Đất bị xói mòn sẽ mất đi chất dinh dưỡng, các con sông bị tắc nghẽn do bùn đất và cuối cùng cả vùng sẽ biến thành sa mạc. Tuy xói mòn đất là hiện tượng tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người cũng có thể góp phần khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn nhiều. Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu rõ hơn về tình trạng xói mòn đất, những tác động và biện pháp khắc phục nào!
1/ Xói mòn đất trong canh tác nông nghiệp
Xói mòn đất là quá trình tự nhiên làm ảnh hưởng đất ở tất cả các dạng địa hình. Trong nông nghiệp, xói mòn đất là quá trình lớp đất mặt bị mang đi nơi khác do các yếu tố vật lý như nước và gió hoặc các yếu tố liên quan đến hoạt động trồng trọt. Mặc dù xói mòn là một quá trình tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đã làm gia tăng tốc độ xói mòn lên 10-40 lần.
2/ Tác động
- Giảm sản lượng nông nghiệp và phá vỡ hệ sinh thái.
- Làm giảm độ phì của tầng đất mặt, ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm như: độ chắc của hạt, trọng lượng riêng của hạt, các thành phần sinh hóa thay đổi,…
- Đất bị xói mòn nên nghèo chất dinh dưỡng và trở nên hạn chế cho một số loại cây trồng.
- Làm giảm khả năng luân canh, xen canh.
3/ Nguyên nhân
Hầu hết các khu vực của Việt Nam có mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Trong mùa khô, thực vật mặt đất thường khan hiếm và thưa thớt làm cho đất không được che phủ. Chính vì thế hậu quả gây ra khi mưa xuống là khối lượng lớn lớp đất bề mặt có giá trị bị rửa trôi tạo thành những rãnh gồ ghề và đất thì kém màu mỡ.
Ngoài mưa, tưới nước quá nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây ra xói mòn đất. Xói mòn đất trong nông nghiệp lấy đi những phần màu mỡ nhất của đất: đất bề mặt và những hạt sét nhỏ màu mỡ có rất nhiều trong chất mùn và chất dinh dưỡng. Gây ảnh hưởng tới tầng canh tác nông nghiệp.
Cho dù độ xói mòn thấp mà gần như là không nhìn thấy được nhưng từ năm này qua năm khác nó vẫn có thể có rất nhiều tác động xấu lên đất. Vì vậy, điều quan trọng sống còn là phải bảo vệ đất không bị xói mòn. Nhất là canh tác hữu cơ phụ thuộc hoàn toàn vào việc duy trì độ màu mỡ tự nhiên của đất.
4/ Đâu là giải pháp chống xói mòn đất hiệu quả?
4.1 Trồng cây thân gỗ để chống lở đất
Rễ cây sẽ là công cụ hữu hiệu khi đất đã bị xói mòn hoặc quá dốc để có thể trồng trọt. Bạn nên trồng cây thân gỗ trên các bờ dốc đứng và bờ sông để hạn chế xói lở đất.
- Để có kết quả tốt nhất, các vùng đất trống xung quanh gốc cây cũng nên được trồng cỏ hoặc đắp lớp phủ.
- Lưu ý rằng cây có tuổi đời lớn sẽ ngăn chặn lở đất tốt hơn cây non. Sẽ mất chút thời gian để rễ cây phát triển đủ khỏe.
4.2 Hạn chế cày xới
Việc cày xới sâu và thường xuyên sẽ tạo nên một lớp đất nén chặt dễ bị nước làm xói mòn do lớp đất tơi xốp bên trên dễ dàng bị gió cuốn đi. Cân nhắc sử dụng phương pháp canh tác không cần cày xới bằng cách sử dụng dao cày hoặc các thiết bị khác. Nếu không thể dùng cách trên, bạn có thể thử áp dụng phương pháp đánh vồng hoặc sử dụng hệ thống lớp phủ để không chạm đến lớp đất bên dưới.
- Những kỹ thuật canh tác bảo tồn này còn giúp hạn chế sự di chuyển của máy móc trên mặt đất, nhờ đó đất không bị nén chặt.
- Nếu không được, hãy thử kĩ thuật đánh vồng hoặc phủ để phần đất nằm thấp hơn không bị tác động.
4.3 Bảo vệ các loại cây trồng yếu ớt bằng phương pháp trồng theo luống
Các loại cây trồng có bộ rễ yếu hoặc đòi hỏi phải trồng thưa dễ bị tác động bởi tình trạng xói món đất hơn. Bạn nên trồng các loại cây này thành từng luống. Trồng xen canh với các loại cây trồng có khả năng chống xói mòn như cỏ mọc dày hoặc cây họ đậu.
- Trồng cây viền theo dốc.
- Trồng cây vuông góc với chiều gió nếu có thể.
4.4 Để cho đất nghỉ vào mùa mưa
Đất chăn thả không thể phát triển tốt và giữ được tác dụng chống xói mòn nếu trâu bò được thả vào gặm cỏ quanh năm. Tốt nhất là các bãi cỏ nên được đóng cửa trong suốt mùa mưa để cỏ có thời gian hồi phục.
- Điều này có thể không có hiệu quả nếu các bãi cỏ khác không đủ để cung cấp thức ăn cho trâu bò.
- Nếu có thể, không bao giờ để trâu bò đi bên bờ sông và những nơi đất bị xói mòn nghiêm trọng.
4.5 Sử dụng thảm phủ vườn để giữ cây trồng trên đất dốc
Thảm xơ phủ vườn, còn gọi là thảm chống xói mòn, là một lớp phủ kết dính với nhau bằng một tấm lưới gồm các sợi xơ. Kết cấu này giữ cho lớp phủ liên kết với nhau ở những khu vực mà vật liệu phủ thông thường có thể bị cuốn trôi. Bạn có thể trải loại thảm phủ vườn này lên trên hạt giống và cây con.
Nếu là vùng đất dốc, bạn hãy đào một rãnh nhỏ trên đỉnh dốc. Đặt mặt trên của tấm thảm phủ vườn vào rãnh, lấp đất lên, sau đó gấp phần mặt dưới thảm lên trên. Nước sẽ chảy trên bề mặt thảm, và lớp thảm sẽ khiến nước chảy chậm lại thay vì chảy thẳng xuống dưới.
4.6 Giảm lực xói mòn của mưa rơi xuống đất
Bằng cách trồng lớp thảm thực vật tự nhiên và che phủ bằng vật liệu lên bề mặt đất nhằm mục đích. Ví dụ như trồng thảm thực vật bằng cây họ đậu, cỏ vertiver thảm cỏ, che phủ bằng nilon đen…
Mặt đất được che phủ trực tiếp bằng các thực vật sống như dương xỉ, rêu hoặc các cây con, và một hỗn hợp vật liệu cây trồng mục nát (lá, vỏ cây, cành nhánh non, cành cây lớn v.v..) sẽ cho hiệu quả che phủ, bảo vệ đất tốt.
Đối với vườn cây lưu niên như cây ăn quả, thực vật chằng chịt có thể che phủ bằng cách trồng cây họ đậu, cỏ hoặc cây bò leo giữa các cây thân gỗ. Không chỉ các cây trồng mà cả cỏ cũng có thể đóng vai trò che phủ cho đất. Nếu có thể, tránh làm cỏ trước hoặc trong mùa mưa, vì cỏ dại giúp bảo vệ đất. Nếu cần phải cắt cỏ dại vì nó cạnh tranh quá mạnh với các cây trồng khác thì cỏ được cắt nên bỏ lại tại chỗ để tạo một lớp che phủ bảo vệ cho đất.
4.7 Giảm tốc độ nước chảy xuống dốc bằng sự trợ giúp của xây dựng
Để giảm tốc độ của dòng chảy trong khi mưa lớn, cần xây dựng các vật chống xói mòn dọc các đường đồng mức trong canh tác trên đất dốc. Vì đất dốc cực kỳ dễ dẫn đến xói mòn đất.
Bên cạnh việc xây dựng các vật chống xói mòn cần phải kết hợp với trồng cây (hàng cây chắn). Khi hàng cây chắn được trồng dày dọc theo đường đồng mức, bản thân chúng có thể trở thành một hàng rào sống không cần bất kỳ công trình xây dựng nào.
Trên đất dốc ít, sau nhiều năm chúng có thể góp phần tạo thành tầng đất bậc thang vì đất bị xói mòn xuống sẽ được gom giữ lại tại hàng chắn. Ngoài ra, rễ của cây giúp cho tường, rãnh và mương vững chắc, như thế chúng mới được bảo vệ khỏi sự phá huỷ của những trận mưa lớn.
Trước tình hình xói mòn đất là một trong những thảm họa nghiêm trọng đối với độ phì nhiêu của đất thì người nông dân cần hiểu rõ và vận dụng các phương pháp giảm thiểu xói mòn đất phù hợp. Giữ môi trường đất giàu dinh dưỡng cho sự phát triển cây trồng thuận lợi hơn. Nâng cao giá trị sử dụng của đất canh tác được lâu dài.
*Xem thêm:
- Bón vôi cải tạo đất như thế nào là hợp lý?
- Vai trò và yêu cầu của vi sinh vật đất trong nông nghiệp hữu cơ
- Tầm quan trọng của sinh vật trong đất
- Vai trò quan trọng của chất hữu cơ và mùn trong đất trồng