BÀN VỀ GIỐNG GIUN QUẾ (TRÙN QUẾ) TẠI VIỆT NAM

378 lượt xem

Hiện nay trong các tài liệu và thông tin phổ biến trên mạng, hầu hết mọi người đều cho rằng giun quế (hay còn gọi là trùn quế) là 1 loài sinh vật ngoại lai, đã được nhập nội và thuần hóa để nuôi tại Việt Nam. Thế nhưng theo chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, người đã gắn bó với nghề nuôi trùn quế từ buổi sơ khai của nó, loài trùn quế này hoàn toàn là giống nội địa, tức sinh sống và phát triển tại trong nước ta từ rất lâu rồi.

“Rất nhiều tài liệu cho rằng ta đã lấy giống giun quế từ Philippin, Nhật Bản, Canada,… Điều đó không đúng, giống giun quế có ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam cũng có giống giun quế.” – ông Hùng cho biết – ” Kỹ sư Đăng Đinh Minh (lúc đó là PGĐ Công ty Vệ sinh Hà Nội) đã huy động công nhân của mình đi đào bới để có được lượng giống ban đầu. Chúng tôi đã nhanh chóng nhân chúng ra. Vì vậy, giống giun quế mà hiện nay chúng tôi đưa cho cả nước nuôi chính là giống giun quế được chọn lọc ngay ở Việt Nam.” (Trích trong cuốn “Nghề nuôi giun đất” – Nguyễn Lân Hùng)

Điều này làm sáng tỏ một thực tế rằng tại Việt Nam hiện nay tại sao hầu như chỉ có giống giun này được sử dụng trong công nghệ nuôi và sản xuất phân trùn. Nguồn phân của loài giun này chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bón cho cây trồng có thể giúp cây phát triển tốt, hạn chế được các bệnh về rễ. Dịch chiết xuất từ giun quế cũng được dùng làm phân bón lá rất giàu các axit amin.

Trước đây, mô hình nuôi giun quế sau khi được nhiều người quan tâm đã gặp không ít những phản ứng trái chiều. “Phong trào nuôi giun” đã từng một thời làm mưa làm gió trên các tỉnh thành của Việt Nam. Nhà nhà hăm hở nuôi giun bởi ai cũng nghe nói là con giun này tốt lắm, giá cao lắm và có công ty đến tận nhà bao tiêu sản phẩm. Nhưng sau đó hàng loạt báo chí đã phản ánh tình trạng “đổ nợ vì nuôi giun quế” do nông dân nuôi hàng loạt, đến khi thu hoạch lại không bán được, những công ty trước đó đề nghị bao tiêu sau đó đồng loạt biến mất…

Con giun quế bị mang tiếng từ đó. Phong trào nuôi giun cũng chìm dần theo thời gian. Trụ lại với giun không còn được bao nhiêu người. Hiện giờ tại miền Nam chỉ có ở Củ Chi là còn tồn tại các trại nuôi giun quế quy mô lớn. Trại trùn quế SFARM là một trong số những trại trùn bám trụ lại đến bây giờ, và hiện tại, là một trong những trại trùn có quy mô lớn nhất miền Nam.

traitrunque1

Lý do gì mà người người đổ xô đi nuôi trùn rồi sau đó bỏ cuộc? Bởi con trùn tuy dễ nuôi và giá trị cao, nhưng cần người nuôi có cái tâm và cái tầm. Trùn dễ nuôi nhưng cũng cần nắm bắt rõ kỹ thuật nuôi, tập tính của trùn, thức ăn nào phù hợp… để trùn có thể sin sản và cho năng suất cao. Phân trùn có giá trị dinh dưỡng cao nhưng để có được nguồn phân này đủ để sản xuất cần một thời gian không hề ngắn (ít nhất từ 6-8 tháng). Để rút ngắn thời gian xuất phân trùn, một số người nuôi đã trộn 1 phần phân trùn với than bùn và chất tạp để tăng trọng lượng, giảm chất lượng, thị trường xuất hiện loại “phân trùn giả” làm mất niềm tin của người tiêu dùng. Bởi thế, nuôi trùn phải có cái tâm, cái tâm để đưa đến người dùng loại phân trùn đúng chất lượng. Nuôi trùn cũng cần “cái tầm”, một tầm nhìn xa bởi con trùn không những là “công cụ” để sản xuất, sinh lợi nhuận, mà còn là phương thức để đảm bảo cho một nền nông nghiệp bền vững. Trùn là sinh vật đem lại ích lợi to lớn về mặt sinh thái. Chúng giúp xử lý chất thải, giảm ô nhiễm môi trường và góp phần cải tạo đất. Phải nhìn thấu được lợi ích đó của trùn thì mới gắn bó lâu dài với nghề nuôi trùn được.

Trại trùn quế SFARM 2019

Bài viết được cập nhật 07/2019

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
3/5 - (4 bình chọn)