Cây hoa hải đường là một giống hoa quý, trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ cho hoa rực rỡ vào đúng ngay dịp Tết. Hải đường là loài cây thân gỗ sống lâu năm, hoa quý ngang với trà và đỗ quyên. Để hoa hải đường nở rộ đúng vào dịp Tết, người trồng cần thực hiện tốt một số kỹ thuật trồng và chăm sóc hải đường cùng Đặng Gia Trang qua bài viết dưới đây.
1/ Giới thiệu hoa hải đường
Tên gọi: Hoa hải đường có tên khoa học là Camellia ampliciilis được nhân giống và trồng rất nhiều tại Việt Nam từ rất lâu. Đây là một loài thực vật hạt kín thuộc chi Trà được trồng phổ biến ở Việt Nam, chủ yếu từ Lạng Sơn đến Thừa Thiên Huế. Theo quan niệm của người xưa, hoa hải đường tượng trưng cho mùa xuân với sắc đỏ thắm nở rộ. Hoa nở đặc biệt đẹp vào dịp Tết Nguyên đán nên rất được các gia đình ưa chuộng để trưng trong dịp Tết. Và cũng bởi chữ “Đường” trong tên hải đường mang ý nghĩa tượng trưng cho ngôi nhà lớn.
Đặc điểm: Cây hải đường là cây thân gỗ dày đặc lâu năm, chiều cao khoảng 0,5-4 m. Phân cành nhiều, vỏ màu nâu, có gai. Lá cây hoa hải đường hình elip, màu xanh đậm và bóng, dày, mép có răng cưa ngắn, rụng lá vào mùa hè. Hoa đơn độc 1 – 3 chiếc ở đầu cành. Cánh hoa dày, bóng, mép tròn, chuyển từ đài hoa sang tràng hoa, nhẵn, xếp ngược, hình bầu dục ngược, màu đỏ tía, nhiều nhụy vàng. Mỗi quả chứa khoảng 2-4 hạt. Hoa hải đường thường được thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 10 âm lịch. Hạt sau khi thu hoạch được phơi nắng nhẹ nhiều lần để kích thích hạt dễ nảy mầm.
2/ Phân loại và ý nghĩa của từng loại hoa hải đường
Hoa hải đường sặc sỡ với sắc trắng, vàng và đỏ. Trong đó sắc đỏ được nhiều người ưa chuộng trong dịp Tết đến xuân về. Sắc đỏ của hoa hải đường như lời chúc may mắn và an lành cho những thành viên trong gia đình. Gian nhà với sắc đỏ thêm phần sinh động, rộn ràng và ấm cúng của những ngày Tết sum vầy.
Hoa hải đường đỏ mang ý nghĩa tượng trưng cho mùa xuân, sự may mắn, tài lộc, giàu sang, phú quý.
Hoa hải đường trắng hay còn gọi là bạch hải đường tượng trưng cho sự trong sạch cao quý, tinh khôi khó lòng làm vấy đục, mang ý nghĩa sự khởi đầu mới mẻ, tràn đầy sức sống.
Hoa hải đường vàng tượng trưng cho sự may mắn, trường thọ, bách niên giai lão.
Hoa hải đường còn được biết đến là biểu tượng của tình anh em luôn hòa hợp, gắn bó khăng khít.
Bởi những ý nghĩa trên nên hoa hải đường thường được các gia đình lựa chọn để chơi trong những ngày Tết với mong muốn một năm mới may mắn và nhiều tài lộc.
Hoa hải đường sẽ là gợi ý quà Tết vô cùng lý tưởng cho bạn. Trao tay chậu hoa cùng trao lời chúc năm mới sum vầy, gia đình thuận hòa và tình cảm bạn bè thêm phần thắt chặt.
3/ Giá hoa hải đường bao nhiêu? Mua ở đâu? Hoa hải đường có độc không
Hiện tại không khó để bạn tìm mua được hoa hải đường, bạn có thể mua ở các chợ hoa hay cửa hàng hoa, thậm chí có thể mua online trên các trang thương mại điện tử. Giá bán hoa hải đường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hoa, kích thước cây, thương hiệu của hoa,… Nhìn chung giá hoa hải đường không cao lắm, dao động từ 200 – 300 nghìn đồng.
Theo các nhà khoa học thì hoa hải đường không có độc khi sờ hoặc chạm vào. Các răng cưa trên lá cũng rất yếu, không đủ làm xước da khi quẹt phải.
4/ Phân biệt hoa hải đường Việt Nam và hoa hải đường Trung Quốc
Tuy cùng gọi là hoa hải đường, thế nhưng hoa hải đường của Trung Quốc và Việt Nam lại có sự khác nhau rõ rệt.
Hoa hải đường Trung Quốc có tên khoa học là Malus spectabilis Borkh. Hoa có cuống dài, mọc thành nhóm giữa các lá hoặc có từ 3 đến 5 lá đài; Nhụy hoa màu vàng như bắp ngô, ở giữa có ba râu như dải lụa tím, mùi thơm mát nhưng không hắc.
Hoa hải đường Việt Nam có tên khoa học là Camellia amplexicaulis, còn được gọi là hoa Trà My. Hoa có lá dài, dày, mặt trên bóng và mép có răng cưa. thu hải đường mọc từ 1 đến 3 hoa ở gần ngọn cây, đầu cành; Cây có thân dài, nhiều nhị đực, ra hoa vào dịp Tết, đẹp nhưng không thơm.
5/ Cách trồng, nhân giống hoa hải đường đúng chuẩn
Thông thường, bạn có thể trồng cây hoa hải đường bằng 3 cách cơ bản là chiết cành, giâm cành và gieo bằng hạt. Đối với phương pháp gieo hạt giống thì cây hoa hải đường cần thời gian 2 đến 3 năm mới cho hoa. Đối với phương pháp chiết cành và giâm cành thì cây sẽ nhanh ra hoa hơn.
5.1 Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng là đất phải được phơi khô nỏ, sào sới nhiều lần. Tốt nhất là đất ở ruộng lúa là lý tưởng nhất. Có thể dùng bùn phù sa trộn với rơm sạch, cứ 60% bùn phù sa trộn với 40% rơm và trộn thật dẻo. Đất trồng nên dùng thêm phân NPK 16 – 16 – 5 hoặc 10 – 10 – 3.
Hoặc có thể sử dụng Đất sạch hữu cơ Sfarm dành riêng cho hoa – kiểng. Đây là loại đất ủ đầy đủ chất dinh dưỡng và vô cùng tiện lợi khi sử dụng. Với hàng loạt ưu điểm:
– Phối trộn đầy đủ, trọn dinh dưỡng cho cây
– Dồi dào chất mùn, giàu acid humic và acid fulvic
– Hệ vi sinh vật dồi dào. Đặc biệt là nhóm vi sinh vật phân giải và nhóm vi sinh vật cố định
– Kiểm soát, ngăn chặn tuyến trùng gây hại từ hoạt chất Azadirachtin của bột neem
– Tới xốp, thoáng khí và giữ ẩm cho cây vô cùng hiệu quả.
5.2 Phương pháp chiết cành
Với phương pháp này, bạn nên chọn cành bánh tẻ cấp 2 trở lên. Sau đó, bạn khoanh 1 đoạn vỏ trên cành tương ứng với đường kính của cành nhánh chiết. Tiếp theo, bạn lấy một con dao nhỏ lột bỏ lớp vỏ ngoài và lau sạch nhựa cây chả ra (tránh cây hình thành mô sẹo khó ra rễ). Sau khi lột bỏ lớp vỏ chỗ cần chiết, bạn hãy bọc sơ dừa hoặc rễ lục bình bằng túi nilong đen đã đục lỗ rồi buộc chặt đầu trên của bầu, đầu dưới buộc hơi lỏng một chút để giúp cành thoát nước vào những ngày trời mưa. Sau khoảng 45 ngày, đoạn chiết sẽ mọc rễ và sau 2 tháng thì cành sẽ cắt tách khỏi cây mẹ. Bây giờ, bạn có thể cắt cành hoa hải đường và đem đi trồng vào chậu hoặc trong vườn.
Chậu hoa hải đường sau trồng
5.3 Phương pháp giâm cành
Với phương pháp giâm cành, bạn nên chọn cành hải đường khỏe trên cây mọc ít nhất đã được 2 năm, sau đó cắt cành thành đoạn dài từ 14cm đến 18cm rồi cắt bớt lá phía bên dưới cành. Tiếp theo, bạn cắm các cành cây hải đường này vào luống đất, cắm sâu khoảng một nửa cành. Bạn nhớ tưới đủ nước và giữ ẩm cho cây, sau 1 tháng, cây sẽ mọc rễ và bạn có thể đem trồng vào chậu hoặc trong vườn.
5.4 Phương pháp gieo hạt
Với phương pháp gieo hạt, bạn có thể mua hạt giống của cây hoa hải đường, hoặc nếu nhà bạn có sẵn cây thì khi quả của cây hoa hải đường già, bạn lấy hạt rồi đem đi gieo. Với phương pháp này, cây hoa hải đường sẽ cho hoa khi cây hai được năm tuổi và từ năm thứ ba trở đi sẽ cho ra hoa nhiều hơn.
6/ Cách chăm sóc hoa hải đường
6.1 Nước tưới
Cây hoa hải đường là loài không ưa nhiều nước, do vậy, bạn chỉ nên tưới nước dưới dạng vòi tưới vào buổi sáng và chiều tối mỗi ngày. Bạn nên tưới nước cách 1 đến 2 ngày tùy thuộc thời tiết khô nóng hay có mưa nhiều. Bạn chú ý không nên xịt nước trực tiếp vào gốc hoặc tưới ướt đẫm gốc cây hải đường để tránh cây bị úng nước chết.
6.2 Ánh sáng
Hoa hải đường là loài cây khá ưa ánh sáng tán xạ, do vậy bạn nên trang bị mái che cho cây. Bạn lưu ý không nên để cây ở những nơi có ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài.
6.3 Bón phân
– Là loại cây ưa ánh sáng tán xạ nên phải có mái che. Từ lúc trồng đến khi cây cao 0,8-1m, cứ một tháng bón phân một lần. Dùng nước ốc ngâm hay nước bể phốt, pha loãng với 3 đến 4 phần nước lã tưới đều. Sau 18 tháng thì có hoa và sau 2 năm trồng có thể đem bán được. Cây to phải sau 3 – 4 năm mới có nhiều hoa đẹp.
– Bón thúc hoa bằng cách đào rãnh hình vành khăn ở ngoài chu vi bóng tán (trồng đất) hoặc bới đất xung quanh riềm chậu (trồng bonsai). Sau đó cho vào hỗn hợp như sau: 30 – 40% phân hữu cơ trùn quế + 30 – 40% bùn khô hoặc sa bồi nỏ đập vụn + 10% NPK vi sinh (hàm lượng N<10%). Để tránh lốp còn lại là xỉ than, vữa hả, vôi “con kiến” tán nhỏ và trộn đều. Lấp đất thô trên bóng tán, giữ ẩm đều. Tuyệt đối không để đất nền sũng dễ gây ngạt rễ, rụng nụ, thui lộc.
Chú ý đến kỹ thuật trồng cây và chăm sóc, hải đường Tết
6.4 Tỉa cành hoa hải đường
– Tỉa bỏ ngay những cành tăm, khuất tán, bị nhiễm sâu bệnh để tập trung nhựa sống nuôi các cành lộ sáng. Giúp dự trữ được nhiều hơn chất sống nuôi cơ quan sinh sản và loại trừ nơi ẩn nấp của dịch hại. Giúp tạo dáng, thế cho cây nếu trồng chậu chơi bonsai. Ngoài ra còn hạ thấp trọng tâm và giảm diện cản gió mưa giúp cây vững vàng hơn.
– Hòa vôi tôi vào nước cho đến khi không tan thêm, sau đó quét vào gốc dể phòng trừ sâu bệnh và giúp cây quang hợp tốt hơn. Nến quét từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 ngày.
Đặc tính sinh trưởng ảnh hưởng kỹ thuật trồng cây và chăm sóc
– Tỉa bỏ các nụ “kẹ” (nhỏ bé sát cuống với các nụ khác), giữ lại tối đa 2 – 3 nụ mập hơn trên 1 cành thứ cấp (cành hoa). Dùng 2 ngón tay xoay đi xoay lại vài ba lần là được. Làm như vậy để tập trung nhựa luyện nuôi các nụ lớn, giúp hoa to và bền cuống hơn.
– Không để cây bị kéo dài, song cần tránh nắng quái chiều thiêu đốt.
6.5 Các sâu, bệnh thường gặp
Từ tháng 4 đến tháng 7, thường có rệp phồng lá xuất hiện trên cây Hải đường. Dùng thuốc trừ sâu Regan phun kép 2 lần để diệt sâu, lần sau cách lần trước từ 4 đến 5 ngày.
7/ Trưng bày hoa hải đường hợp phong thủy trọn năm
Loại cây mang nhiều ý nghĩa phong thủy cùng vị trí đặt hợp phong thủy đem vận khí sung túc và phú quý suốt năm cho gia chủ.
– Vị trí đắc địa mang nhiều may mắn, suôn sẻ và tài lộc cho gia chủ chính là đặt chậu hoa trước mai hiên nhà. Đây cũng là cách rước lộc đầu năm đầy ý nghĩa cho năm mới phát tài, phát lộc.
– Gian phòng khách sẽ thêm rực sắc và ấm cúng với sắc đỏ hoa hải đường. Vị trí này còn mong muốn sự yêu thương, hòa thuận và chia sẻ của những thành viên trong nhà.
– Với sắc đỏ rực rỡ, đặt chậu cây ngay cổng chính vào nhà giúp không gian trở nên thoải mái và rộn ràng hơn. Sắc đỏ thu hút ánh nhìn và khách đến nhà có cảm giác thoải mái, an lành. Còn là lời chúc những điều an lành đến với mọi người trong suốt năm mới.
Ngày Tết sẽ thêm rộn ràng và rực sắc khi có sắc đỏ hoa hải đường. Nhanh tay thay đất mới, bón chút phân hữu cơ SFARM cho vườn thêm sắc thắm bạn nhé! Mọi thắc mắc về sản phẩm chăm sóc cây, phân bón, đất trồng SFARM, vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 để được hỗ trợ và tư vấn sớm nhất!
*Xem thêm
- Top 7 loại rau dễ trồng cho ngày Tết “ăn hoài không hết”
- Mẹo chăm sóc cây xanh tốt khi vắng nhà dịp lễ Tết
- Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho mai
- Bí quyết kích hoa giấy trồng chậu nở rộ ngày Tết