Ô nhiễm môi trường nước từ việc sản xuất nông nghiệp thiếu kiểm soát

2551 lượt xem

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển vượt bậc từ trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm,…làm môi trường nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các sản phẩm hóa học trong nông nghiệp.

Vậy hiện nay mức độ ô nhiễm nguồn nước do sản xuất nông nghiệp gây ra ở mức độ như thế nào? Nguyên nhân từ đâu và giải pháp ra sao? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

môi trường nước

1/ Hiện trạng

Theo một công bố mới được công bố vào tháng 8 năm 2017 của FAO, hiện nay ô nhiễm nguồn nước là mối quan tâm toàn cầu, mức độ ô nhiễm ngày càng tăng theo đà phát triển kinh tế và đe dọa tới sức khoẻ của hàng tỷ người.

Các chất Nito xuất phát từ sản xuất nông nghiệp hiện nay là chất gây ô nhiễm hóa học phổ biến nhất trong các tầng nước ngầm. Các hệ sinh thái thủy sản bị ảnh hưởng đáng kể bởi ô nhiễm nông nghiệp.

Canh tác nông nghiệp tại một số địa phương còn lạc hậu, việc sử dụng phân động vật tươi hoặc ủ chưa đảm bảo còn phổ biến, gây nhiễm bẩn nguồn nước bởi những thành phần hóa học trong chất thải động vật.

Những loại chất thải nông nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều tại các vùng nông thôn trong khi khả năng đầu tư cho xử lý, giảm thiểu ô nhiễm rất hạn chế. Những loại rác thải nông nghiệp này không được phân loại mà vứt bừa bãi ra môi trường.

Lượng rác thải tồn đọng tại kênh, mương khá lớn và phổ biến, dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân cũng như gia tăng gánh nặng bệnh tật.

Những loại chất thải còn bám lại trên bỏ bao bì, các chai lọ hoặc các gói hóa chất là chất thải rắn rất độc hại. Thế nhưng, đa số người dân đều chưa có ý thức thu gom để xử lý rác thải nông nghiệp một cách tập trung.

Thậm chí có những nơi rác thải nông nghiệp tràn ngập tại các kênh mương hoặc tại các nơi đất trống, điều này không những ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đến môi trường sống của người dân.

Đặc biệt, hiệu suất sử dụng phân bón ở nước ta chỉ rơi vào khoảng 40-45%, phần còn lại ngoài bốc hơi, sẽ bị rửa trôi vào nguồn nước mặt, và một phần ngấm sâu xuống tầng nước ngầm, gây ra tình trạng ô nhiễm trầm trọng

2/ Nguyên nhân

  • Việc sử dụng quá nhiều phân bón và hóa chất BVTV không đúng quy trình gây ô nhiễm môi trường nước. Phân bón và hóa chất BVTV tồn dư trong đất bị rửa trôi theo các dòng chảy mặt và đổ vào các con sông.
  • Theo số lượng thống kê, riêng năm 2010, khoảng 60 – 65% lượng phân đạm (tương đương 1,77 triệu tấn), 55-60% lượng lân (2,07 triệu tấn) và 55 – 60% kali (344 nghìn tấn) tồn dư trong đất.
  • Nước thải chăn nuôi cũng là vấn đề đáng lo ngại đối với môi trường nước. Hàng năm, ngành chăn nuôi thải ra khoảng 73 triệu tấn chất thải, trong đó chỉ có 30 – 60% chất thải được xử lý, lượng còn lại xả thẳng ra môi trường.
  • Chất thải trong nuôi trồng thủy sản là bùn thải chứa phân của các loài thủy sản, nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của vật tư sử dụng như hóa chất, vôi, khoáng chất, lưu huỳnh lắng đọng dẫn đến ô nhiễm môi trường nước.

3/ Tác động

  • Ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của con người
  • Nước sinh hoạt và sản xuất bị ô nhiễm gây nên nhiều các hệ lụy như: ngộ độc thực phẩm, lây lan mầm bệnh, các chất độc hại tích tụ qua việc sử dụng nước
  • Nguồn nước sử dụng trong nông nghiệp bị ô nhiễm dẫn đến việc tồn dư các chất độc hại trong nông sản
  • Nguồn nước chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản bị đe dọa
  • Ảnh hưởng trực tiếp đến sự đa dạng nguồn vi sinh vật trong đất và nước

môi trường nước

4/ Biện pháp khắc phục

  • Giải pháp xử lý nước thải bằng biogas cần được khuyến cáo rộng rãi. Chú trọng công tác quy hoạch sản xuất nuôi trồng; đầu tư công tác nghiên cứu khoa học về các công nghệ chăn nuôi, nuôi trồng và sản xuất sạch.
  • Lôi cuốn cộng đồng ngư dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  • Giám sát chặt chẽ sử dụng, mua bán, kinh doanh các hoá chất dùng trong nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
  • Tổ chức thu gom, xử lý tập trung chất thải rắn, chất thải nguy hại để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường nói chung và nguồn nước xung quanh.
  • Thành lập các vùng bảo vệ nguồn nước mặt ngay trong các trang trại hay vùng đệm xung quanh trang trại, đây là một trong những biện pháp có hiệu quả trong việc giảm thiểu di chuyển, lan tỏa ô nhiễm trong nguồn nước.
  • Cần có những biện pháp trong kế hoạch tưới tiêu giảm lượng nước tưới, giảm lượng di chuyển ô nhiễm phân bón và thuốc trừ sâu đến các nguồn nước tự nhiên.

Việt Nam đang đứng trước hiện trạng nguồn gây ô nhiễm nước lớn nhất hiện nay là nông nghiệp. Đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái, đặt ra nhiều áp lực và thách thức về việc bảo vệ môi trường sống. Cần có những biện pháp cụ thể và đồng bộ nhằm bảo vệ môi trường nước trước những tác động xấu trong nông nghiệp nhằm bảo vệ sức khỏe của chính mình và mọi người xung quanh.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (10 bình chọn)