Trồng cây chắn gió cho sầu riêng tránh gió, bão, bụi hiệu quả

1818 lượt xem

Cây chắn gió cho sầu riêng là biện pháp hiệu quả trong việc hạn chế các tác hại xấu như gãy cành, rụng trái do gió gây ra, đặc biệt là những vùng có gió mạnh (Tây Nguyên). Mời bà con SFARM xem qua bài viết để hiểu thêm về cây chắn gió cho sầu riêng cũng như cách trồng cây chắn gió, kỹ thuật trồng cây sầu riêng để chắn gió sao cho hiệu quả nhất nhé! 

Lí do cần trồng cây chắn gió cho sầu riêng

Để cây sầu riêng bà con phát triển tốt và đạt năng suất cao, ngoài việc chăm sóc đất, nước, khí hậu, bà con còn cần chú ý đến gió. Gió mạnh là kẻ thù số một của cây sầu riêng, gây ra những thiệt hại không nhỏ như gãy cành, rụng hoa quả, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng trái. Vì vậy, bà con cần phải tham khảo các biện pháp chắn gió cho cây sầu riêng để bảo vệ cây khỏi tác động xấu.

– Sử dụng muồng vàng làm cây chắn gió cho sầu riêng: Bà con có thể trồng xen hoa vàng giữa các hàng sầu riêng với mật độ 6kg hạt/ha để tạo bóng mát, chắn gió. Bà con còn có thể tận dụng thân và lá muồng phủ lên gốc cây, giúp dưỡng ẩm và bổ sung phân xanh cho đất. Đây là loại cây vừa dễ chăm sóc, vừa giúp cải thiện đất trồng và hệ sinh thái vườn.

Cây muồng vàng dùng làm cây chắn gió cho sầu riêng
Cây muồng vàng dùng làm cây chắn gió cho sầu riêng

– Sử dụng cau để làm cây chắn gió cho sầu riêng: bà con có thể triển khai trồng dày cao với mật độ 1,5m sẽ giúp chắn gió hiệu quả. Ngoài ra, sau 2 năm trồng cao thì bà con đan lưới đan qua các thân cao vừa giúp tăng hiệu quả chắn gió vừa giúp kiếm thêm thu thập từ cau cho bà con.

Hàng cây cau dùng làm cây chắn gió cho sầu riêng
Hàng cây cau dùng làm cây chắn gió cho sầu riêng

– Sử dụng chuối để cây chắn gió cho sầu riêng: cây chuối ngoài những tác dụng làm dịch chuối thì cũng có tác dụng chắn gió hiệu quả. Sau 1 năm trồng, cây chuối cao tầm 4m và mọc thành cụm tạo ra bức tường sinh học giúp chắn gió rất hiệu quả.

Cây chuối cao dùng làm cây chắn gió cho sầu riêng
Cây chuối cao dùng làm cây chắn gió cho sầu riêng

Cách trồng cây chắn gió cho sầu riêng

Trồng thêm cây chắn gió cho sầu riêng không chỉ giúp bảo vệ vườn sầu riêng mà còn tăng hiệu suất và chất lượng trái sầu riêng. Gió có thể gây ra những thay đổi khác nhau trong quá trình phát triển, cấu trúc và hình thái của cây sầu riêng. Khi gió đến mạnh, có thể gãy nhánh hoặc cành cây. Trồng thêm cây chắn gió không chỉ giúp bảo vệ vườn sầu riêng mà còn tăng hiệu suất và chất lượng trái sầu riêng. 

Một số loại cây bà con có thể cân nhắc trồng để làm cây chắn gió cho sầu riêng như là muồng hoa vàng hoặc các loại cây ăn trái như mít thái, mít siêu sớm. Không chỉ giúp chắn gió, những loại cây này còn mang lại thu nhập từ việc thu hoạch trái trên những loại cây đó.

Ngoài ra, trong số loại cây bà con dùng trồng để làm cây chắn gió cho sầu riêng thì cây hoàng nam cũng là loại cây phổ biến nhờ vào các đặc điểm mà cây đem lại vừa chắn gió tốt vừa tiện lợi cho bà con khi trồng. 

+ Đặc điểm: cây có thân gỗ cao, có tán lá dày đặc và rủ xuống che phủ toàn bộ cành và thân cây. 

+ Lợi ích: Cây không những chắn gió tốt mà còn không tranh chất dinh dưỡng với cây sầu riêng giúp cây sầu riêng có đủ chất dinh dưỡng để nuôi trái. Ngoài ra cây còn có những lợi ích khác như tọa cảnh quan đô thị, thanh lọc không khí, thu hút may mắn và chữa bệnh.

+ Cách trồng: Cây hoàng nam cũng dễ trồng và dễ chăm sóc, chỉ cần chọn đất tơi xốp, thoát nước tốt, che bóng khi còn nhỏ và tưới nước đều đặn.

Cây hoàng nam làm cây chắn gió cho sầu riêng
Cây hoàng nam làm cây chắn gió cho sầu riêng

Bên cạnh cây Hoàng Nam, nhiều bà con vùng Tây Nguyên dùng cây phát tài kết hợp làm lưới để làm cây chắn gió cho sầu riêng vì các đặc điểm vượt trội của cây.

+ Đặc điểm: cây thân bụi, có chiều cao 0,5 đến 2m, nhiều nhánh, Lá cây mọc dài, hướng thiên, gốc bẹ ôm vào thân, tỏa rộng ra 4 phía sẽ giúp chắn gió hiệu quả.

+ Cách trồng: Bà con nên trồng cây sầu riêng rộng ra bên ngoài để hàng chính giữa trồng xen cây phát tài để vọt cao, trồng dày sẽ giúp chắn gió hiệu quả.

Lưu ý: Trồng cây chắn gió chỉ nên nuôi thân, trồng sát nhau, khoảng cách 0,5 m/cây. Thiết kế trồng 2 hàng theo kiểu dích dắc. 

Cây phát tài làm cây chắn gió cho sầu riêng
Cây phát tài làm cây chắn gió cho sầu riêng

Kỹ thuật trồng sầu riêng để chắn gió

Ngoài các biện pháp trồng cây chắn gió cho sầu riêng như muồng vàng, mít thái hay hoàng nam đều là những giải pháp hữu hiệu trong việc chắn gió cho vườn sầu riêng. Nhưng để hiệu quả chắn gió đẩy lên cao nhất bà con còn phải các kỹ thuật trồng sầu riêng để chắn gió sau:

Tỉa cành tạo tán từ nhỏ  

Bà con nên cần cắt tỉa, sửa cành vượt ngay từ khi cây sầu riêng còn nhỏ để tránh các trường hợp xấu do gió gây ra:

+ Cây sầu riêng chỉ nên để 1 thân chính, tránh hiện tượng 2-3-4… thân phụ (cành vượt). Nguyên nhân là vì cây có nhiều thân phụ khi gặp mưa to, gió lớn… dễ bị tét ở vị trí giao với thân chính, gây ra tổn thương nặng nề cho cây và rất khó phục hồi.

+ Những cây 1 thân chính và có cành quả mọc ngang sẽ ít bị tác động của gió hơn, nếu có gãy thì có thể cắt phần gãy, chừa cành cụt vẫn cho trái bình thường.

Hiện tượng tét cành do không cắt tỉa cành vượt từ nhỏ
Hiện tượng tét cành do không cắt tỉa cành vượt từ nhỏ

Cắt ngọn hạn chế chiều cao

Việc cắt ngọn để kiểm soát chiều cao của cây sầu riêng cũng là một kỹ thuật quan trọng, nhất là ở những vùng có gió mạnh hoặc vườn riêng nằm trên đồi. Nếu vườn ở chân đồi hoặc vùng gió ít, bà con có thể để cây cao khoảng 4,5 – 5m rồi cắt ngọn. Còn nếu vườn nằm từ giữa đồi trở lên đỉnh đồi thì nên khống chế chiều cao cây trong khoảng 4m để tránh giảm bớt gió quá mạnh làm gãy cây.

Cố định cành

Một trong những nguyên nhân chính làm sầu riêng rụng là do cành mang trái bị lay động quá mạnh bởi gió, chứ không phải do gió thổi bay trái. Để hạn chế tình trạng này, bà con có thể áp dụng 2 cách sau:

– “Chằng dây” vào trong thân để giữ cành. Tuy nhiên, nếu gió quá mạnh, thân cây bị lay động thì cành và trái cũng bị lay động theo, không hạn chế được tình trạng tróc gốc, ngã đổ cả cây.

Chằng dây cho cây sầu riêng 

– Dùng cây sắt để “chống cành”, đầu còn lại chống xuống đất. Nếu cành to mang nhiều trái thì cần dùng 2 cây sắt chống xéo theo 2 hướng đối nhau.

Ngoài ra, để tránh tình trạng rụng trái sầu riêng bà con có thể tham khảo sử dụng phân trùn quế kết hợp với phân NPK để tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cây, giúp cây phát triển hệ rễ mạnh hơn và cải tạo đất, từ đó góp phần nâng cao chất lượng trái sầu riêng, làm cho trái có mùi vị đậm đà và thơm ngon hơn.

Vậy là SFARM Blog đã thông tin đến bà con tần tất về cách chắn gió hiệu quả cho cây sầu riêng như là lí do cần trồng cây chắn gió cho sầu riêng, các loại cây chắn gió cho cây sầu riêng cũng như cách trồng. Hi vọng bài viết giúp ích bà con trong việc chắn gió, sử dụng cây chắn gió cho cây sầu riêng phù hợp để bà con có được một vụ mùa sầu riêng bội thu nhất nhé!

Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết