiệp (ĐDSHNN) là bộ phận của đa dạng sinh học, bao gồm tất cả các thành phần của đa dạng sinh học – ở cấp gen, cấp loài và cấp hệ sinh thái – liên quan đến thực phẩm và nông nghiệp và các hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm các loài cây trồng và vật nuôi, và nhiều giống thuộc các loài đó và còn bao gồm các thành phần khác hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp.

ĐDSHNN còn là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo.

2/ Vai trò, ý nghĩa của đa dạng sinh học trong nông nghiệp hữu cơ

  • Cung cấp cho con người những điều kiện cần thiết để sống,cung cấp cơ sở để sản xuất lương thực và hàng loạt những sản phẩm phi lương thực khác như: các nguyên vật liệu cho cuộc sống hàng ngày, thuốc chữa bệnh, tạo nguồn thu nhập,…
  • Làm cơ sở trợ giúp cho việc sản xuất lương thực thông qua các hiện tượng như sự thụ phấn, kiểm soát sinh học các loài dịch hại, bệnh và làm đất màu mỡ do chu trình các chất dinh dưỡng.
  • Tạo thu nhập cho người dân sống quanh hệ sinh thái (hệ sinh thái rừng ngập nước, hệ sinh thái nước lợ,..)
  • Cung cấp thực phẩm, lương thực thiết yếu cho con người.
  • Cung cấp nguyên vật liệu cho ngành xây dựng, xuất khẩu gỗ.
  • Cung cấp dược liệu chữa bệnh cho con người.
  • Các giá trị văn hóa, xã hội.
  • Giá trị thẩm mĩ.
  • Môi trường sống, sinh trưởng phát triển thuận lợi của các loài thiên địch.

cải thiện đa dạng sinh học

3/ Biện pháp cải thiện đa dạng sinh học trong nông nghiệp hữu cơ

  • Bảo vệ và kích thích sự phát triển của các loài thiên địch của sâu bệnh hại, duy trì cân bằng sinh thái. Áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM – Integrated Pest Management).
  • Chỉ dùng thuốc trừ sâu ít độc hại nhất đủ để kiểm soát dịch hại.
  • Thông thường (nhưng không phải luôn luôn) thì các loại thuốc trừ sâu thảo dược (hữu cơ) ít độc hại hơn các loại thuốc hoá học. Vẫn phải luôn nhớ rằng ngay cả thuốc trừ sâu thảo dược cũng nguy hiểm đối với môi trường. Nên tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu bệnh sinh học và kích thích tính kháng sâu bệnh của cây trồng.
  • Cố gắng sử dụng đến mức tối đa các loại phân hữu cơ.
  • Không phun thuốc trừ sâu vào các khu ruộng để hoang trừ khi thật cần.
  • Khi thu hoạch, chỉ lấy những phần quan trọng cần thiết của cây cối, để lại những phần không cần thiết. Không đốt chất phế thải của cây trồng.
  • Các lớp mùn che phủ bảo vệ đa dạng sinh học đất. Hãy dùng đến mức tối đa các lớp phủ.
  • Đảm bảo đất luôn được che phủ bởi cỏ xanh hay các lớp thân cây để bảo vệ đất khỏi mưa, nắng, và gió
  • Khi để hoang hay khi chỉ có trồng trọt thưa thớt trên cánh đồng, bố trí các đống rạ, thân cây trên cánh đồng để làm nơi trú ẩn cho các loài sinh vật có ích tránh khỏi thời tiết khắc nghiệt và các loài ăn thịt khác.
  • Để lại một vài cây gỗ to (và cả những cây nhỏ) trên đất nông nghiệp. Không chặt hết trừ khi có một nguy cơ cụ thể. Cố gắng để có nhiều loại cây gỗ khác nhau, không chỉ để một loài. Gìn giữ những cây thân gỗ có nhiều hoa vì chúng rất quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp.
  • Duy trì nhiều loại cây phong phú, đặc biệt là các giống cây có hoa và đa dạng về chủng loại trên các bờ ruộng, mương liếp để tăng sự đa dạng sinh học.
  • Rơm rạ và các phế phẩm nông nghiệp khác có thể vứt ở trên bờ để tạo sinh cảnh cho những loài côn trùng có ích, ví dụ như loài nhện.

Sfarm.vn

Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (13 bình chọn)