Nguyên nhân gây bệnh thối nhũn trên phong lan và cách phòng trị hiệu quả

1670 lượt xem

Việt Nam có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tồn tại trong không khí. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm cao làm cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng, cây phong lan tiếp xúc trực tiếp với nước mưa, khi đó vi khuẩn dễ dàng tấn công cây lan gây nên bệnh thối nhũn. Bạn hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu nguyên nhân cụ thể gây bệnh thối nhũn trên phong lan và cách phòng trị hiệu quả qua bài viết sau nhé nhé!

1/ Bệnh thối nhũn trên phong lan là bệnh gì? Tác nhân và nguyên nhân gây bệnh?

1.1 Tác nhân gây bệnh.

Tác nhân gây nên bệnh thối nhũn của cây phong lan là do vi khuẩn Erwinia Carotovora. Vi khuẩn tấn công cây bằng nhiều con đường, phổ biến nhất là thâm nhập từ vết chích của côn trùng hoặc thời tiết mưa gió lớn gây ra vết thương cơ giới.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thối nhũn trên cây phong lan là do không vệ sinh sạch sẽ những tàn dư cây bệnh còn lẫn trong giá thể trồng, không làm sạch dụng cụ canh tác, và bản thân trong cơ thể côn trùng chứa mầm bệnh của vi khuẩn Erwinia Carotovora. Vi khuẩn lây lan nhờ nước, các loại côn trùng thông qua vết thương ở rễ thân lá mà xâm nhập vào.

1.2 Dấu hiệu nhận biết bệnh thối nhũn trên phong lan.

Lúc mới nhiễm bệnh trên lá xuất hiện những vết nốt nhỏ như phỏng nước sôi. Khi thời tiết ẩm ướt, mưa kéo dài, vết bệnh lan rộng làm lá cây bị vàng, dần dần lan đến ngọn khiến cả cây bị thối nhũn và rễ bị thối đen. Lá dần mất diệp lục, chuyển thành màu nâu, nhũn mềm, chạm vào hơi nhớt và có mùi hôi khó chịu.

1.3 Điều kiện phát triển bệnh thối nhũn trên phong lan.

Vào mùa mưa nếu bạn không thăm vườn, kiểm tra thường xuyên thì sẽ không phát hiện kịp thời các dấu hiệu, không cách ly cây bệnh dẫn đến lây nhiễm cả vườn.

Ở nơi không thoát nước được thì bệnh thối nhũn phát triển mạnh hơn, nhiệt độ thích hợp là 28-33 độ C, độ pH = 7, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.

2/ Cách xử lý và trị bệnh thối nhũn trên cây phong lan.

Lúc mới nhiễm bệnh trên lá xuất hiện những vết nốt nhỏ. Khi thời tiết ẩm ướt, mưa kéo dài, vết bệnh lan rộng làm lá cây bị vàng, dần dần lan đến ngọn khiến cả cây bị thối nhũn và rễ bị thối đen. Lá dần mất diệp lục, chuyển thành màu nâu, nhũn mềm, chạm vào hơi nhớt và có mùi hôi khó chịu.

Vào mùa mưa nếu bạn không thăm vườn, kiểm tra thường xuyên thì sẽ không phát hiện kịp thời các dấu hiệu, không cách ly cây bệnh dẫn đến lây nhiễm cả vườn.

Nguyên nhân gây bệnh thối nhũn trên lan

Nguyên nhân gây bệnh thối nhũn trên phong lan

3/ Cách phòng bệnh thối nhũn trên cây phong lan.

3.1 Quan sát và kiểm tra lan hàng ngày.

Quan sát cây hàng ngày để phát hiện và điều trị vết bọ chích hút cắn, hạn chế các vết thương do mưa hoặc gió giật mạnh. Nếu trên chậu lan có rêu bám trên bề mặt giá thể, hãy xịt lớp màng rêu bằng vòi nước áp lực mạnh hoặc dùng bàn chải nhỏ chà nhẹ vào phần rễ để bề mặt được thông thoáng.

3.2 Tưới nước vừa đủ nhưng thường xuyên.

Tưới nước vừa đủ thấm rễ, vào giữa trưa, tránh tưới cây lan vì nhiệt độ cao, và nếu bạn tưới nhiều nước, nước nóng lên bởi ánh nắng mặt trời sẽ làm bỏng cây lan. Vi khuẩn sẽ có thể xâm nhập vào những cây bị hư hại như vậy. Nên tưới ít nước trong suốt mùa mưa, đặc biệt là vào buổi tối, nước mưa và sương đêm thông thường đã đủ cung cấp nước cho cây phong lan.

3.3 Dọn dẹp cắt tỉa và vệ sinh vườn lan.

Luôn luôn đảm bảo cành lan của bạn không bị lây bệnh từ vết han gỉ của kéo cắt cành. Tiến hành dùng dung dịch để khử trùng kéo cắt tỉa cành. Sau đó, lau khô kéo đã khử trùng bằng vải sạch. Khi cắt tỉa hoa lan, hãy đảm bảo sử dụng các công cụ đã được khử trùng.

Khuyến khích bạn nên vệ sinh vườn lan, cắt tỉa cành già, loại bỏ lá vàng, sâu bệnh trước khi mùa mưa đến. Dọn sạch vườn, giảm thiểu độ ẩm quá cao và chọn bầu trồng lan thoát nước tốt. Để rễ dễ dàng thoát nước và trao đổi khí, giá thể trồng lan phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và thoáng khí.

3.4 Tạo lớp màng bảo vệ cho các mầm tơ.

Phòng trừ bệnh ban đầu cho các mầm tơ phong lan là việc cần thiết nhất để tránh các khả năng mắc bệnh về sau. Bảo vệ các mầm tơ này bằng cách sử dụng những loại thuốc có tác dụng trừ nấm và vi khuẩn, hoạt chất phổ biến và hiệu quả nhất để trừ nấm bệnh là Mancozeb.

4/ Thuốc trừ bệnh, chống thối nhũn trên phong lan

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được bày bán để trị bệnh thối nhũn trên phong lan với rất nhiều tên gọi khác nhau. Vì vậy để phòng trừ bệnh một cách chính xác, bạn nên chú ý vào hoạt chất và phụ gia có trong thuốc thay vì chỉ nhìn vào tên thuốc. các hoạt chất thường dùng để điều trị bệnh thối nhũn trên phong lan là Mancozeb, Streptomycin 40% w/w, Metalaxyl 40 g/L + Mancozeb 640 g/L,…Ngoài ra nếu triệu chứng bệnh nhẹ, bạn có thể không cần dùng thuốc hóa học mà xử lý bằng cách cắt bỏ vết bệnh, sau đó bôi hỗn hợp vôi sệt lên miệng vết cắt, cách này an toàn mà vẫn hiệu quả trong trường hợp cây bị gây hại nhẹ.

Vậy là qua bài viết này Đặng Gia Trang đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về bệnh thối nhũn trên phong lan. Hi vọng với những thông tin trên, bạn đã biết cách chăm sóc và bảo vệ vườn lan của mình một cách hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 để được giải đáp bạn nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết