Bí quyết trồng nấm linh chi hữu cơ thành công

281 lượt xem

Từ xưa, nấm linh chi được khai thác trong tự nhiên với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nên giá cả luôn đắt đỏ. Vì vậy, việc nhân giống đã được thử nghiệm và thành công mang lại lợi nhuận gấp 3-4 lần mỗi vụ. Nhưng, loại tiên dược này được trồng trong môi trường nhân tạo thì có khó khăn gì không? Làm sao để trồng nấm linh chi đạt hiệu quả nhất? Hãy cùng Đăng Gia Trang tham gia tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1/ Đặc điểm hình thái của nấm linh chi

Nấm linh chi thuộc nhóm nấm có quả thể lớn và rất đa dạng về chủng loại, phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật, Đài Loan,… Quả thể gồm 2 phần: Cuốn nấm và mũ nấm (cả phần phiến đối diện với mũ nấm)

Cuống nấm có thể dài hoặc ngắn không cuống, có hình trụ với đường kính 0,5-3cm và khá cứng, chúng ít phân nhánh và thân mọc thẳng nhưng đôi khi lại uốn khúc cong queo. Lớp vỏ bên ngoài có nhiều màu từ màu đỏ, nâu đỏ, nâu đen,… nhẵn bóng và không có lông.

Mũ nấm (tai nấm) khi còn non có hình trứng, sẽ chuyển sang hình quạt rồi đến hình bầu dục hoặc thận khi đã trưởng thành và hóa gỗ, phiến mũ xòe tròn. Mặt trên mũ nấm là các vân gạch đồng tâm khá nhẵn, với các màu sắc tùy theo mỗi chủng loại từ vàng chanh, vàng nghệ, vàng nâu, vàng cam, đỏ nâu hay nâu tím và được phủ bởi lớp sắc tố bóng loáng như được đánh vecni. Mặc dưới phẳng có nhiều lỗ li ti màu vàng hoặc trắng và là nơi hình thành và phóng thích bào tử.

Bào tử bám trên mặt tai nấm nên thường sẽ có lớp bao phấn, dược tính của “hạt giống” tốt hơn tai nấm lên đến 24%.

2/ Điều kiện phát triển của nấm linh chi

Theo như tìm hiểu, nấm linh chi sinh trưởng tốt với điều kiện độ ẩm 80-95%, nhiệt độ trong khoảng 27-32oC thích hợp để nuôi sợi và phát triển quả thể từ 28-32oC. Khu vực trồng cần được thiết kế kín gió, có độ sáng vừa phải trong giai đoạn nuôi sợi, đến khi hình thành quả thể thì cần ánh sáng tán xạ cân đối từ mọi phía. Trong suốt quá trình nuôi trồng, nấm linh chi cần môi trường thông thoáng tốt, độ pH 5,5-7 và được cung cấp nguồn dinh dưỡng trực tiếp từ xenlulozơ.

3/ Tác dụng của nấm linh chi

Nấm linh chi đã được chứng minh có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, với nhiều hoạt chất được tìm thấy trong các công trình nghiên cứu.

Polysaccharides chiếm tỉ lệ cao trong nấm linh chi, có khả năng giải độc và giúp tăng tổng hợp DNA, RNA. Ngoài ra, nhóm hoạt chất Polysaccharides beta-glucan còn có tác dụng hỗ trợ tăng cường chức năng đại thực bào, nâng cao hoạt động tế bào miễn dịch, giúp cơ thể sản xuất interferon chống dị ứng, chống viêm và ức chế tế bào ung thư ác tính.

Các hoạt chất khác như Acid ganoderic giúp loại bỏ các chất độc tích lũy trong cơ thể và hỗ trợ chống xơ gan trong viêm gan siêu vi, hiệu quả cao trong ứng dụng giảm đau và ức chế tế bào ác tính của cơ thể.

Cellulose vừa có thể hạ cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch lại vừa có tác dụng nhuận tràng, ổn định đường huyết. Cùng với Acid Oleic trong trà linh chi có tính kháng histamin chống dị ứng.

Các acid amin trong nấm linh chi không chỉ giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể, mà còn giúp tăng cường hoạt động tuần hoàn não, ổn định đường huyết, cải thiện giấc ngủ và cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh.

Adenosine và Lactone A có tác dụng an thần, hỗ trợ giảm cholesterol trong huyết thanh và tăng cường sức khỏe tim mạch, nâng cao khả năng tuần hoàn. Ngoài ra, các hoạt chất ganodermadiol làm ức chế tổng hợp melatonin và men tyrosinase, giúp sáng da, làm chậm quá trình lão hóa da và các cơ quan.

4/ Chuẩn bị trồng nấm linh chi

4.1 Thời vụ trồng nấm linh chi

Nấm linh chi thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới nước ta, nên có thể trồng 3-4 vụ/năm. Thời gian tốt nhất để trồng là từ tháng 1-10, mùa mưa sau tháng 10 khá nhiều và độ ẩm không khí cũng tăng cao nên nấm sẽ dễ nhiễm bệnh, phát triển không đều.

4.2 Nguyên liệu trồng nấm linh chi

Phân trùn quế sử dụng để phối trộn làm phôi nấm phải là phân trùn quế đã được xử lý, tinh lọc, độ ẩm 5% mới đạt yêu cầu. Hỗn hợp phôi nấm gồm phân trùn quế, mùn cưa gỗ cao su, cám ngô, tro trấu, vôi bột với tỷ lệ nhất định, sẽ được ủ khoảng 72 giờ trước khi hấp thanh trùng. Quá trình hấp thanh trùng sẽ được diễn ra trong vòng 8 tiếng, với nhiệt độ 100 độ C. Phôi nấm sau khi thanh trùng sẽ được cấy meo nấm linh chi, sau đó được đưa vào nhà ủ tơ lan đều, sau 1 thời gian ủ tơ, sẽ đưa vào nhà trồng nấm.

 bí quyết trồng nấm linh chi hữu cơ thành côngPhối trộn nguyên liệu làm phôi nấm

5/ Cách trồng nấm linh chi

5.1 Đóng bịch trồng nấm linh chi

Chuẩn bị bịch nilon chịu nhiệt (121oC) và cho mùn cưa vào nén chặt tay và đạt khối lượng 1,2-1,5kg là được. Dùng que soi nấm để tạo lỗ nông, để dễ cấy vào và không làm đứt tơ giống. Làm cổ phôi bằng cách dùng nút nhựa luồn qua miệng bịch rồi nhét bông gòn vào miệng bịch (không để thấm nước vào), sau đó thì mang đi hấp thanh trùng.

Phôi được nén chặt khi đóng bịch sẽ tránh cho phôi bị méo mó hay bị lệch khi vận chuyển và khi buộc kỹ bịch nấm thì tơ nấm bên trong sẽ không bị đứt và nhiễm tạp chất hay nấm bệnh khác bên ngoài.

Khi đóng bịch phôi chặt sẽ giúp cho phôi nấm không bị lệch, méo mó khi di chuyển và quan trọng hơn khi cột chặt bịch nấm sẽ không làm đứt tơ nấm bên trong và không bị nhiễm tạp chất, nhiễm bệnh bên ngoài.

5.2 Phương pháp thanh trùng

Hấp thanh trùng đóng vai trò quan trọng, tiêu diệt hết các vi sinh vật trong phôi bằng phương pháp hấp cách thủy với nhiệt độ 100oC trong 12 tiếng. Trong quá trình này, phải đảm bảo đậy kín nồi hấp và có đủ hơi nước, lên được nhiệt độ cần thiết.

Cũng có thể hấp nhanh 90-120 phút bằng nồi áp suất Autoclave, ở khoảng nhiệt độ 119-126 oC (đạt áp suất 1,2-1,5 at)

Khi hấp xong và nồi hấp phải giảm nhiệt đến 50oC thì mới cho bịch ra ngoài để tránh bịch dễ cháy do nhiệt độ cao.

5.3 Chọn lọc cây giống

Để trồng nấm linh chi đạt năng suất cao thì phải lựa chọn và kiểm tra nguồn giống, tránh tình trạng giống nấm bị thoái hóa, dễ nhiễm bệnh và giảm năng suất.

Trước khi cấy giống, bạn cần khử trùng chai giống, phòng cấy và dụng cụ thực hiện. Phòng cấy phải được thiết kế chắn gió, không gian gọn gàng sạch sẽ và có chỗ để phôi nguội, dễ lấy khi cấy. Các dụng cụ cấy giống như: Tủ cấy vô trùng, đèn cồn, kẹp gấp, dao cấy,…

Nên sử dụng mẫu giống đúng độ tuổi. Dao cấy và kẹp gấp phải để nguội rồi mới được thao tác với mẫu, để không làm bỏng tơ nấm. Trong quá trình cấy, phải luôn đặt chai giống nằm ngang gần một khoảng với ngọn lửa đèn cồn, tốt nhất nên sử dụng tủ cấy vô trùng để giảm tỷ lệ nhiễm từ hơi thở khi nói chuyện hoặc trong không khí.

Cấy giống linh chi có thể thực hiện 2 phương pháp sau

Phương pháp 1: Đối với meo giống có dạng que gỗ, thì lúc vào bịch giá thể bạn cần tạo lỗ ở phần miệng bịch với đường kính 1,8-2cm và sâu 15-17cm, Khi thực hiện, nên để miệng bịch giá thể gần đèn cồn và dùng kẹp gắp từng que ở túi giống cấy vào.

Phương pháp 2: Khi meo là dạng hạt, bạn chỉ cần dùng kẹp gấp, gấp nhẹ nhàng các hạt meo giống và trải đều lên bề mặt bịch giá thể. Với liều lượng từ 10-15g giống/bịch giá thể (hoặc 1 túi meo giống/40-50 bịch giá thể).

Mỗi bịch phôi được cấy và đậy nút bông xong, rồi mới cấy tiếp bịch tiếp theo. Rồi vận chuyển các túi phôi đến nơi ủ tơ sạch sẽ.

5.4 Giai đoạn ủ tơ

Để đạt hiệu quả ủ tơ tốt nhất, bạn nên có một khu vực ủ phôi riêng biệt. Phòng ủ phải thông thoáng, sạch sẽ để cung cấp oxy cho nấm, duy trì nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để tránh nấm mốc phát triển. Tơ nấm phát triển trong ánh sáng yếu, được điều chỉnh không quá tối và nhà ủ phôi không nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cũng như bị mưa dột. Bạn có thể treo hoặc xếp phôi lên kệ, không tưới nước trong giai đoạn này và hạn chế di chuyển phôi.

Kiểm tra phòng ủ thường xuyên để phát hiện kịp thời những phôi nhiễm bệnh và loại bỏ tránh lây lan. Khi tơ nấm đã chạy được ½-⅓ bịch phôi, thì sẽ bắt đầu hình thành quả thể. Có thể tháo bớt một ít lớp bông ở cổ bịch để quả thể thuận lợi mọc ra, rồi tiếp tục ủ đến khi tơ nấm ăn hết bịch và tưới ẩm nước 2 ngày/lần.

6/ Cách chăm sóc khi trồng nấm linh chi

6.1 Ủ đất

Khi tơ nấm linh chi đã chạy được ¾ bịch, nên gỡ bỏ bông ở cổ bịch và phủ lên bề mặt một lớp đất mỏng khoảng 3cm. Tiếp theo bạn cần phải chăm sóc phôi nấm cẩn thận để đạt năng suất cao. Sử dụng vòi phun sương để tưới ẩm đất mỗi ngày, tùy theo điều kiện thời tiết, không tưới nhiều nước làm đất giữ nhiều nước sẽ dễ gây sâu bệnh. Sau 10 ngày thì điều chỉnh độ ẩm lên 75-90% và tránh để khô phôi.

Phương pháp ủ đất được áp dụng nhiều ở mô hình trang trại, giúp nấm phát triển tốt nhưng tốn khá nhiều diện tích và nếu xử lý đất phủ không tốt, sẽ dễ nhiễm nhiều khuẩn gây bệnh.

6.2 Không ủ đất

Ở những vườn trồng nấm nhỏ hoặc trồng tại nhà thường sử dụng cách chăm sóc, có thể đặt phôi nấm theo dạng dây treo hoặc đặt trên sàn nhà. Vừa tiết kiệm được diện tích vừa có hiệu quả cao.

Với phương pháp này, thì ngày từ đầu bạn chỉ cần sắp xếp các bịch thôi trên kệ chữ A và sau 25-30 ngày cấy meo (tơ ăn ¾ bịch) tiến hành rạch bịch và tưới nước. Luôn đảm bảo độ ẩm trong khoảng 80-90%, bằng cách cứ 5-7 ngày tưới nước lên nền nhà 1 lần. .

7/ Thu hoạch

Thời gian mỗi vụ trồng nấm linh chi kéo dài 3-4 tháng, kể từ khi cấy giống. Khi viền trắng trên tai nấm chuyển sang màu sắc đặc trưng của mỗi loại, thì cây nấm đã trưởng thành và có thể thu hoạch. Nên ngưng nước trước ngày thu hái 10 ngày (nấm bắt đầu sản sinh bào tử). Sử dụng kéo hoặc dao chuyên dụng để cắt sát gốc phần thân nấm, sau đó tiếp tục tưới nước và chăm sóc cho đợt thu hái tiếp theo.

Sau khi thu hái, bạn cần xử lý nấm sạch sẽ và phơi khô dưới nắng 2-3 ngày hoặc dùng lò sấy, sấy khô ở nhiệt độ từ 35-400oC, trong thời gian 1-4 tiếng đến khi tai nấm đã khô cứng (nếu trời mưa hoặc râm mát). Phơi khô và sấy để để bảo quản nấm được lâu hơn và tránh bị ẩm mốc.

Cứ mỗi 3kg nấm linh chi tươi, thì sẽ thu được 1kg khô, vậy với 1000 phịt phôi sẽ chỉ thu được 15-20kg sản phẩm khô. Giá thành trên thị trường rất cao, bởi giá trị và quy trình thu hái, chế biến – đóng gói cầu kỳ hơn các loại nấm khác rất nhiều.

Sau khi kết thúc mỗi vụ trồng, bạn nên xử lý khu vực trồng sạch sẽ để đảm bảo an toàn và đạt năng suất cho vụ trồng mới. Nhiều người kinh nghiệm đã chia sẻ sử dụng dung dịch thanh trùng Foocmon 1%, để vệ sinh và loại bỏ nấm mốc, tồn dư của vụ trồng trước đều hiệu quả rất tốt.

Hy vọng với những những kiến thức về cách trồng nấm linh chuẩn nhất tại nhà của Đặng Gia Trang sẽ hữu ích và giúp bạn có thêm ý tưởng để thực hiện thiết kế một vườn tiên thảo cho mình nhé! Chúc bạn thành công! Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099!

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết