Xu hướng phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ trên thế giới

1714 lượt xem

Trong những thập kỷ gần đây, nhìn nhận rõ những tác động tiêu cực từ nền nông nghiệp sử dụng quá nhiều chất hóa học, nông nghiệp hữu cơ được xem như giải pháp thiết thực và bền vững cho tương lai. Nông nghiệp hữu cơ trên thế giới dần trở thành xu hướng.

Nền nông nghiệp hữu cơ trên thế giới đang có xu hướng phát triển khá nhanh. Trước tốc độ như hiện nay, nền nông nghiệp hữu cơ sẽ góp phần vào bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và quan trọng nhất là bảo vệ sức khỏe con người, tạo nên những thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, mang lại giá trị hữu ích cho xã hội.

Trồng rau sạch tại nhà

Trồng rau sạch tại nhà

1/ Quá trình phát triển của nông nghiệp hữu cơ

Từ 1970 – 1980, do tác động tiêu cực của cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã ảnh hưởng tới sức khỏe của người sản xuất, môi trường sinh thái ngày càng trở nên trầm trọng và rõ ràng, nên nhận thức của cả nông dân và người tiêu dùng về vấn đề “hữu cơ” cũng dần được tăng lên.

Những năm 1990, canh tác hữu cơ trên thế giới tăng lên khá mạnh, do vậy số vụ bê bối về thực phẩm và thảm họa môi trường đã giảm xuống. Điều đó đã làm tăng nhận thức cho người tiêu dùng và cả người canh tác.

Trong thời gian này cũng xuất hiện hàng loạt các cải tiến mới về kỹ thuật trong canh tác hữu cơ, đặc biệt là quản lý dịch sâu, bệnh hại theo hướng sinh học và phân bố hệ thống canh tác có hiệu quả hơn đã được phát triển rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.

2/ Xu hướng phát triển diện tích đất sản xuất

Năm 2016, diện tích đất NNHC trên toàn thế giới đạt 57,8 triệu hecta, tăng gần 7 triệu hecta so với năm 2015. Khu vực có diện tích đất NNHC nhiều nhất là Châu Đại Dương, tiếp theo là châu Âu, châu Mỹ Latinh, Châu Á, Bắc Mỹ và cuối cùng là Châu Phi.

Châu Âu, là khu vực có diện tích đất nông nghiệp hữu cơ tăng liên tục qua nhiều năm, chiếm gần 1/4 diện tích đất nông nghiệp hữu cơ của toàn thế giới. Đặc biệt, Australia là quốc gia có sự gia tăng mạnh mẽ diện tích đất nông nghiệp hữu cơ vào năm 2016 với việc tăng thêm 5 triệu hecta và trở thành nước có diện tích đất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất.

Ngoài đất NNHC, còn có các khu vực hữu cơ khác như khu vực sản phẩm hữu cơ thu hái tự nhiên, chiếm hơn 39,7 triệu hecta.

Hiện Việt Nam đứng thứ 56 trong các nước sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và đứng thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á. Tính từ năm 2007 đến 2017 diện tích đất canh tác tăng khá nhanh, từ 12.120 ha lên 76.666 ha. Tính đến nay trên cả nước đã có 33/63 tỉnh, thành phố đang áp dụng mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ.

3/ Xu hướng gia tăng các đơn vị sản xuất, đầu tư

Hiện có trên 2,7 triệu nhà sản xuất hữu cơ trên toàn thế giới, trong đó châu Á có nhiều nhà sản xuất nhất (chiếm 40%), tiếp theo là châu Phi (27%), Mỹ Latinh (17%), châu Âu (14%), thấp nhất là Bắc Mỹ và châu Đại Dương (cùng chiếm 1%).

Có thể thấy, số lượng nhà sản xuất tăng lên hơn 300.000 (hơn 13%) so với năm 2015. Năm 2016, Ấn Độ, Uganda, Ý, Mexico và Việt Nam gia tăng đáng kể. Đây là 5 quốc gia đại diện cho phần lớn tổng số tăng toàn cầu.

Ngoài ra, đây chỉ mới là các số liệu thống kê trên các đơn vị sản xuất lớn, chưa tính đến các trang trại hữu cơ tự phát và có quy mô nhỏ. Điều này cho thấy, sự quan tâm đầu tư và tham gia ngày càng nhiều của các nhà sản xuất.

Hệ thống tưới hỗ trợ nền nông nghiệp hữu cơ

Hệ thống tưới hỗ trợ nền nông nghiệp hữu cơ

4/ Xu hướng tiêu dùng mới

Ngày nay, việc thực phẩm có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe ngày càng được quan tâm, đặc biệt là tại các quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ,… Việc thực phẩm có tồn dư các hóa chất độc hại ngày càng bị tẩy chay hoặc cấm nhập khẩu vào các nước đã tạo ra xu hướng tiêu dùng mới với các sản phẩm hữu cơ..

Bằng chứng từ việc ngày càng có nhiều nhà sản xuất, nhà phân phối thực phẩm hữu cơ ra đời để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trên thực tế, lượng thực phẩm hữu cơ được đáp ứng vẫn chưa đủ cho nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới.

5/ Xu hướng tăng cường hỗ trợ cho người canh tác hữu cơ

Mặc dù phát triển nông nghiệp hữu cơ mang lại nhiều lợi ích nhưng để bắt đầu chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang là một điều không hề dễ. Các vướng mắc thường thường gặp như về kỹ thuật, vốn, thiếu chính sách quy hoạch, khó khăn trong việc cấp chứng nhận,…

Tuy nhiên, đứng trước xu hướng phát triển hữu cơ của toàn cầu, các quốc gia và khu vực đã đẩy mạnh nhiều chương trình hỗ trợ cho người làm nông nghiệp hữu cơ như:

  • Tăng cường các nghiên cứu về phòng trừ dịch hại, cải tạo đất, môi trường theo hướng hữu cơ, hỗ trợ kỹ thuật trả lại cân bằng tự nhiên cho các đơn vị mới bắt đầu chuyển đổi
  • Các chính sách hỗ trợ vốn vay và chính sách liên kết các vùng canh tác. Tăng kêu gọi đầu tư và mở rộng đầu ra cho sản phẩm hữu cơ
  • Ngày càng có nhiều đơn vị trung gian trong việc cấp chứng nhận hữu cơ ra đời với quy trình linh hoạt hơn, giúp người canh tác tiếp cận nhanh chóng hơn.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết