Bí quyết sử dụng phân trùn quế cho hồ tiêu hiệu quả

1635 lượt xem

Trong sản xuất hồ tiêu, sử dụng phân trùn quế đem lại nhiều lợi ích to lớn đối với đất đai, cây trồng và môi trường. Về nhu cầu dinh dưỡng, tiêu cần nhiều loại dinh dưỡng quan trọng, do đó nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây hồ tiêu được khuyến cáo là lấy phân trùn quế làm trọng tâm.

Phân trùn quế là sản phẩm thu hoạch được sau quá trình tiêu hóa của trùn quế nhờ hệ vi sinh vật có lợi trong hệ tiêu hóa của trùn quế qua 6 tháng nuôi sẽ thu một lần. Vì thế, sản phẩm phân trùn quế sẽ chứa một hàm lượng vi sinh vật có lợi rất cao và hàm lượng dinh dưỡng có giá trị.

1/ Cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng

Phân trùn quế chứa một hàm lượng nguyên tố khoáng thiết yếu: đạm, lân, kali, canxi, kẽm, sắt, đồng, … với hàm lượng khá cao và hàm lượng mùn khá cao, phân trùn quế còn giúp ổn định pH đất giúp vùng đất quanh rễ cây tiêu được ổn định, khả năng giữ nguyên tố khoáng trong đất được cải thiện.

Do phân trùn quế chứa 100% chất hữu cơ tự nhiên, đặc biệt là Acid Humic có tác dụng rất tốt với sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi nằm trong đất trồng cây tiêu. Và trải qua quá trình tiêu hóa nhờ hệ vi sinh vật cộng sinh trong hệ tiêu hóa, chúng chứa một hệ sinh thái vi sinh vật rất có ích như: hệ vi sinh vật cố định đạm tự do, hệ vi sinh vật phân giải lân và các hoạt chất mang tính sinh học cần thiết cho cây tiêu như: IAA – hoạt chất sinh học kích thích các bộ phận non của cây tiêu, nhất là hệ rễ tơ của cây tiêu.

2/ Phòng ngừa bệnh hại

Ở phân trùn quế có chứa các hợp chất ‘’kháng sinh tự nhiên’’ giúp cho cây trồng tăng sức đề kháng đối với các nguồn bệnh hại và làm môi trường sống lý tưởng cho nhóm các loài sinh vật sống trong đất như: nhóm động vật không xương sống có ích và các loại vi sinh vật hữu ích có tính đối kháng như nấm Trichoderma.

Nhóm các loại sinh vật này có vai trò quan trọng đối với hoạt động phân hủy xác bã động thực vật là các nguồn phế phẩm từ sản xuất nông nghiệp để trả lại vật chất mùn, hữu cơ cho đất, làm cho môi trường canh tác cây trồng sạch sẽ hơn.

Đồng thời, làm giảm đáng kể sâu hại và nhất là tỷ lệ các bệnh chết nhanh và chết chậm trên vườn hồ tiêu.

Cây hồ tiêu có bộ rễ ăn nông, khá mẫn cảm với môi trường canh tác. Việc quan tâm chăm sóc và sử dụng các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ cho bộ rễ cây hồ tiêu khỏe mạnh sẽ rất có ý nghĩa đối với việc tăng khả năng chống chịu cho cây hồ tiêu.

3/ Bón phân trùn quế cho cây tiêu sao để mang lại hiệu quả kinh tế cao?

Phân giun quế

Phân trùn quế SFARM

Phân trùn quế được bón vào tùy thời điểm và tuổi của cây tiêu. Bón lót khi chuẩn bị trồng dây tiêu con hoặc bón mỗi vụ hằng năm thay thế phân chuồng và phân hữu cơ vi sinh.

Cách bón phân trùn quế cho tiêu:

  • Bón lót cho tiêu mới trồng: 2-3kg/ hố tiêu non
  • Bón cho tiêu đã trồng trên 1 năm:

+ Cây 1 năm tuổi: 1-2kg/lần bón

+ Cây 2-3 năm: 2-3kg/lần bón

+ Cây sau 3 năm: bón 3-4kg/lần bón

+ Cây 7 năm: bón 4-5kg/lần bón

Thời điểm bón: sau thu hoạch, xuất hiện mầm hoa, trái đang phát triển, trái chắc hạt.

(Hạn chế sử dụng các chất hóa học có đặc tính tiêu diệt cùng lúc, tránh ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật có lợi trong phân trùn quế)

Dần dần, phân trùn quế được người trồng tiêu ưa chuộng và thay thế cho phân chuồng. Phân trùn quế không cần trải qua quá trình ủ như phân chuồng theo cách cũ. Người người trồng tiêu chỉ cần mang về và sử dụng ngay, không cần qua quá trình ủ 3-4 tháng như phân chuồng vừa tốn công sức, chứa nhiều hạt cỏ, mầm bệnh có thể gây hại cho tiêu mà không thực sự hiệu quả như phân trùn quế cho cây tiêu được sử dụng trong vài năm gần đây.

Khi vườn hồ tiêu khỏe mạnh sẽ hạn chế rất nhiều việc sử dụng thuốc BVTV, giảm chi phí, tránh được những tổn thương không cần thiết cho cây trồng, giảm ô nhiễm môi trường canh tác, có lợi về sức khỏe cho người chăm sóc vườn tiêu.

Sfarm.vn

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (1 bình chọn)