Sâu sầu riêng – Cách nhận diện và phòng trị hiệu quả từng loại

1450 lượt xem

Sâu sầu riêng là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều nhà vườn sầu riêng thiệt hại nặng nề cả về năng suất lẫn chất lượng trái. SFARM sẽ giúp bà con nhận diện và áp dụng phương pháp phòng trị phù hợp. Bên cạnh đó kết hợp chăm đất để tăng sức đề kháng cho cây bằng phân trùn quế, phân gà, phân bò

1. Tổng quan về sâu hại trên cây sầu riêng

Sâu sầu riêng là một trong những nguyên nhân chính khiến năng suất và chất lượng trái sầu riêng bị giảm sút nghiêm trọng. Việc nhận diện đúng loại sâu và áp dụng biện pháp phòng trị kịp thời là yếu tố then chốt trong canh tác sầu riêng hiệu quả.

1.1. Vì sao cần kiểm soát sâu hại trên sầu riêng?

Sâu sầu riêng phát triển mạnh vào mùa mưa, gây hại từ thân, lá đến hoa và trái. Nếu không kiểm soát kịp thời, chúng dễ lan rộng và phá hủy cả vườn, ảnh hưởng đến sản lượng và giá trị kinh tế.

1.2. Tác động của sâu hại đến năng suất và chất lượng trái

Sâu hại khiến trái non dễ rụng sớm, trái phát triển bị méo mó hoặc thối nhũn từ bên trong. Ngoài ra, những vết thương do sâu để lại là cửa ngõ cho nấm, vi khuẩn xâm nhập, làm quả hỏng nhanh, giảm chất lượng thương phẩm và ảnh hưởng đến giá bán cũng như uy tín vùng trồng.

Sâu hại khiến trái non dễ rụng sớm, phát triển bị méo mó
Sâu hại khiến trái non dễ rụng sớm, phát triển bị méo mó

2. Các loại sâu sầu riêng phổ biến hiện nay

Có nhiều loại sâu sầu riêng gây hại ở các bộ phận khác nhau trên cây. Việc nhận biết đúng đặc điểm từng loại sẽ giúp nhà vườn chọn phương pháp xử lý phù hợp, hạn chế lạm dụng thuốc hóa học.

2.1. Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis)

Sâu đục trái sầu riêng là loài sâu sầu riêng nguy hiểm, chuyên tấn công quả sầu riêng từ khi còn non. Chúng phát triển rất nhanh và khó phát hiện nếu không quan sát kỹ. 

2.1.1. Đặc điểm hình thái và vòng đời

Sâu non có màu đỏ, khi trưởng thành chuyển sang màu vàng, trên cánh có các chấm đen nhỏ. Trứng thường được đẻ rải rác trên vỏ trái non. Vòng đời sâu kéo dài khoảng 2–3 tuần, trong đó giai đoạn sâu non gây hại nghiêm trọng nhất.

Sâu đục trái tấn công sầu riêng khi còn non
Sâu đục trái tấn công sầu riêng khi còn non

2.1.2. Dấu hiệu gây hại và thời điểm bùng phát

Sâu đục vào thịt quả, tạo đường hầm và để lại phân ở miệng lỗ. Thường xuất hiện rải rác đầu mùa mưa, bùng phát mạnh từ khi trái bắt đầu phát triển.

Sâu đục vào thịt trái sầu riêng
Sâu đục vào thịt trái sầu riêng

2.1.3. Cách phòng và trị sâu đục trái

Bao trái bằng túi chuyên dụng, tỉa trái non bị hại và tiêu hủy. Có thể phun thuốc sinh học gốc Bacillus thuringiensis hoặc nấm xanh, nấm trắng khi mật số sâu cao.

2.2. Sâu đục thân, đục cành (Batocera rufomaculata, Xyleborus similis)

Sâu đục thân và đục cành là nhóm sâu nguy hiểm, thường âm thầm gây hại bên trong thân cây. Chúng cắn phá gỗ, làm gián đoạn mạch dẫn dinh dưỡng và khiến cây suy yếu dần. 

2.2.1. Nhận biết sâu đục thân qua vết đùn mùn

Cây bị sâu đục thân thường xuất hiện vết chảy nhựa, đùn mùn màu nâu quanh thân hoặc cành chính. Lâu ngày cây suy yếu, khô nhánh và có thể chết.

Cây bị sâu đục thân thường xuất hiện vết chảy nhựa, đùn mùn màu nâu
Cây bị sâu đục thân thường xuất hiện vết chảy nhựa, đùn mùn màu nâu

2.2.2. Hướng xử lý và biện pháp kiểm soát

Cắt bỏ phần bị hại, dùng dây thép luồn vào lỗ đục để bắt sâu. Bôi thuốc trừ sâu gốc cúc hoặc pyrethroid vào miệng lỗ, kết hợp vệ sinh vườn sạch sẽ.

Bà con cũng có thể dùng nấm xanh, nấm trắng ký sinh diệt trứng và ấu trùng sâu đục thân. Đặt bẫy pheromone để thu hút và tiêu diệt bọ xén tóc trưởng thành, cắt đứt vòng đời sâu hại từ sớm.

2.3. Sâu ăn bông

Sâu ăn bông là loài sâu nhỏ nhưng gây ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ đậu trái sầu riêng. Chúng thường xuất hiện đúng lúc cây ra hoa, làm giảm khả năng thụ phấn. 

2.3.1. Tập tính gây hại vào giai đoạn ra hoa

Dù có kích thước nhỏ, chúng vẫn có khả năng gây hại trực tiếp đến hoa. Sâu non chủ yếu tấn công nhụy và cánh hoa, làm hoa héo, teo lại và rụng sớm trước khi kịp thụ phấn, dẫn đến tỷ lệ đậu quả thấp rõ rệt.

Sâu ăn bông chủ yếu tấn công nhụy và cánh hoa
Sâu ăn bông chủ yếu tấn công nhụy và cánh hoa

2.3.2. Phòng ngừa bằng biện pháp sinh học

Dùng đèn bẫy côn trùng trưởng thành, phun chế phẩm sinh học gốc nấm xanh hoặc Bacillus thuringiensis vào buổi chiều mát để diệt sâu non trên hoa.

2.4. Rầy phấn (Allocaridara malayensis)

Rầy phấn chích hút nhựa non làm cong lá, lá nhỏ, khô mép. Gây hại quanh năm, mạnh nhất vào mùa khô. Phun thuốc trừ rầy định kỳ, ưu tiên gốc sinh học.

Hình dáng nhận biết của rầy phấn
Hình dáng nhận biết của rầy phấn

2.5. Rầy nhảy (Lawana conpersa)

Rầy nhảy thường chích hút ở lá và cuống non, để lại mật ngọt làm phát sinh nấm bồ hóng. Cần cắt tỉa cây thông thoáng, kết hợp phun neem hoặc thuốc sinh học.

Hình dáng nhận biết của rầy nhảy
Hình dáng nhận biết của rầy nhảy

2.6. Rệp sáp (Planococcus sp., Pseudococcidae)

Rệp sáp thường tập trung ở chồi non, cuống hoa, trái. Chúng khiến cây suy kiệt, quả phát triển kém. 

 Để phòng trừ, bà con nên vệ sinh vườn, sử dụng thiên địch như bọ rùa, phun dầu khoáng hạn chế rệp.

Hình dáng nhận biết của rệp sáp
Hình dáng nhận biết của rệp sáp

2.7. Bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis)

Bọ trĩ hại sầu riêng gây xoăn lá, cháy bìa lá và hoa. Loài này thường triển nhanh trong điều kiện nắng nóng, ẩm thấp. 

Vì vậy, bà con cần luân canh, tỉa cành và phun các loại thuốc sinh học phòng ngừa.

Hình dáng nhận biết của bọ trĩ
Hình dáng nhận biết của bọ trĩ

2.8. Nhện đỏ (Eutetranychus sp.)

Nhện đỏ thường chích hút mặt dưới lá, làm lá vàng úa, rụng sớm. Nhện phát triển nhanh khi nắng nóng kéo dài. Bà con có thể phun dầu khoáng hoặc chế phẩm gốc thảo mộc để kiểm soát.

Hình dáng nhận biết của nhện đỏ
Hình dáng nhận biết của nhện đỏ

3. Biện pháp phòng ngừa tổng hợp sâu hại trên sầu riêng

Để phòng trừ sâu sầu riêng hiệu quả, cần kết hợp nhiều giải pháp theo hướng bền vững. Quản lý dịch hại thông minh giúp tiết kiệm chi phí, giảm phụ thuộc hóa chất.

3.1. Áp dụng IPM (quản lý dịch hại tổng hợp)

Áp dụng IPM không chỉ đơn thuần là dùng thuốc, mà là quá trình kiểm soát tổng thể. Nhà vườn cần canh tác theo hướng bền vững như chọn giống khỏe, trồng đúng mật độ, theo dõi thường xuyên mật số sâu sầu riêng trên vườn. 

Khi sâu vượt ngưỡng gây hại, có thể can thiệp bằng biện pháp sinh học như nấm xanh, nấm trắng, hoặc dùng thuốc hóa học chuyên biệt đúng thời điểm và đúng liều để đạt hiệu quả cao mà vẫn bảo vệ hệ sinh thái vườn.

3.2. Bảo vệ thiên địch – giải pháp sinh thái

Thiên địch là các loài côn trùng có ích, có khả năng tiêu diệt hoặc ký sinh lên sâu sầu riêng, từ đó góp phần cân bằng hệ sinh thái vườn. Giữ lại những loài như bọ rùa, ong ký sinh sẽ giúp kiểm soát sâu tự nhiên mà không cần can thiệp hóa chất thường xuyên. 

Để bảo vệ chúng, bà con hạn chế dùng thuốc phổ rộng, ưu tiên các sản phẩm sinh học, dầu khoáng hoặc thảo mộc ít độc với côn trùng có ích.

3.3. Luân canh và tỉa cành tạo thông thoáng

Bà con nên luân canh với cây trồng ngắn ngày như đậu, bắp giúp cải tạo đất và làm gián đoạn vòng đời sâu hại. Không nên trồng sầu riêng quá dày để cây có không gian phát triển. Tỉa cành định kỳ giúp tán cây thông thoáng, ánh sáng dễ xuyên qua.

3.4. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý theo từng loại sâu

Chỉ phun thuốc khi cần thiết, chọn thuốc chuyên biệt cho từng loại sâu, pha đúng liều, đúng thời điểm để đạt hiệu quả cao mà không gây kháng thuốc.

4. Câu hỏi thường gặp về sâu sầu riêng

4.1. Sâu sầu riêng xuất hiện nhiều vào thời điểm nào?

Sâu sầu riêng thường phát sinh mạnh vào mùa mưa và giai đoạn cây ra hoa – nuôi quả, khi khí hậu ẩm và cây nhiều tán lá.

4.2. Có nên dùng thuốc trừ sâu thường xuyên không?

Không nên. Việc phun thuốc liên tục dễ gây kháng thuốc và tiêu diệt thiên địch. Chỉ nên dùng khi mật số sâu cao, ưu tiên sản phẩm sinh học.

4.3. Cách nhận biết sầu riêng bị sâu đục trái sớm nhất?

Quan sát vỏ trái có vết thủng nhỏ, phân sâu màu nâu đùn ra ngoài, trái kém phát triển. Nên kiểm tra từ giai đoạn trái còn non.

4.4. Có giải pháp hữu cơ nào thay thế thuốc hóa học không?

Có. Có thể dùng nấm xanh, nấm trắng, dầu neem, dầu khoáng hoặc thiên địch như ong ký sinh, bọ rùa để thay thế thuốc hóa học trong kiểm soát sâu sầu riêng.

Chủ động phát hiện và phòng trị sâu sầu riêng là bước quan trọng để giữ vườn sầu riêng luôn xanh tốt, trái đạt chất lượng. SFARM đã hướng dẫn bà con cách nhận diện và xử lý hiệu quả, hãy áp dụng ngay cho vườn sầu riêng nhà mình. Đừng quên theo dõi SFARM Blog để cập nhật thêm nhiều kiến thức trồng sầu riêng thực tế và hiệu quả hơn mỗi mùa vụ!

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/ 

Hotline: 0902652099

Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết
envi