Cải thiện hiệu quả độ phì nhiêu cho đất bằng cách trộn phân

1729 lượt xem

Trong canh tác hữu cơ, việc chủ động nguồn phân hữu cơ cung cấp cho đất và cây trồng là hết sức quan trọng. Ngoài việc lựa chọn nguồn phân từ ngoài vào, bạn cũng có thể tự chuẩn bị nguồn phân hữu cơ chất lượng cho phương án canh tác của mình. Trong đó, việc trộn phân các loại vật liệu sẽ là một gợi ý hữu hiệu cho bạn. Cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

1/ Phương pháp trộn phân

Trộn phân là cách làm phổ biến nhất để cải thiện độ phì nhiêu của đất. Việc xử lý bao gồm trộn các nguyên liệu hữu cơ khác nhau như: chất ẩm và khô, phân, cỏ, đất,… khi phân hủy và sau khi phân hủy hoàn toàn sẽ được dùng làm phân hữu cơ. Mục đích chính của trộn phân là biến đổi chất hữu cơ thô thành mùn – một chất rất quan trọng với đất và không gây hại cho cây

tron-phan-huu-co-2

2/ Ưu điểm

Tác dụng nhanh

So với lớp phủ và phân xanh, phân trộn bắt đầu có tác dụng rất nhanh trong khoảng 10 ngày. Trong quá trình xử lý, nguyên liệu hữu cơ trong phân ủ bị phân hủy từ 2-3 tháng và ở dạng (mùn và các chất dinh dưỡng) phù hợp với cây.

Phân sạch

Phân trộn tốt là loại phân sạch và làm cho đất cũng sạch. Một trong những lợi ích chính của phương pháp này là tránh trộn chất hữu cơ thô với đất vì chất hữu cơ được phân hủy hoàn toàn ngay từ đầu. Nguyên liệu thô dễ gây hại cho cây trồng và là nguyên nhân gây ra dịch bệnh

Dùng nguồn tài nguyên địa phương sẵn có

Có thể sử dụng bất cứ chất hữu cơ nào để trộn phân. Chất thải thậm chí cũng dùng được dù không có tác động trực tiếp tới đất. Phương pháp này cũng khuyến khích việc sử dụng các tài nguyên địa phương sẵn có.

3/ Nhược điểm

Cần nhiều chất hữu cơ

Hàng năm cần khoảng 8 tấn hoặc 8000 kg chất hữu cơ cần thiết cho khoảng 4000 m2. Nếu một người nông dân cần cung cấp lượng chất hữu cơ chỉ qua phân trộn thì cần rất nhiều chất hữu cơ.

Điều này đôi khi sẽ gặp khó khăn vì chất hữu cơ (như phân bò, cây cỏ bỏ đi) cũng cần để làm nguyên liệu và các mục đích khác. Để giải quyết vấn đề này cần tìm các nguồn nguyên liệu thay thế (như cây trồng nhiều mục đích) và áp dụng các phương pháp tạo độ phì nhiêu khác (phân xanh, lớp phủ) cùng với phân trộn.

Mất chất dinh dưỡng

Trong quá trình xử lý, chất dinh dưỡng có thể mất đi do tác động của nhiệt mặt trời, mưa và gió. Để kiểm tra sự mất mát này cần chú ý các yếu tố:

  • Chọn địa điểm (dưới tán cây, làm mái)
  • Xử lý hợp lý
  • Đảo phân phù hợp và hoàn thành trong vòng 3 tháng

Tốn nhiều công lao động

Quá trình xử lý phân trộn khá vất vả từ khâu thu nguyên liệu, trộn phân, đảo hố phân và đem phân ra đồng. Vì thế nên dùng phần lớn chất hữu cơ làm lớp phủ và nguyên liệu không thích hợp làm phân trộn.

4/ Quy trình trộn

Để phân trộn có hiệu quả tốt nhất, cần lưu ý và tuân thủ:

Trộn chất khô và chất tươi với đất

Cần trộn chất khô và chất tươi với đất để cung cấp vi sinh vật hỗ trợ phân hủy tốt. Vi khuẩn ưa khí chủ yếu thực hiện phân hủy nếu có đủ nước và không khí. Tỷ lệ nguyên liệu thích hợp là 6 (chất khô) : 3 (chất tươi) : 1 (đất). Nguyên liệu khô chứa ít nước và thường có tỷ lệ C/N cao nên phân hủy chậm.

Ví dụ như: rơm rạ, phần bỏ đi của cây, bèo Nhật khô, mùn cưa và lá cây.

Trong khi đó, nguyên liệu tươi chứa ít nước và thường có tỷ lệ C/N thấp nên phân hủy nhanh. Chẳng hạn như phân bò, phân động vật khác, chất thải nhà bếp, cây họ đậu và lá cây họ đậu.

phan-tron-huu-co

Cân đối nguyên liệu phân trộn

Tất cả các chất hữu cơ đều có một tỷ lệ C/N nhất định.

Ví dụ, của rơm là 60 và phân bò là 25.

Nguyên liệu có tỷ lệ C/N cao phân hủy chậm hơn nguyên liệu có tỷ lệ thấp. Quan trọng là trộn hai loại này lại với nhau. Các vi sinh vật hoạt động hiệu quả nhất khi tỷ lệ tổng các chất hữu cơ vào khoảng 40 (chẳng hạn như trộn tỷ lệ bằng nhau giữa rơm rạ và phân bò).

Cứ ba tuần đảo hố phân một lần

Cứ ba tuần cần đảo hố phân một lần để cung cấp không khí cho các vi sinh vật. Cách làm này cũng giúp theo dõi phân trộn (độ ẩm, tiến trình phân hủy,…) và áp dụng các biện pháp điều khiển cần thiết để phân đạt hiệu quả cao nhất. Phân trộn tốt có mùi dễ chịu, màu nâu đen và không có dấu hiệu của nguyên liệu ban đầu.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết