Áp dụng cây trồng dọc đường ranh giới trong quá trình canh tác hữu cơ

1605 lượt xem

Trong canh tác hữu cơ, việc bảo tồn nguồn đa dạng sinh học tại nơi canh tác luôn là ưu tiên hàng đầu và mang đến nhiều giá trị bền vững. Ngoài các biện pháp về canh tác, sử dụng thiên địch, thuốc trừ sâu sinh học,… thì việc trồng cây dọc ranh giới cũng vô cùng hữu ích cho việc tăng đa dạng sinh học. Vậy sử dụng đất ranh giới có những ưu nhược điểm gì? Tận dụng tối đa bằng biện pháp nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1/ Tận dụng đất ranh giới để làm gì?

Để tạo lập được vùng canh tác hữu cơ, bắt buộc vùng canh tác phải được bảo vệ bởi một khoảng đất cách ly với khu vực khác, đây được gọi là vùng đất ranh giới. Thông thường, người canh tác luôn nghĩ đây là phần đất phải bỏ đi, chỉ có tác dụng làm vùng đệm. Nhưng trên thực tế, khoảng đất nhỏ đó cũng có thể mang đến nhiều lợi ích khi được tận dụng trồng cây và cỏ.

2/ Ưu điểm

2.1 Kiểm tra sự xói mòn đất

Một trong những Nguyên nhân chính gây xói mòn đất là mưa to vào mùa mưa và đất trống. Đất mặt sẽ bị rửa trôi vì mưa to nếu không bảo vệ vùng đất ranh giới. Đôi khi mưa to không những cuốn trôi đất mặt mà còn dẫn đến sạt lở vùng ranh giới.

Có thể giải quyết tình trạng xói mòn bằng cách trồng cây và cỏ ở khu vực ranh giới. Rễ cây và cỏ giúp giữ đất chắc chắn nên vùng ranh giới không bao giờ bị sụt lở và còn kiểm tra được sự rửa trôi đất mặt. Vấn đề này sẽ được giải quyết trong vòng khoảng một năm sau khi trồng cây và cỏ.

vung-ranh-gioi

2.2 Chắn gió

Cây chắn gió dọc khu vực ranh giới rất tốt cho việc bảo vệ cây trồng khỏi gió lớn. Khi bắt đầu mùa mưa, nhiều gió lớn gây ảnh hưởng đến cây trồng, cách này sẽ giúp hạn chế được thiệt hại.

2.3 Sản xuất chất hữu cơ

Vùng ranh giới thường không được dùng để sản xuất. Nếu trồng cây và cỏ tại đây thì có thể tạo ra một nguồn chất hữu cơ để trả lại cho đất như phân hữu cơ. Những cây lâu năm hấp thụ ánh sáng mặt trời quanh năm và các chất dinh dưỡng nằm sâu dưới tầng đất mà các cây hàng năm không sử dụng được. Cây lâu năm cũng sản xuất ra nhiều chất hữu cơ (sinh khối).

2.4 Sản xuất cỏ khô

Lá cây họ đậu và các loại cỏ là nguồn cỏ khô rất tốt cho vật nuôi. Giúp người nuôi hạn chế một phần chi phí, chủ động được nguồn thức ăn cũng như đảm bảo độ an toàn cho sản phẩm từ động vật.

2.5 Sản xuất nhiên liệu

Việc thiếu hụt nguyên liệu ở khu vực nông thôn rất thường gặp phải. Người dân nông thôn sử dụng hầu hết các chất hữu cơ có sẵn (phân bò, phần cây thừa v.v…) làm chất đốt, đồng nghĩa với việc họ không sử dụng các chất này làm phân bón cho đất. Trong khi đó, cây trồng ở vùng ranh giới có thể cung cấp cành làm chất đốt để giải quyết vấn đề về nhiên liệu.

2.6 Tăng sự đa dạng

Bên cạnh những tác động trực tiếp, còn có một ảnh hưởng gián tiếp rất quan trọng là xây dựng sự cân bằng hệ sinh thái trên đất trang trại. Nhiều loại cây lâu năm và cỏ làm tăng tính đa dạng thực vật và tạo môi trường sống cho các loài động vật (chim, nhện, cóc v.v…), từ đó khống chế côn trùng. Chính tính đa dạng đã tạo nên sự cân bằng hệ sinh thái.

3/ Nhược điểm

3.1 Bóng râm

Bóng râm là một trong những nguyên nhân chính khiến nông dân không muốn làm công việc này. Tuy nhiên có thể khắc phục bằng cách trồng cây ưa tối và sử dụng cây có thể cắt tỉa vài lần một năm.

3.2 Quy trình dài hạn

Mặc dù nông dân nhận thức được tầm quan trọng của việc trồng cây và cỏ, họ vẫn không mấy quan tâm thực hiện bởi phải mất ít nhất một đến hai năm để thiết lập các điều kiện hiệu quả và thành tựu đem lại là gián tiếp nên rất khó để nông dân hiểu. Do đó, rất cần phải minh chứng điều này.

vung-ranh-gioi-2

4/ Áp dụng một số loại cây trồng đa mục đích

Các loại cây được trồng ở vùng ranh giới thường có ý nghĩa đa dạng, mang đến nhiều phương diện lợi ích như: cải tạo đất, tăng kinh tế, chống xói mòn đất….

Đồng thời, nên áp dụng đa dạng các loại cây để gia tăng tính đa dạng sinh học cho môi trường canh tác.

Trong đó:

  • Cây đa dạng mục đích: các loại họ đậu, chùm ngây, cốt khí, so đũa, keo Ấn Độ, móng bò, chuối,…
  • Cây lấy gỗ: khuynh diệp, xoan, muồng hoa vàng, phượng vĩ, đàn hương đỏ,…
  • Cây trồng ưa bóng: gừng, nghệ, khoai sọ, củ từ, dứa thơm, trầu không, tiêu,….
  • Cây ăn trái: đu đủ, dừa, cau, na, ổi,…

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết