Biện pháp cải tạo độ phì cho đất

1685 lượt xem

Độ phì của đất hay còn gọi là khả năng sản xuất của đất là tổng hợp các điều kiện, yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Cải tạo độ phì nhiêu của đất là tăng khả năng cung cấp đủ nước, oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, đồng thời không chứa các chất có hại cho cây. Đây là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng.

2/ Các chỉ tiêu đánh giá độ phì của đất

  • Đất có độ xốp cao: > 50% thể tích là kẽ hở để có khả năng chứa đủ nước và không khí cho nhu cầu của cây và vi sinh vật phát triển
  • Giàu các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng, bao gồm các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng
  • Giàu chất hữu cơ (>5%) để cung cấp thức ăn cho cây và cho vi sinh vật đất. Tạo độ xốp và tăng tính đậm của đất.
  • Khả năng trao đổi ion cao để giữ gìn dinh dưỡng và tiết dần cho cây hấp thụ
  • Giàu vi sinh vật có ích, gồm vi sinh vật tạo dinh dưỡng và vi sinh vật đối kháng

3/ Nguyên nhân gây giảm độ phì của đất

3.1 Mất dinh dưỡng do thu hoạch cây trồng

Cây hút dinh dưỡng từ đất nhưng chỉ có các bộ phận không thu hoạch được để lại trên ruộng đồng và trả lại dinh dưỡng cho đất, như các lá cây bị rụng trước khi thu hoạch, hệ thống rễ trong đất (trừ các loại cây lấy củ). Đôi khi, các rác thải nông nghiệp còn lại được sử dụng làm thức ăn gia súc, chất đốt hoặc bị đốt bỏ tại đất canh tác.

6

3.2 Xói mòn đất canh tác

Tình trạng đất xói bị mòn, rửa trôi cũng mang theo một lượng dinh dưỡng đáng kể làm cho thiếu hụt dinh dưỡng và giảm độ phì trong đất, gây ảnh hưởng đến đến năng suất và phẩm chất nông sản.

3.3 Sự chuyển đổi các chất dinh dưỡng thành dạng khó tiêu

Khi bón quá nhiều các loại phân bón hóa học vào đất mà cây không thể hấp thụ hết, kết hợp với các thành phần và điều kiện trong đất dẫn đến việc chuyển đổi các chất thành dạng khó tiêu, thường xảy ra chủ yếu với nguyên tố P và các nguyên tố vi lượng.

3.4 Sự bay hơi

Sự bay hơi của đất, đặc biệt đối với chất đạm (N) có thể làm mất đến 50% lượng nước và các chất dinh dưỡng trong đất, làm đất giảm dinh dưỡng và độ ẩm, giảm độ phì của đất.

3.5 Thấm sâu xuống khỏi vùng rễ

Các chất trong đất đôi khi bị thấm sâu và vượt khỏi vùng rễ của cây trồng. Thường xảy ra đối với các nguyên tố K, Mg, Ca, B và N

4/ Biện pháp cải tạo độ phì cho đất

4.1 Làm ruộng bậc thang đối với các vùng đất dốc để hạn chế xói mòn

Đối với các vùng đất dốc, việc làm ruộng bậc thang giúp trồng cây một cách thuận lợi và đồng thời hạn chế sự xói mòn, trực di nguồn dinh dưỡng trong đất giúp bảo vệ độ phì của đất.

4.2. Trồng xen canh, luân canh để tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi

Trồng xen canh, luân canh cây trồng giúp đa dạng hóa hệ sinh thái cây trồng, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đặc biệt đây là biện pháp hạn chế được các loài cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng. Có thể trồng luân canh với các loài cây họ đậu nhằm tăng hoạt động của các loài vi sinh vật cố định đạm, tạo ra nguồn dinh dưỡng tự nhiên trong đất.

4.3 Cày nông bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên đối với các vùng đất phèn nhằm rửa phèn

Đối với các vùng đất bị nhiễm phèn, công tác rửa phèn là vô cùng quan trọng nhằm tạo môi trường đất thuận lợi cho cây trồng phát triển. Các loại cây trồng đa phần không thể sinh sống được trên đất phèn. Đây cũng là biện pháp để giảm phèn trong đất, giúp đất có tình trạng dinh dưỡng và độ phì nhiêu tốt nhất

4.4 Quản lý nguồn nước tưới

Đây là biện pháp kỹ thuật quan trọng hàng đầu trong việc làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Việc chủ động nước tưới tiêu bằng một hệ thống kênh mương hoàn chỉnh nhằm cải thiện độ phì đất bạc màu, tăng độ ẩm, làm cho đất tơi xốp hơn, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.

4.5 Bón vôi để giảm độ chua cho đất đối với các vùng đất có độ pH thấp

Cần phải bón vôi đối với các vùng đất bị chua, vì đối với cây trồng chỉ thích nghi được với một độ pH nào đó nhất định. Việc bón vôi giúp cải tạo đất, trung hòa đất về pH phù hợp, từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng phát triển.

cải tạo độ phì đất

4.6 Lưu ý khi làm đất

Đặc điểm của đất có độ phì thấp thường là khô, cứng do đó hạn chế xới xáo quá nhiều để tránh mất nước do bốc hơi, nhất là vào thời kỳ khô hạn. Chỉ nên kết hợp xới xáo khi làm cỏ, bón phân, tưới nước. Nếu trồng lúa trên đất bạc màu, thì không nên cày ải dễ làm đất mất thêm nước, hệ vi sinh vật còn sót lại trong đất sẽ bị chết, đất càng trở nên chai cứng hơn; trồng màu thì lên luống cao kết hợp tưới nước theo rãnh là biện pháp cải tạo đất bạc màu tối ưu nhất.

4.7 Bón phân hữu cơ

Bao gồm chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý và tăng cường bón lót bằng các nguồn phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân trùn quế… để cải tạo và tăng độ phì cho đất. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại chất thải nông nghiệp như rơm, rạ, mùn trấu, rác sinh hoạt, than bùn… để sản xuất phân hữu cơ vi sinh dùng làm chất cải tạo đất rất tốt.

Độ phì của đất có vai trò quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng, bằng việc cung cấp nước, oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Trong hiện trạng ngày nay, độ phì nhiêu của đất ngày càng bị cạn kiệt đi, chính vì vậy các biện pháp cải thiện độ phì nhiêu của đất là rất cần thiết. Dựa vào từng đặc điểm của từng loại đất khác nhau mà đưa ra các biện pháp cải tạo các nhau.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
3.2/5 - (11 bình chọn)