Cây trồng đuổi côn trùng trong canh tác hữu cơ

1779 lượt xem

Để phát triển canh tác hữu cơ hiệu quả và hạn chế thấp nhất sự gây hại của các loại sâu bệnh, người canh tác cần kết hợp nhiều biện pháp phòng trị sinh học. Trong đó, việc áp dụng các cây trồng xua đuổi và rào chắn tự nhiên bằng cây trồng để hạn chế côn trùng gây hại là biện pháp dễ dàng thực hiện nhưng mang tới nhiều hiệu quả tích cực. Vậy hôm nay, hãy cùng SFARM tìm hiểu thêm về biện pháp này trong bài viết nhé!

1/ Thế nào là cây trồng đuổi côn trùng

Một số loại cây trồng và trong các trường hợp khác nhau có thể đóng vai trò làm rào chắn tự nhiên đối với sự di chuyển của các loài gây hại.

Ví dụ: Bờ đậu ngăn cản rệp vào vườn, một vài hàng ngô có thể bảo vệ vụ đậu không bị rệp, một hàng cây đậu Hà lan hoặc đậu leo có thể được sử dụng để bảo vệ cà chua, khoai tây và bắp cải không bị nhện đỏ tấn công.

cay-trong-xua-duoi-2

2/ Thế nào là rào chắn cây trồng

Một phương pháp khác là bẫy côn trùng bằng những cây dẫn dụ. Cây dẫn dụ có thể là cỏ mọc trong ruộng hay có thể là các loại cây mẫn cảm được trồng thành những hàng xung quanh ruộng. Côn trùng thích những cây dẫn dụ này sẽ tấn công phá hoại chúng và không động chạm đến cây trồng chính trong ruộng. Những cây bị côn trùng phá hoại sau đó có thể bị nhổ bỏ và làm phân ủ hoặc cho gia súc ăn.

Ví dụ, rệp bị hấp dẫn bởi cỏ sữa và cây lương thực sẽ được bảo vệ không bị chúng tấn công nếu để một ít cỏ này mọc ở trong ruộng.

Cây đậu được trồng theo hàng để dẫn dụ xung quanh ruộng trồng bắp cải hoặc bông để bảo vệ những loại cây này không bị nhện đỏ tấn công. Sau đó những cây đậu bị sâu bệnh hại này làm thức ăn cho gia súc ăn hoặc làm phân ủ. Loại cây này làm mồi lý tưởng vì chúng có ba chức năng: kiểm soát sâu bọ (làm mồi), cải tạo đất (cây họ đậu) và thức ăn cho gia súc hoặc nguyên liệu để làm lớp phủ hay phân ủ.

Hàng chắn và cây dẫn dụ cũng sẽ tạo ra môi trường sống thích hợp khuyến khích các động vật ăn mồi tới cư trú ở trên ruộng và ăn sâu hại.

2/ Đặc điểm

  • Trồng xen giữa luống rau, giữa hàng cây ăn trái, trồng xung quanh khu canh tác những cây có sinh khối lớn, phát triển nhanh để dẫn dụ, ngăn cản sự di chuyển của một số loại côn trùng.
  • Cây thân gỗ trồng xung quanh vườn, chiều cao trung bình 2m, có tán rộng, xum xuê để chắn thuốc BVTV, côn trùng di cư sang, tận dụng để tăng thêm thu nhập như chuối, ổi, mít,…
  • Đối với vùng đất ẩm thường xuất hiện tuyến trùng có thể trồng cúc vạn thọ làm rào chắn vì rễ, thân và lá có chất xua đuổi côn trùng.
  • Ngoài ra đối với cây có hoa màu sắc sặc sỡ, mùi hấp dẫn, nhiều mật thường sẽ thu hút được ong, bướm như bạc hà chanh, oải hương,… nhằm tăng khả năng đậu trái.

3/ Ưu điểm

  • Góp phần tạo nên cân bằng sinh thái khu canh tác.
  • Tạo nơi trú ngụ cho các loại thiên địch có lợi cho cây trồng
  • Ngăn cản quá trình di trú của các loại dịch hại từ nơi khác đến
  • Dẫn dụ, hạn chế tác động, dễ dàng hơn trong phòng trừ các loại côn trùng gây hại.
  • Tăng thêm thu nhập nhờ vào nguồn thu từ cây trồng phụ
  • Tiết kiệm được chi phí sử dụng các loại thuốc BVTV
  • Đơn giản, dễ áp dụng
  • Cung cấp thêm nguồn thức ăn cho gia súc
  • Góp phần chuyển đổi từ tập quán sử dụng thuốc hóa học sang phòng trừ theo biện pháp sinh học

cay-trong-xua-duoi

4/ Nhược điểm

  • Đối với trồng cây khu vực xung quanh vườn có thể cản ánh sáng chiếu vào khu vực canh tác nếu cây quá cao.
  • Cần tốn công chăm sóc cây trồng phụ và có thể cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng chính nếu không cắt tỉa kịp thời.

5/ Lưu ý

  • Đối với loại cây có thể khai thác phục vụ chăn nuôi như cỏ lạc, cỏ vôi nên trồng cây 2 lớp với độ tuổi khác nhau, cây lớn cắt thì cây nhỏ vừa mọc lên.
  • Nên chọn cây phù hợp với mục đích canh tác (cây trồng chính ưa bóng hay ưa sáng), diện tích, loại đất, khí hậu.

Trong canh tác hữu cơ, việc tạo được một hệ sinh thái cân bằng giữa sâu bệnh và các loại thiên địch là hết sức quan trọng, điều đó giúp ta kiểm soát các loại dịch bệnh một cách tốt nhất. Việc sử dụng cây xua đuổi côn trùng và hàng rào chắn cây trồng sẽ là biện pháp hữu hiệu, dễ làm và mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết