Dịp lễ Tết có kỳ nghỉ thường kéo dài. Vào những ngày này, bạn thường hay đi về nhà hoặc du lịch cùng gia đình, hội bạn. Vắng nhà thời gian dài, thú cưng có thể nhờ bạn hoặc hàng xóm chăm sóc cây? Còn cây cối và vườn nhà thì phải làm sao?
Từng loại cây có nhu cầu chăm sóc khác nhau, nhất là nước tưới. Nếu bạn vắng nhà thời gian dài cần đảm bảo cây trong vườn được cung cấp đủ nước. Cùng Đặng Gia Trang học ngay các mẹo đơn giản trong bài viết này nhé!
1/ 5 dấu hiệu nhận biết cây trồng thiếu nước
Những thay đổi về lá
Dấu hiệu dễ nhận biết đầu tiên là những thay đổi về độ héo rũ và màu sắc của lá. Lá cây héo rũ, nhăn nheo và rụng dần vì thiếu độ ẩm. Bên cạnh đó, lá bắt đầu vàng, nâu từ đầu lá đến toàn bộ lá
Đất khô do thiếu nước
Thông thường, chậu cây nhỏ và vừa dễ dàng kiểm tra độ ẩm đất bằng ngón tay. Còn với những chậu cây lớn, nên dùng gậy nhỏ chèn vào chậu để kiểm tra. Dựa vào độ đậm nhạt của gậy để kiểm tra độ ẩm trong đất
Tăng trưởng chậm
Cây thiếu nước tạm thời thì có thể phát triển lại sau khi tiếp tục tưới nước. Còn tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, có thể khiến cây ngừng phát triển hoàn toàn. Biểu hiện là các lá mọc ở giai đoạn này có thể nhỏ hơn, một số cành có thể chết hoặc rụng
Cây giảm ra hoa và kết trái
Trái cây và rau củ quả tạo ít hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cuối vụ. Cây phát triển ít nụ, dẫn đến ít hoa hơn
Thân và rễ cây suy yếu
Nếu thời gian thiếu nước kéo dài, lá cây không chỉ bắt đầu chết và rụng khỏi cây. Hệ thống rễ và thân cây cũng suy yếu hơn dễ bị sâu bệnh tấn công hơn
2/ Mẹo chăm sóc cây xanh tốt cực đơn giản ngày lễ Tết
Mao dẫn nước
Dùng một mảnh vải dẫn nước từ chiếc bình nước đến chậu hoa trong thời gian vắng nhà. Làm như thế đất sẽ luôn ẩm và có thể giữ khoảng 07 ngày. Với trình tự thực hiện như sau
– Tưới đẫm nước vào đất trước khi sử dụng cách làm này
– Đặt một bình nước với dung tích vừa đủ cho những ngày bạn vắng nhà. Cần đặt bình nước nơi tránh ánh nắng trực tiếp
– Cắt một mảnh vải hoặc sợi dây bện cotton đủ dài và có khả năng thấm nước
– Thả một đầu dây vào bình nước. Sợi dây chạm đáy bình. Nếu muốn tưới nhiều cây thì sử dụng thêm bình nước, mỗi cây một bình nước. Đối với cây mọng nước, có thể dùng một bình nước cho 2-3 cây
– Cắm đầu dây kia xuống đất cạnh gốc cây. Sợi dây phải cắm sâu xuống dưới đất và phải tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp
– Đổ nước vào bình, không cần đầy quá miệng bình. Nếu cây đặt ngay ánh nắng, có thể cân nhắc dán một miếng băng dính lên miệng bình. Tuyệt đối không được dán lên sợi dây
– Đảm bảo rằng miệng bình phải cao hơn gốc cây
Mao dẫn nước cho cây tự chế
Làm hệ thống chai tưới nhỏ giọt
Cách này giúp bạn tận dụng được bình/chai nhựa phế thải, giúp hạn chế rác thải ra ngoài môi trường. Với trình tự thực hiện vô cùng đơn giản, tiện lợi và có thể giữ được ít nhất 15 ngày
– Đảm bảo đất phải hoàn toàn ẩm bằng cách tưới nước trước khi thực hiện
– Dùng bình/chai nhựa 2 lít để chôn chai nước vào đất
– Đục 2 lỗ dưới đáy chai giúp đẩy nước thoát ra ngoài. Điều này vô cùng quan trọng
– Đục tiếp 3 – 5 lỗ trên thành chai. Đục lỗ cùng một bên thành chai, khi chôn chai xuống đất bạn hãy hướng các lỗ này về phía cây
– Đào một hố đất cạnh cây muốn tưới nước. Hố này cần phải đủ sâu để chôn ngập cổ chai
– Sau đó đặt chai xuống hố và đổ nước đầy chai. Cẩn thận không để đất lọt vào chai
– Đậy nắp chai nếu muốn. Điều này sẽ giúp giảm tốc độ dòng chảy của nước. Và rất tốt cho các loại cây không cần quá nhiều nước hoặc bạn vắng nhà một thời gian dài. Hơn hết, nắp chai đậy càng chặt thì nước chảy càng chậm
Tạo nhà kính tí hon
Phù hợp với những chậu cây kiểng có kích thước vừa và nhỏ. Với trình tự thực hiện đơn giản như sau
– Chọn một túi nilon trong suốt và đủ lớn để trùm kín chậu cây. Giúp giữ lại độ ẩm mà cây thải ra
– Lót một chiếc khăn ẩm xuống dưới đáy túi và đặt chậu cây lên trên. Chiếc khăn sẽ giúp cây giữ độ ẩm và ngăn đất bị khô kiệt
– Buộc chặt miệng túi và lấy càng nhiều không khí vào túi càng tốt. Để chắc chắn bạn có thể gập phần túi đã buộc xuống và quấn thêm dây chun xung quanh
– Dời cây ra khỏi nơi có ánh nắng trực tiếp. Nếu bạn không muốn cây bị “nấu chín” do nhiệt tích tụ bên trong túi
– Đối với các cây to, nên đặt trong bồn nước. Bạn chỉ cần dùng vải nhựa và vài tờ báo cũ lót phía dưới. Sau đó đặt các chậu cây lên trên, tưới nước cho đến khi báo ướt đẫm là được
3/ Lời khuyên chăm sóc cây khi bạn vắng nhà
– Nên đem chậu cây vào nhà sẽ giữ được lâu hơn
– Tính toán thời gian vắng nhà. Nếu chỉ đi xa một tuần thì một lần tưới đẫm nước trước khi đi là đã đáp ứng đủ nhu cầu của cây
– Cân nhắc yếu tố thời tiết. Nếu sống trong vùng khí hậu khô nóng, có lẽ một chai nước cắm xuống đất là chưa đủ nước cho cây
– Các cây con cần được chăm sóc nhiều hơn cây lớn và cây đã bén rễ
– Kiểm tra hệ thống tưới vài ngày trước khi rời nhà để đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả
Bổ sung dinh dưỡng hữu cơ cho cây trước khi vắng nhà
Nếu trong thời gian bạn vắng nhà, cũng là lúc cây tới giai đoạn bón phân. Bạn có thể sử dụng dung dịch dinh dưỡng hòa tan cùng nước tưới. Tốt nhất, nên bổ sung dinh dưỡng hữu cơ, an toàn cho cây với phân trùn quế viên nén. Bởi
– Đầy đủ đa-trung-vi lượng và khoáng chất cần thiết cho cây
– Vi sinh vật có lợi vô cùng đa dạng và phong phú
– Acid amin hữu cơ cần thiết như acid humic, acid fulvic và IAA
– Dinh dưỡng ở dạng dễ hấp thụ, cây có thể sử dụng ngay sau khi bón
– Tan chậm thích hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây trong giai đoạn bạn vắng nhà
Mong rằng với chia sẻ trên, bạn sẽ có chuyến du lịch thật trọn vẹn và vườn nhà xanh tốt đón bạn trở về. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!
*Xem thêm
- Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho mai
- Học ngay cách trồng cải Kale đẹp mắt giàu dinh dưỡng
- Bí quyết kích hoa giấy trồng chậu nở rộ ngày Tết
- Cách sử dụng phân trùn quế viên nén hiệu quả nhất