Rau lang có tác dụng gì? Cách trồng rau lang tại nhà chuẩn nhất

1649 lượt xem

Rau lang là một loài rau dân dã, được rất nhiều gia đình lựa chọn, không chỉ bởi vị ngon, bổ dưỡng mà còn vì tác dụng rau lang đem lại. Bạn hoàn toàn có thể trồng rau lang tại nhà nhưng vẫn đảm bảo được độ sạch và độ ngon bổ dưỡng của rau. Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu tác dụng và cách trồng rau lang tại nhà chuẩn nhất nhé!

1/ Đặc điểm của rau lang

Cây rau lang (tên khoa học là Ipomoea batatas) là một loại cây thân thảo dây leo có các rễ củ lớn chứa nhiều tinh bột. Đây cũng là loại cây được trồng để lấy lá và củ. Thực tế rau lang chỉ là một phần của cây khoai lang, rau bao gồm lá và ngọn non có nhiều dinh dưỡng nên được thu hái để làm chế biến thành các món ăn. Tùy vào từng giống cây mà cây rau lan có đặc điểm và màu sắc thân khác nhau. Ở nước ta, có 3 giống khoai lang phổ biến đó là khoai lang Hoàng Long, khoai lang Lệ Cần và khoai lang Bình Tân.

2/ Điều kiện sinh trưởng của rau lang

Rau lang ưa sống ở những nơi đất tơi xốp, có độ ẩm tốt và giàu độ mùn. Môi trường thuận lợi nhất để cây sinh trưởng tốt là nơi có đủ ánh sáng. Nếu trồng ở nơi thiếu sáng, màu lá của cây sẽ nhợt nhạt và thân cây thiếu sức sống. Nhưng nếu trồng cây ở nơi có khí hậu lạnh, cây cũng khó mà tươi tốt.

3/ Thành phần dinh dưỡng của rau lang

Các nhà khoa học đã cho thấy: rau chứa nhiều vitamin C và vitamin B6 ở mô trên mặt lá non và chồi hơn so với bộ phận thân dây, cuống lá và củ khoai lang. Ngoài ra, hàm lượng riboflavinvitamin B6 ở lá già nhiều hơn so với củ và lá non. Hay nói một cách khác, rau lang cũng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tương tự như củ khoai lang.

Trung bình 100g rau lang thì gồm có các chất dinh dưỡng:

  • Năng lượng: 22 kcal
  • Nước: 91,8 g
  • Protein: 2,6 g
  • Tinh bột: 2,8 g
  • Vitamin C: 11 mg
  • Vitamin BB: 900 mg
  • Nhiều chất khoáng như: 48mg canxi, 2,7mg sắt, 54mg phốt pho,….

Rau lang không chỉ là một loài rau ngon mà còn bổ dưỡng nên được rất nhiều gia đình lựa chọn.

4/ Công dụng của rau lang

Phòng ngừa táo bón

Tương tự như củ khoai lang, rau lang cũng có công dụng chữa trị táo bón hiệu quả. Nhờ đặc tính có nhiều chất xơ nên lá rau có công hiệu giúp nhuận tràng. Ngoài ra, nhựa từ lá khoai lang cũng có tác dụng trong việc ngăn ngừa chứng táo bón và nhuận trường.

Chống béo phì

Chất xơ trong rau lang sẽ khiến cho cơ thể của bạn có cảm giác no lâu hơn. Vì vậy, ăn rau sẽ giúp cho bạn quên đi cảm giác đói, rau sẽ giúp thực đơn giảm cân của bạn thêm phong phú và đa dạng hơn.

Phòng ngừa tiểu đường

Phần đọt non của rau lang có chứa chất gần giống với insulin, đây là một chất giúp giảm đường huyết, nhưng ở lá già thì các nhà khoa học không tìm thấy chất này. Do đó, thực đơn của người bị bệnh tiểu đường không thể thiếu rau.

Phòng ngừa tim mạch và đột quỵ

Rau lang còn có các chất như lutein và zeaxanthin, 2 chất này giúp phòng chống các bệnh về tim mạch cũng như đột quỵ. Hơn thế nữa, lutein còn có khả năng làm giảm lượng cholesterol ở thành động mạch.

Tuy nhiên, một lưu ý cho bạn là trong quá trình chế biến và sử dụng rau lang bạn cần hãy ăn kèm với thịt động vật để cân bằng. Rau chứa nhiều canxi, do đó rất dễ gây sỏi thận nên bạn không nên dùng liên tục với một lượng lớn trong một thời gian dài. Đặc biệt, để tránh việc hạ đường huyết đột ngột, bạn không nên ăn rau lúc đói.

rau langRau lang

5/ Chuẩn bị trồng rau lang

5.1 Đất trồng

Rau lang là loài cây dễ thích nghi và không đòi hỏi quá cao về đất. Tuy nhiên, cây phát triển tốt nhất ở loại đất ẩm giàu dinh dưỡng, tơi xốp, có độ thoát nước tốt và có pH từ 5.5 – 6. Bạn có thể chuẩn bị đất trồng theo 2 cách:

– Cách 1: Tự phối đất trồng với tỉ lệ 5 đất : 3 phân trùn quế : 2 trấu hun (hoặc mụn dừa).

– Cách 2: Sử dụng đất sạch đã được phối trộn sẵn.

Bạn có thể lựa chọn sử dụng phân trùn quế SFARM từ nhà sản xuất phân trùn quế hàng đầu nước ta. Hoặc dùng đất sạch hữu cơ SFARM loại chuyên dùng cho rau ăn lá. Đây là loại đất đã được phối trộn sẵn các thành phần hữu cơ và đầy đủ dinh dưỡng cho cây.

5.2 Giống trồng

Hiện nay thị trường có khá nhiều giống rau lang khác nhau, tùy theo sở thích cá nhân và những người thân trong gia đình mà bạn chọn loại phù hợp. Bạn có thể chọn giống trồng theo phương pháp trồng

  • Trồng bằng củ: Bạn cần chuẩn bị 1 củ khoai lang là có thể nhân trồng nhiều trong chậu.
  • Trồng bằng thân cây: Đoạn thân giống phải khỏe mạnh, không sâu bệnh và có chiều dài tầm 20cm có khoảng 5 – 6 đốt lá để làm giống.

6/ Cách trồng rau lang tại nhà

Bước 1

Bạn cho đất đã chuẩn bị vào chậu, tưới một ít nước để tạo độ ẩm vừa phải, không quá ướt cũng không quá khô cho đất.

Bước 2

Bạn ghim cây với ½ chiều dài cành vào đất theo chiều nghiêng một góc 45 độ nếu bạn trồng bằng phương pháp giâm cành, như vậy cây sẽ dễ sinh trưởng hơn. Còn nếu trồng bằng củ, bạn hãy tạo hốc đất, sau đó cho củ khoai vào trong đất, sau đó lấp đất lại là được. Một lưu ý cho bạn là đừng lấp dày hay chặt quá làm mầm không mọc lên được. Sau đó trồng bạn rải một lớp rơm mỏng lên trên và tưới ướt đẫm tất cả số rơm.

Bước 3

Sau khi trồng bạn hãy để cây ở nơi thoáng mát, thường xuyên tưới nước và vệ sinh xung quanh khu vực trồng cây. Sau khoảng 1 tháng là bạn có thể thu hoạch rau lang được.

7/ Cách chăm sóc rau lang

7.1 Tưới nước

Bạn cần tưới nước cho cây hàng ngày vào mỗi buổi sáng, vào những ngày hè, bạn có thể tưới thêm vào buổi chiều.

7.2 Bón phân

Bạn cần cung cấp phân hữu cơ như phân trùn quế cho cây nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Cứ 20 – 30 ngày bạn lại bón một đợt phân tương tự ngay cả khi đang thu hoạch để cây đủ sức cho lá.

Nếu bạn sử dụng đất sạch tự phối của SFARM thì vấn đề phân bón sẽ không khiến bạn phải đau đầu về việc đảm bảo an toàn. Bởi lẽ đất sạch đã được phối trộn sẵn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, do đó trong suất quá trình phát triển của cây thì bạn không cần bón thêm phân gì trong 60 ngày.

7.3 Phòng trừ sâu bệnh

Bạn hãy thường xuyên vệ sinh gốc rau, hạn chế để những lá rau lang vàng héo nhiều ở gốc để tránh sâu bệnh phát sinh.

Nếu trường hợp bị sâu bệnh tấn công ảnh hưởng đến năng suất, bạn chỉ nên dùng những chế phẩm sinh học để tiêu diệt. Tuyệt đối hạn chế tối đa việc dùng thuốc bảo vệ thực vật vì dễ ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn đấy.

8/ Thu hoạch

Rau lang ăn lá phát triển rất nhanh, sau khoảng 1 tháng khi trồng là bạn đã có thể bắt đầu thu hoạch. Khi thu hoạch, bạn hãy bấm ngọn bằng kéo tỉa để rau nhảy nhánh và cho nhiều lá hơn vào đợt thu hoạch sau.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tác dụng của rau lang cũng như cách trồng rau tại nhà chuẩn nhất. Sẽ thật tiện lợi khi có thể trồng rau lang tại nhà với cách trồng và chăm sóc không quá phức tạp. Vì thế, nếu có những thắc mắc, các bạn đừng ngại liên hệ qua Hotline 0902.652.099 nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết