Trồng lan tại nhà phố đang ngày càng thu hút và trở thành trào lưu dạo gần đây. Khi số lượng lan càng ngày càng nhiều mà bạn chưa biết cách bố trí sao cho đẹp? Nếu tự tay thiết kế cho vườn lan thì sẽ cần lưu ý những gì? Để có câu trả lời, hãy theo dõi bài viết này SFARM sẽ bật mí cho bạn cách để tự tay thiết kế được vườn lan ưng ý nhé.
1/ Lợi ích của việc thiết kế vườn lan
– Giúp vườn lan trở nên thẩm mỹ và sang trọng hơn.
– Là nơi bạn có thể nghỉ ngơi, thư giãn và tự tay chăm sóc những chậu lan mà mình yêu thích sau một ngày làm việc mệt mỏi, áp lực.
– Với những căn nhà không có nhiều diện tích để tạo sân vườn lớn thì việc thiết kế vườn lan trên sân thượng giúp tận dụng diện tích để trồng loại cây khác.
– Giúp hạn chế nắng nóng chiếu vào nhà, làm không khí trở nên mát mẻ dễ chịu hơn.
– Giảm khói bụi, thanh lọc không khí, tạo nên không gian sống xanh – sạch cho các thành viên trong gia đình.
– Là nơi bạn có thể nghỉ ngơi, thư giãn và tự tay chăm sóc những chậu lan mà mình yêu thích sau một ngày làm việc mệt mỏi, áp lực.
– Với những căn nhà không có nhiều diện tích để tạo sân vườn lớn thì việc thiết kế vườn lan trên sân thượng giúp tận dụng diện tích để trồng loại cây khác.
– Giúp hạn chế nắng nóng chiếu vào nhà, làm không khí trở nên mát mẻ dễ chịu hơn.
– Giảm khói bụi, thanh lọc không khí, tạo nên không gian sống xanh – sạch cho các thành viên trong gia đình.
2/ Những cách thiết kế vườn lan trên sân thượng, ban công
Phong cách vườn treo
– Vườn lan trên sân thượng được thiết kế với phong cách vườn treo đang là xu hướng được nhiều người yêu thích lựa chọn nhất hiện nay.
– Các chậu lan sẽ được treo giữa không trung, cố định bởi các dây đỡ chắc chắn trên giàn. Với cách treo này bạn có thể thỏa sức sáng tạo, chỉnh độ dài ngắn cho từng chậu mang đến thiết kế hài hòa và đầy tính thẩm mỹ.
Phong cách trồng trên thân cây
– Dùng thân cây khô/gỗ để trồng lan bởi lan dễ thích nghi, phát triển nhanh, ít sâu bệnh và có thể tạo ra số lượng hoa lan nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn.
– Phong cách trồng lan trên thân cây tạo ra không gian sinh động và chân thực cho vườn của bạn. Để giống một khu vườn mini có thể thiết kế thêm hồ nước nhỏ cùng vài tiểu cảnh phù hợp.
Phong cách lan trên đá
– Cách trồng lan trên đá khá mới mẻ, đòi hỏi kỹ năng thực hiện phức tạp nhưng mang đến không gian sân thượng vô cùng sinh động.
– Bạn có thể mua sẵn lan trồng trên đá tại các tiệm bán hoa lan lớn hoặc có thể tự thực hiện với hướng dẫn sau đây:
- Chọn tảng đá có tạo hình phù hợp để cho rễ lan dễ bám vào.
- Cho một ít đất trồng lên đá, sau đó trồng lan vào.
- Thiết kế mái che và hệ thống nước để đảm bảo đá trồng lan luôn được mát, đầy đủ độ ẩm.
- Sau khoảng 3 – 4 tháng rễ lan sẽ tự bám vào thân đá và phát triển khỏe mạnh.
Phong cách trồng lan trong chậu
– Đây là cách trồng phổ biến nhất, đặc biệt là với những căn nhà tại thành phố chật hẹp bởi có thể dễ dàng chăm sóc và di chuyển.
– Cách trồng trên chậu phù hợp với hầu hết các loại lan.
Chọn những loại chậu đẹp để tăng tính thẩm mỹ cho lan. Chọn chậu cần lưu ý: kích thước, chất lượng chậu để cây lan được phát triển tốt.
Giàn Lan có mái che
3/ Kỹ thuật làm giàn, mái che cho vườn lan trên sân thượng, ban công
3.1 Tầm quan trọng thiết kế giàn và mái che cho vườn lan
– Mỗi loài lan mang những đặc tính riêng, vì vậy việc làm giàn giúp cho chúng dễ dàng thích nghi với tiểu khí hậu, từ đó có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
– Làm giàn giúp lan tránh côn trùng gây hại, hạn chế dịch bệnh và thuận tiện trong việc chăm sóc.
– Làm giàn giúp tăng tính thẩm mỹ, và tạo sự sang trọng cho vườn lan.
– Hiện nay lan là loài cây cảnh có giá trị kinh tế cao, vì thế làm giàn còn giúp lan tránh sự phá hoại từ bên ngoài.
– Giúp dễ dàng kiểm soát thời tiết cho vườn: tránh mưa, nắng,…
– Làm giàn giúp lan tránh côn trùng gây hại, hạn chế dịch bệnh và thuận tiện trong việc chăm sóc.
– Làm giàn giúp tăng tính thẩm mỹ, và tạo sự sang trọng cho vườn lan.
– Hiện nay lan là loài cây cảnh có giá trị kinh tế cao, vì thế làm giàn còn giúp lan tránh sự phá hoại từ bên ngoài.
– Giúp dễ dàng kiểm soát thời tiết cho vườn: tránh mưa, nắng,…
3.2 Kỹ thuật làm giàn và mái che cho vườn lan
Chọn hướng làm giàn
Chọn hướng làm giàn theo hướng Bắc – Nam để lan nhận được ánh nắng buổi sáng nhiều nhất.
Chọn vật liệu và cách làm khung và trụ cho giàn lan
Sử dụng thép không gỉ làm khung và trụ giàn lan. Khâu này khó và yêu cầu chuyên môn cao vì vậy nên thuê thợ sắt tới hàn khung giàn lan.
Trụ nên dùng bằng ống thép tròn không gỉ, đường kính 5 cm hoặc 6 cm, khung làm bằng sắt hộp vuông 3 cm, dày trên 1,5mm là hợp lý nhất.
Chiều cao của giàn
Chiều cao giàn nền khoảng từ 3m – 3,5m. Nếu làm cao như vậy có thể treo được 2 tầng, tầng trên treo các loại lan ưa nắng như họ Dendro, tầng dưới là các dòng đơn thân như Ngọc Điểm (Đai Châu), Sóc Lào, Đuôi Chồn, Uyên Ương… và dưới đất có thể để được cả địa lan.
Thanh ngang – dọc bên trong giàn lan
Các thanh ngang và dọc bên trong giàn lan nên cách nhau ít nhất 50 cm để hạn chế sự lây lan sâu bệnh giữa các chậu lan, đảm bảo độ thông thoáng cho lan phát triển.
Mái che và lưới quây giàn lan
Nên phủ lưới bên trên và xung quanh giàn lan để hạn chế ánh nắng gay gắt ảnh hưởng đến Lan. Nên hàn lưới B40 xung quanh sau đó phủ lưới làm mát ra ngoài để bảo vệ vườn lan bên trong.
Nền giàn lan
Nền giàn lan nên trải 1 lớp bạt để ngăn ngừa côn trùng và cỏ dại (quét dọn sạch sẽ trước khi trải nền).
Nền giàn phải cao hơn xung quanh và tuyệt đối không để giàn bị ngập nước. Nền thoát nước tốt sẽ giúp hạn chế muỗi, dĩn, ốc sên và nhớt cộng với nhiều loại côn trùng khác phá hoại vườn lan.
Hệ thống tưới nước cho giàn lan
Nếu giàn lan nhỏ, trong vườn có đa dạng các loại lan, nhiều kiểu giá thể khác nhau thì nên tưới tay để kiểm soát lượng nước cho từng loại.
Nếu làm giàn lớn thì có thể đầu tư hệ thống tưới phun mưa, phun sương cho lan.
Trên đây là hướng dẫn cụ thể cùng mẫu thiết kế vườn phong lan đẹp, hy vọng bạn sẽ có thể thực hiện tại nhà. Hãy bắt tay vào làm ngay, liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0902.652.099 nếu gặp khó khăn bạn nhé!
=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!