Cây ngọc ngân: Cách trồng và chăm sóc hiệu quả tại nhà

1379 lượt xem

Cây ngọc ngân có ý nghĩa, lợi ích như thế nào mà được mọi người yêu thích và lựa chọn để trang trí vườn hay nội thất? SFARM sẽ giải đáp thắc mắc trên cùng với cách trồng và chăm sóc cây ngọc ngân bằng phân hữu cơ. Xem ngay bài viết nhé!

Cây ngọc ngân là gì? 

Đặc điểm cây ngọc ngân

Cây ngọc ngân là loài cây thân thảo thuộc chi Aglaonema (Thường xanh), họ Araceae (Ráy). Loài cây này có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc và xuất hiện ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Chi Aglaonema bao gồm khoảng 22 loài khác nhau, và cây ngọc ngân là một trong số đó. Đây là loại cây thân bẹ, với chiều cao trung bình từ 20-60cm. Mỗi gốc cây thường có từ 5-6 nhánh mọc xung quanh.

Lá cây ngọc ngân có hình bầu dục với cuống lá dài ôm lấy thân cây. Đặc trưng nổi bật của loài cây này là lá có viền xanh đậm, bên trong xen kẽ những đốm trắng lớn, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và thu hút.

 

Trực quan cây ngọc ngân
Trực quan cây ngọc ngân

Ý nghĩa cây ngọc ngân

Sự may mắn và thịnh vượng

Tên gọi “ngọc ngân” bắt nguồn từ màu sắc đặc trưng của cây: màu trắng biểu trưng cho “ngân lượng”, màu xanh biểu trưng cho “ngọc quý”. Theo quan niệm xưa, ngọc được xem là vật thu hút sinh khí và vận khí, mang lại may mắn cho người sở hữu. Chính vì vậy, cây ngọc ngân được coi là biểu tượng của sự giàu sang, phú quý. Người trồng cây này sẽ thu hút tài lộc, kinh doanh phát đạt, của cải dồi dào.

Xua đuổi tà khí

Trong phong thủy, cây ngọc ngân còn được xem là một lá chắn giúp xua tan những điều xui rủi, bảo vệ gia chủ khỏi tà khí. Vẻ ngoài thanh tao và quý phái của cây tạo cảm giác như một tấm bình phong mạnh mẽ, mang lại sự an lành và bảo vệ cho không gian sống.

Tượng trưng cho ý chí và nỗ lực

Dù thân cây ngọc ngân nhỏ bé nhưng lá cây to khỏe, vươn cao, biểu trưng cho sức sống mãnh liệt và ý chí kiên cường. Loài cây này là hình ảnh của sự vươn lên, quyết tâm đạt được thành công và thay đổi vận mệnh, truyền cảm hứng cho những ai luôn nỗ lực trong cuộc sống.

Mang đến cảm giác bình yên

Đặt một chậu ngọc ngân trong nhà hay trên bàn làm việc giúp không gian thêm phần nhẹ nhàng, thư thái. Cây mang lại cảm giác bình yên, giúp gia chủ giảm căng thẳng, xóa tan những lo âu, tạo môi trường sống trong lành và mát mẻ.

Tình yêu chung thủy

Cây ngọc ngân còn là biểu tượng của một tình yêu đẹp, thuần khiết và bền vững. Các cặp đôi thường tặng nhau cây ngọc ngân như một lời chúc về tình yêu thủy chung, son sắt, mong muốn có một cái kết viên mãn và hạnh phúc. 

Cây ngọc ngân mang nhiều ý nghĩa tốt về mặt phong thủy  
Cây ngọc ngân mang nhiều ý nghĩa tốt về mặt phong thủy

Công dụng của cây ngọc ngân

Trang trí

Cây ngọc ngân không chỉ mang ý nghĩa phong thủy mà còn sở hữu giá trị thẩm mỹ cao. Với sắc lá xanh pha trắng độc đáo, cây thường được dùng để trang trí nhà cửa, sân vườn, hoặc các công trình công cộng, tạo nên không gian thoáng mát và dễ chịu.

Lọc không khí

Cây ngọc ngân có khả năng lọc sạch không khí, loại bỏ bụi bặm và các chất độc hại, giúp không gian sống trở nên trong lành. Đồng thời, cây còn tỏa ra năng lượng tích cực, giúp giảm căng thẳng và mang lại cảm giác thư thái, thoải mái.

Quà tặng

Cây ngọc ngân là món quà đặc biệt phù hợp cho nhiều dịp như lễ Tết, sinh nhật, khai trương, thôi nôi, hoặc kỷ niệm. Với ý nghĩa mang lại may mắn, tài lộc và thành công, cây ngọc ngân không chỉ là biểu tượng của lời chúc tốt đẹp mà còn là vật phẩm phong thủy mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người nhận.

Cách trồng cây ngọc ngân tại nhà

Cách trồng cây ngọc ngân thủy sinh

Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu

  • Chậu trồng: Chọn chậu thủy tinh để dễ quan sát sự phát triển của bộ rễ.
  • Cây giống: Nên chọn cây con khỏe mạnh, không sâu bệnh, phần rễ còn giữ đất để đảm bảo khả năng sinh trưởng tốt.

Các bước thực hiện

Tách cây con: Sử dụng dao hoặc kéo nhọn để tách cây con ra khỏi bụi lớn. Thao tác nhẹ nhàng để tránh làm hỏng rễ. Sau khi tách, bảo quản cây con ở nơi thoáng mát.

Vệ sinh bộ rễ: Loại bỏ phần đất bám ở rễ bằng cách rửa dưới vòi nước. Sau đó, rửa sạch cho đến khi rễ có màu trắng, giúp cây dễ hấp thụ chất dinh dưỡng trong môi trường thủy sinh.

Trồng cây: Đặt cây con đã rửa sạch vào chậu thủy tinh, đổ nước ngập phần rễ. Lưu ý, khi trông bạn tránh để nước chạm vào phần thân cây để giảm nguy cơ cây bị thối.

Trang trí chậu cây: Thêm vài viên đá ngũ sắc hoặc sỏi nhỏ vào chậu để tăng tính thẩm mỹ và đảm bảo các vật trang trí không cản trở sự phát triển của rễ cây.

Lưu ý

  • Đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng dịu nhẹ, tránh ánh nắng trực tiếp để cây phát triển khỏe mạnh.
  • Thay nước định kỳ 1–2 lần mỗi tuần để đảm bảo môi trường trong lành và ngăn ngừa vi khuẩn. 
Cây ngọc ngân được các nông phố ưa thích làm cây trồng trong nhà 
Cây ngọc ngân được các nông phố ưa thích làm cây trồng trong nhà

Cách trồng cây ngọc ngân trong đất

Ngoài việc trồng thủy sinh, cây ngọc ngân cũng phát triển rất tốt khi trồng trực tiếp trong đất. Cách trồng cây ngọc ngân trong đất khá đơn giản, chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và thực hiện đúng quy trình như sau:

Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu

Chậu trồng: Chọn chậu bằng nhựa, sứ hoặc đất nung tùy ý, chú ý chọn kích thước chậu phù hợp với kích cỡ cây.

Đất trồng: Sử dụng đất tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt, bạn có thể trộn thêm đất mùn, trấu hun hoặc mụn dừa để tăng cường dinh dưỡng cho đất.

Cây giống: Lựa chọn cây con khỏe mạnh, không sâu bệnh để đảm bảo khả năng sinh trưởng tốt.

Các bước thực hiện

Chuẩn bị đất trồng: Đảm bảo đất có độ tơi xốp và độ thoáng khí tốt, bổ sung thêm các chất hữu cơ nếu cần.

Lót đất vào chậu: Đổ một lớp đất dày khoảng 2–3 cm vào đáy chậu để tạo nền cho cây.

Đặt cây giống: Đào một hố nhỏ ở giữa lớp đất vừa lót và đặt cây ngọc ngân vào chậu, điều chỉnh sao cho phần ngọn cây cao hơn mặt đất.

Tưới nước: Lấp đất xung quanh gốc cây, đảm bảo đất phủ kín toàn bộ rễ cây, nén nhẹ đất để cố định cây và tưới nước đủ ẩm cho cây sau khi trồng.

Lưu ý

  • Đặt cây ở nơi có ánh sáng nhẹ, tránh ánh nắng gắt trực tiếp.
  • Tưới nước đều đặn, nhưng không để đất bị ngập úng.
  • Kiểm tra cây thường xuyên để kịp thời xử lý sâu bệnh nếu có.

Cách chăm sóc cây ngọc ngân đúng kỹ thuật

Ánh sáng

Cây ngọc ngân cần ánh sáng nhẹ, bóng râm hoặc ánh sáng gián tiếp. Không nên đặt cây nơi có ánh sáng hoặc nắng gắt chiếu trực tiếp vào lá. Một lần mỗi tuần, bạn có thể cho cây ra ngoài để hấp thụ ánh nắng tự nhiên vào khung giờ từ 7-9 giờ sáng. Sau đó, đưa cây vào vị trí cũ để tránh ánh sáng quá mạnh.

Tưới nước

Cây ngọc ngân cần môi trường ẩm ướt nhưng không bị ngập úng. Bạn có thể sử dụng bình xịt phun sương để giữ độ ẩm cho cây từ 1-2 lần mỗi ngày. Nếu cây được đặt trong phòng máy lạnh, không nên phun trực tiếp lên lá, chỉ nên xịt sát gốc và đất trồng. Vào mùa đông, cần giảm lượng nước tưới nhưng không để cây bị khô hoàn toàn.

Nhiệt độ

Cây ngọc ngân phát triển tốt trong môi trường có nhiệt độ từ 19-25 độ C. Cây không thích hợp sống ở nơi có nhiệt độ thấp hơn 18 độ C. Hạn chế đặt cây gần cửa sổ hoặc lỗ thông hơi, nơi có gió lạnh hoặc khí nóng.

Dinh dưỡng

Cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân vô cơ trong giai đoạn mới trồng và khi cây bắt đầu tách nhánh. Bạn có thể bón phân thúc cho cây từ 2-3 tuần/lần, nhưng tránh bón quá gần gốc cây, giữ khoảng cách ít nhất 10 cm.

Phòng ngừa sâu bệnh

Nếu cây bị vàng lá, có thể là dấu hiệu của việc thiếu dinh dưỡng. Hãy tăng cường bón phân cho cây và thay đất nếu cần thiết. Ngoài ra, cây ngọc ngân dễ bị tấn công bởi ve, nhện, rệp, nấm hoặc badnavirus. Hãy kiểm tra cây thường xuyên và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chuyên dụng cho cây cảnh khi phát hiện sâu bệnh. 

Cây ngọc ngân tươi tốt khi được chăm sóc đúng kỹ thuật 
Cây ngọc ngân tươi tốt khi được chăm sóc đúng kỹ thuật

Các câu hỏi thường gặp về cây ngọc ngân?

Cây ngọc ngân hợp mệnh gì? 

Mệnh Kim

Cây ngọc ngân được xem là đặc biệt hợp với người mệnh Kim. Những người thuộc mệnh này thường có đầu óc tổ chức, thích nghi nhanh, kiên định và tập trung cao vào mục tiêu. Họ trọng nghĩa, biết kiềm chế bản thân và nhìn xa trông rộng. Tuy nhiên, tính cách đôi khi quá tự tin và cứng nhắc khiến họ kém linh động.

Việc trồng cây ngọc ngân trong nhà không chỉ giúp người mệnh Kim điều chỉnh tính cách, tăng sự linh hoạt mà còn thu hút may mắn, mang đến sự ổn định và an yên.

Mệnh Thổ

Theo Ngũ hành tương sinh, Thổ sinh Kim, nên người mệnh Thổ cũng rất hợp với cây ngọc ngân. Phần lớn lá cây ngọc ngân có màu trắng (chiếm 80%), kết hợp hài hòa với các màu bản mệnh của người mệnh Thổ như nâu và vàng.

Mệnh Hỏa

Do mệnh Hỏa khắc chế mệnh Kim, nên khi trồng cây ngọc ngân, gia chủ mệnh Hỏa nên chọn chậu cây có màu tương hợp hoặc tương sinh với bản mệnh. Các màu như xanh lá cây (tương hợp) hoặc nâu đất (tương sinh) sẽ giúp trung hòa Ngũ hành và mang lại may mắn.

Mệnh Mộc

Vì Kim khắc Mộc, gia chủ mệnh Mộc cần hóa giải sự xung khắc này bằng cách chọn chậu cây có màu thuộc hành Thủy, như đen hoặc xanh nước biển. Màu sắc này không chỉ bổ trợ mệnh Mộc mà còn tăng cường sự hài hòa giữa cây ngọc ngân và gia chủ.

Cây ngọc ngân hợp tuổi nào?

Tuổi phù hợp trồng cây Ngọc ngân: 1992, 1984, 1993, 1985, 2000, 1970, 1971.

Cây ngọc ngân ra hoa có ý nghĩa gì?

Hoa của cây nở thành các cụm hoa dạng bông mo đẹp mắt. Trụ hoa bao gồm tập hợp rất nhiều bông hoa xếp san sát nhau có màu trắng ngà. Nhiều người cho rằng, cây ngọc ngân ra hoa mang ý nghĩa về một điềm báo may mắn, báo hiệu công sức bấy lâu bạn cố gắng cũng sắp được đền đáp và thành công.

Qua bài viết trên SFARM Blog đã chia sẻ những thông tin về cây ngọc ngân như đặc điểm, ý nghĩa cùng cách trồng và cách chăm sóc cây sao cho hiệu quả. Hy vọng bài viết tại SFARM đã giúp các bạn nắm rõ được cách trồng cây ngọc ngân và áp dụng cách trồng cây thành công,

Xem thêm: 

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/

Hotline: 0902652099

– Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết