Kỹ thuật trồng mít Thái sớm thu hoạch năng suất cao

2379 lượt xem

Hiện nay, có rất nhiều nhà vườn tìm mua cây giống mít thái về trồng. Tuy nhiên, nếu áp dụng không đúng cách trồng mít thái thì cây sẽ chậm phát triển, cho năng suất và sản lượng không cao. Vì vậy cách trồng, chăm sóc đóng vai trò rất quan trọng trong sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của mít thái. Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1) Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến phát triển của mít Thái

1.1 Khí hậu

Mít thái siêu sớm với đặc điểm là ưa khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm ướt, dễ dàng chịu lạnh nhưng không chịu được hạn hán. Mít thái có thể phù hợp với mọi kiểu khí hậu ở Việt Nam.

1.2 Đất trồng

Mít thái siêu sớm có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, kể cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Đất trồng nên khô ráo, thoát nước tốt, không bị ngập úng trong mùa mưa. Mực nước ngầm cách mặt đất 2 – 2,5 m, độ pH 5,5 – 7. Chủ động được nước tưới trong mùa khô để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

2) Cách chọn giống mít siêu sớm

Khâu chọn giống là bước quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển và năng suất của cây. Một cây giống phải có các điều kiện sau:

– Thân cây phải trơn láng, thẳng đứng, không cong quẹo

– Bo ghép phải chắc chân, chồi phải mập

– Không bị sâu bệnh

3) Chuẩn bị trồng mít Thái

3.1 Thời gian trồng

Cây mít Thái có thể trồng được quanh năm. Tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5 – tháng 7 dương lịch) để nhẹ công chăm sóc, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ.

3.2 Khoảng cách và mật độ trồng

Mít Thái cho quả sớm nên có thể trồng ở mật độ dày 5 x 6m hoặc 6 x 7m. Sau khi khai thác quả được 5 – 7 năm có thể chặt bỏ cây ở giữa để đảm bảo độ thông thoáng 7- 8m một cây. Hoặc có thể trồng gốc cách gốc 5m ngay từ đầu.

3.3 Làm đất và đào hố trồng mít siêu sớm

Đất bằng phẳng phải xẻ rãnh sâu ít nhất 30 – 40cm để chống úng vào mùa mưa. Đất xấu thì đào hố rộng 0,8 – 1m còn đất tốt thì đào hố rộng 0,7 – 0,8m và sâu 0,6 – 0,7m.

4) Cách trồng mít Thái sớm thu hoạch

4.1 Bón lót

– Đất xấu thì bón lót với 25 – 35 kg phân chuồng hoai mục, 300 – 500 g lân và 1 kg vôi bột.

– Đất tốt thì bón lót với 20 – 25 kg phân chuồng hoai mục, 200 – 300 g lân và 0,5 kg vôi bột.

Ngoài ra, cần phải trộn đều các loại phân cùng đất lấp đầy miệng hố trước khi trồng 7 ngày.

4.2 Cách trồng mít Thái

Dùng cuốc tạo lỗ giữa hố, sâu và to hơn bầu cây. Sau đó bóc vỏ bầu. Đặt cây thẳng đứng bằng mặt hố, lấp đất lại và nén chặt xung quanh. Nếu đất khô phải tưới cho cây rồi dùng rơm rạ, cỏ khô phủ gốc, cắm cọc cố định cho cây khỏi ngã đổ.

5) Kỹ thuật chăm sóc mít Thái sớm cho thu hoạch

5.1 Tưới nước

Khi trồng xong phải đậy phủ xung quanh gốc để hạn chế cỏ dại, chống xói mòn vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô.Tháng đầu nếu khô hạn phải tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần. Sau đó, giảm 4-5 ngày/lần. Từ năm thứ hai tưới vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn. Mít rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng.

5.2 Bón phân

Phân hữu cơ

Phải đào sâu xung quanh hay một phần tán cây để bón. Thời gian gần đây, nhiều nhà vườn chuyển qua sử dụng phân trùn quế để bón cho cây.

  • Năm 1: Bón vào cuối mùa mưa với 8kg phân, cách gốc 30cm, rãnh bón (sâu x rộng) 20cm x 20cm
  • Năm 2: Bón vào đầu mùa mưa với 15kg phân, cách gốc 80cm, rãnh bón (sâu x rộng) 25cm x 20cm
  • Năm 3: Bón vào đầu mùa mưa với 25kg phân, cách rìa tán cây, rãnh bón (sâu x rộng) 30cm x 25cm
  • Năm 4: Bón vào lúc thu hoạch xong với 35kg phân, cách rìa tán cây, rãnh bón (sâu x rộng) 30cm x 25cm
  • Năm 5: Bón vào lúc thu hoạch xong với 45kg phân, cách rìa tán cây, rãnh bón (sâu x rộng) 30cm x 25cm

Phân hóa học

Trước khi bón phân hóa học nên phân tích mẫu đất để quyết định lượng và loại phân phù hợp, đáp ứng đủ yêu cầu dinh dưỡng của cây…

Trước khi bón phân hóa học nên phân tích mẫu đất để quyết định lượng và loại phân phù hợp, đáp ứng đủ yêu cầu dinh dưỡng của cây…

Bón phân NPK 16.16.8 (Tỷ lệ 2.2.1) trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Năm 1: Lần 1: 40g L2: 60g L3: 80g L4: 100g

Năm 2: Lần 1: 120g L2: 140g L3: 160g L4: 180g

Bón phân tỷ lệ 2.3.3 có thể sử dụng 100Kg NPK 20.20.15 + 60 kg Super lân + 30Kg K2SO4 liều lượng. Lần bón (Trước khi ra hoa/ Đậu trái được 30 ngày/ Đậu trái sau 75 ngày/ Thu hoạch xong)

Năm 3: 250g/150g/150g/300g

Năm 4: 350g/200g/200g/400g

Năm 5: 450g/250g/250g/500g

Chú ý

Bón nhiều Lân và Đạm vào cuối thời kỳ cây nuôi trái. Bón phân hóa học kết hợp với phân chuồng ở những giai đoạn tương ứng. Bón phân cho cây trước khi ra hoa cần dựa vào kinh nghiệm xử lý ra hoa và các dự báo về thị trường ở thời kỳ thu hoạch.

6) Kỹ thuật tỉa cành, tỉa trái cho mít Thái

6.1 Tỉa cành

Tiến hành tỉa cành khi cây cao hơn 1m, tỉa cành tạo tán cho cây khoảng 2 – 3 lần/năm. Không nên để cây quá cao sẽ gây khó khăn khi thu hoạch.

+ Tỉa những cành bị sâu bệnh giúp cây thông thoáng nhằm tăng năng suất, tính thẩm mỹ cao và hạn chế lây lan bệnh cho toàn cây.

+ Tỉa bỏ các cành gần mặt đất khoảng từ 40cm trở xuống

+ Để lại những cành vươn đều ra xung quanh, cành cách cành 40 -50cm

Cách trồng mít thái nhanh thu hoạch

Cách trồng mít thái nhanh thu hoạch

6.2 Tỉa trái

Tỉa bớt quả nhỏ, quả bệnh, hình dạng xấu. Nếu cây cho quá nhiều quả thì nên tỉa bớt để quả đồng đều và cho chất lượng tốt hơn. Cây tầm 1 tuổi thì để 1 – 2 quả, từ năm thứ 2 trở đi thì để nhiều hơn.

7) Phòng trừ sâu bệnh hại trên mít siêu sớm

7.1 Sâu hại

Sâu đục thân, cành: Thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành.

– Biện pháp: Xịt thuốc trừ sâu vào giai đoạn ra lá, trái non như Cyperan 5 EC, 10 EC, Decis 2,5EC…

Ruồi đục quả: Đẻ trứng vào quả già, gây thối nhũn quả.

– Biện pháp: Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Bao bọc quả hay xịt thuốc diệt ruồi như trebon 10 Nd, decis 25 ec…

Sâu đục quả: Gây hại nặng làm giảm chất lượng và sản lượng. Quả có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm.

– Biện pháp: Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao quả vào cuối giai đoạn quả rụng sinh lý.

Ngài đục quả: Chúng chích hút vào ban đêm ở giai đoạn quả chín.

– Biện pháp: Dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao quả vào cuối giai đoạn quả rụng sinh lý.

7.2 Bệnh hại

Bệnh thối nhũn: Trên thân gốc và bề mặt cây có nhiều hạch nấm tròn to, nhỏ dày đặc và lây lan nhanh. Làm teo gốc, phần non chết.

– Biện pháp: Sử dụng phân hoai mục, tạo thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt, xử lý nguyên vật liệu trong vườn ươm bằng các loại thuốc như Kitazin, Rovral, Ridomil …

Bệnh thối gốc, chảy nhựa: Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch chảy rỉ, vỏ vùng gốc bị thối, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen. Lá vàng, rụng và cây chết.

– Biện pháp: Trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt, khi cần thiết dùng các loại thuốc hóa học có tính chọn lọc để phun như Ridomil, Aliette.

8) Thu hoạch

Giống mít Thái cho trái rất nhanh, ngay từ năm đầu tiên đã cho ra hoa và đậu quả. Cây cho quả quanh năm nhưng vụ chính là vào tháng 6, tháng 7 Dương lịch. Khoảng 3 – 4 tháng sau khi ra hoa, quả mít già, các mắt nở căng, chuyển từ màu xanh sang màu vàng nhạt. Mủ lỏng và trong, gõ kêu bồm bộp và ngửi thấy mùi thơm thì lúc đó quả đã đủ độ chín có thể thu hoạch được. Mít thái tự chín ở nhiệt độ bình thường và bảo quản trong 7 – 10 ngày sau thu hoạch .

Trên đây là toàn bộ kiến thức về cách trồng mít thái sớm thu hoạch và cho năng suất cao, mong rằng bà con sẽ có thêm nhiều thông tin thật bổ ích. Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết