Trào lưu hot trồng khoai lang thủy sinh được hưởng ứng mạnh mẽ nhiều nơi. Nhưng bạn đã biết 4 bước ngắn gọn để có cho mình một chậu khoai lang thủy sinh vừa ăn được vừa lạ mắt chưa? Hãy theo dõi bài biết của Đặng Gia Trang để tìm hiểu xem như thế nào nhé!
1/ Chuẩn bị
Để có một chậu khoai lang thủy sinh xinh xắn thì bạn cần chuẩn bị:
Bình hoặc cốc nước với kích thước và hình dạng tùy thích, tuy nhiên để tăng tính thẩm mỹ thì loại có kích thước phù hợp với củ khoai lang thì sẽ cân đối và dễ trang trí hơn.
Que tăm hoặc xiên que bằng gỗ có khả năng chịu được sức nặng của củ khoai (3-4 cái/củ lang).
Nước sơn bóng móng tay (loại không có màu, trong suốt).
củ khoai lang (hay củ lang) có kích thước phù hợp với bình hoặc cốc trồng.
Chậu trồng (nếu muốn chuyển sang trồng chậu khi cây con đã mọc quá dài).
2/ Cách trồng khoai lang
2.1 Bước 1
Sau khi chọn được củ lang phù hợp, ngâm nước 5-10 phút cho dễ chà rửa sạch bụi đất (dùng vải hoặc bàn chải chà nhẹ, tránh làm xước vỏ). Tùy vào kích thước giữa củ và cốc trồng, để giữ nguyên trạng hoặc chia củ ra.
Phủ một lớp sơn móng tay lên mặt vỏ để củ lang lên màu chuẩn và bắt mắt hơn.
2.2 Bước 2
Sử dụng que tăm xiên đều 4 phía ở vị trí ⅓ củ lang, xiên vuông góc vào tâm và sâu khoảng 1-3cm.
Chuẩn bị cốc trồng có sẵn nước ấm và đặc củ vào, sao cho ½ củ ở trong nước và ½ củ ở trên miệng cốc. Nên dùng nước lọc để củ không bị hư thối, nếu dùng nước máy thì để cho bay bớt Clo sau 6 tiếng. Hoặc kết hợp thêm dịch dinh dưỡng với cách pha 1 lít nước với 5ml (4 nấp) Trimix – DT, để cung cấp nhiều khoáng chất cho cây.
2.3 Bước 3
Khoai lang trồng thủy sinh cần được đặt ở nơi có nắng nhẹ và khoáng khí. Thường xuyên kiểm tra và thay nước khi thấy vẩn đục, khoảng 10-15 ngày/lần (mùa hè 5 ngày/lần và mùa đông 1 tháng/lần). Sau 1-2 tuần củ sẽ bắt đầu nhú mầm và xuất hiện lá non, đến 30 ngày sau thì các chồi đã phát triển xum xuê và xanh tốt.
Trồng khoai lang
2.4 Bước 4
Khi đã cây phát triển tốt, thì bạn có thể trang trí hoặc tỉa cây nhỏ đem trồng như các loại rau khác.
Nếu tiếp tục sử dụng để trang trí nơi làm việc hay không gian sống, thì bạn chỉ cần duy trì tưới nước và phơi nắng cây mỗi ngày để cây phát triển tiếp là được.
Hoặc trồng sang chậu đất, sử dụng dao hoặc kéo sắt tách mầm cây mới lớn và có rễ hoàn chỉnh, ngẫm phần rễ cây vào cốc nước ấm khoảng 24 giờ để rễ ra dài hơn. Chuẩn bị chậu có đất sạch hữu cơ SFARM (hoặc đất trộn phân bón tới xốp), rồi khéo léo đặt gốc cây vào đất và lấp đất lại. Tưới nước và chăm sóc để có được một chậu rau lang thật xanh mướt.
Bên cạnh đó, mô hình Aquaponics cũng đang được quan tâm không kém so với mô hình trồng thuỷ sinh, mời bà con xem hướng dẫn làm hệ thống Aquaponics trồng rau nuôi cá để biết chi tiết nhé!
3/ Chăm sóc khoai lang trồng thủy sinh
Cây khoai lang ưa nắng, vậy nên cần phơi nắng từ 2-3 lần/tuần giúp cây phát triển ổn định. Xịt nước lên lá và thân củ khoai lang 1-2 lần/ngày, để vỏ và mầm non không bị khô.
Trong quá trình phát triển, cây cần được cắt tỉa gọn gàng và loại bỏ lá vàng, sâu bệnh để tránh lây truyền sâu bệnh. Phần lá non và ngọn được tận dụng để chế biến thành nhiều món ngon bổ dưỡng.
Vì được trồng thủy canh trong nhà nên cây ít bị sâu bệnh hại. Nếu rễ bị thối úng thì tỉa bỏ phần hư và dùng thuốc tím 0,5%, ngân rễ 10 phút rồi rửa sạch với nước. Tiến hành thay nước và cọ rửa bình, cố định cây bằng rọ 7-15 ngày. Thay nước 2 ngày/lần đến khi cây ra rễ mới, rồi mới cho cây vào bình trồng lại bình thường.
Tùy vào giai đoạn sinh trưởng để cho thêm một ít phân bón vi sinh hoặc than hoạt tính vào nước, giúp cải thiện chất lượng nước và cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Cho thêm viên đất nung SFARM vào bình, làm giá thể cho rễ dài bám vào
4/ Điểm lưu ý khi trồng khoai lang thủy sinh
Cây sẽ vượt ngọn khi có đủ ánh sáng, vậy nên bạn có thể điều khiển sự sinh trưởng của cây (nếu muốn cây nhỏ gọn thì chỉ cấp đủ ánh sáng cho cây sinh trưởng hoặc thích cây phát triển tán rộng thi thường xuyên cho cây phơi nắng.
Khi cây đã cao lớn, thì tiến hành cắt tỉa tạo dáng thẩm mỹ hoặc đan các thân lại với nhau để cúng không bị ngã và đủ sức đứng thẳng.
Để hạn chế tảo gây hại trong nước, nên kết hợp dung dịch dinh dưỡng với oxy già hoặc thuốc tím 0,1% để tạo điều kiện giải phóng oxy làm ức chế tảo phát triển.
Nếu sử dụng bình hoặc cốc thủy tinh thì bạn có thể thả vào ít đá nhiều màu sắc hoặc một vài con cá bảy màu,cá vàng,… tạo cảm giác sinh động cho chậu thủy sinh.
Một cách trang trí sáng tạo khác, trồng khoai lang thủy sinh trong bể cá. Kiểu trồng này, chỉ cho củ tiếp xúc ít hoặc để gần mặt nước và cây sẽ hấp thụ hơi nước bốc lên mà mọc rễ xõa xuống nước.
Chỉ cần 4 bước đơn giản mà Đặng Gia Trang đã giúp bạn có được một chậu khoai lang thủy sinh vừa đẹp độc lạ vừa có rau sạch nấu món ngon. Còn chần chờ gì nữa, hãy bắt tay vào thực hiện ngay ngày hôm nay luôn nhé! Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline 0902.652.099!
*Xem thêm
- Trồng khoai tây tại nhà cho củ to đẹp chất lượng tốt
- Rau lang có tác dụng gì? Cách trồng rau lang tại nhà chuẩn nhất
- Cách trồng dưa leo thủy canh cho quả lúc lỉu