Kỹ thuật trồng nghệ đỏ đạt năng suất, chất lượng nhất

1713 lượt xem

Cây nghệ đỏ không chỉ là loài cây sử dụng làm gia vị mà còn được coi là một vị thuốc dân gian, là sản phẩm làm đẹp của chị em phụ nữ, được rất nhiều người ưa chuộng. Kỹ thuật trồng nghệ đỏ cũng không quá phức tạp. Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu kỹ thuật trồng nghệ đỏ đạt năng suất, chất lượng nhất nhé!

1/ Đặc điểm của cây nghệ đỏ là gì?

Cây nghệ đỏ là loài cây thân cỏ sống lâu năm có chiều cao khoảng 60 – 100cm. Cây có thân rễ thành củ hình trụ hoặc hơi dẹt, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng đến màu cam sẫm. Thân rễ có thể sống nhiều năm còn thân khí sinh thì tàn lụi hàng năm. Lá cây nghệ đỏ có hình trái xoan, thon nhọn ở hai đầu, đồng thời hai mặt đều nhẵn,lá có thể dài tới 45cm và cuống lá có bẹ. Hoa có màu vàng và hình trụ ở ngọn, lá bắc gần ngọn pha chút màu hồng ở đầu lá.

Cây nghệ đỏ chứa một lượng lớn Curcumin, đây là thành phần chính trong nhiều loại thuốc phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính. Đồng thời, củ nghệ còn có vị hơi đắng, cay the và mùi rất nồng, rất dễ nhận biết. Bên cạnh việc làm gia vị và thuốc thì nhiều nơi còn dùng nghệ làm thuốc nhuộm vải.

2/ Nên trồng nghệ đỏ vào tháng mấy?

Nghệ đỏ cũng như các loài nghệ khác, là loại cây ưa nóng, có thể trồng quanh năm nên rất phổ biến. Tuy nhiên, nghệ đỏ là loài cây cần lượng nước lớn cho việc phát triển nên thích hợp trồng vào mùa mưa và những nơi đất ẩm. Ở miền Bắc nước ta, nghệ được trồng vào tháng 2 – 4 và tháng 11 – 12. Còn ở miền Nam có độ ẩm cao, nên nghệ được tận dụng trồng vào mùa mưa.

3/ Kỹ thuật trồng cây nghệ đỏ hiệu quả nhất

3.1 Chuẩn bị đất trồng nghệ đỏ

Cây nghệ đỏ là loài cây đòi hỏi đất giàu dinh dưỡng, giữ ẩm tốt, tơi xốp và có độ thoát nước tốt. Cây nghệ sinh trưởng tốt ở đất không phèn và có độ pH từ 5,5 – 6,5. Bạn có thể chuẩn bị đất bằng 2 cách:

– Trộn hỗn phân trùn quế với đất hoặc chất mùn theo tỉ lệ 1:2.

– Sử dụng đất sạch hữu cơ đã được trộn sẵn.

Hiện tại, 2 dòng sản phẩm trên đều được sản xuất tại SFARM. Đối với phân trùn quế, được xử lý mầm bệnh khi đã qua các quy trình vi sinh vật phân giải chứa nhiều chất dinh dưỡng và vi sinh vật có lợi. Còn đất sạch hữu cơ đã trộn sẵn chuyên dụng cho rau ăn lá. Với thành phần bao gồm mùn hữu cơ, vôi nông nghiệp, trấu hun, phần gà, VSV bản địa,… Giúp cung cấp dinh dưỡng đa dạng và đầy đủ cho cây trong vòng 60 ngày.

3.2 Tiến hành thực hiện kỹ thuật trồng cây nghệ đỏ

Bước 1

Trước khi trồng cây nghệ, bạn cần cày bừa đất thật kỹ, sau đó lên luống cao khoảng 20 – 25cm với độ rộng khoảng 1m, bạn có thể chia nhỏ thành 4 hàng cách nhau từ 30 – 35cm.

Bước 2

Tiếp đến, bạn tạo một hốc sâu khoảng 8-10cm tùy thuộc vào kích thước của củ giống. Sau đó gieo mỗi hốc 1 củ nghệ rồi lấp đất lên. Một lưu ý cho bạn là đừng lấp dày hay chặt quá làm mầm không mọc lên được.

Bước 3

Sau khi đã gieo giống, bạn phủ lên một lớp phân hữu cơ như phân trùn quế với độ dày khoảng 2cm là được. Để tăng độ ẩm giúp cây sinh trưởng nhanh, bạn rải một lớp rơm mỏng lên trên và tưới ướt đẫm tất cả số rơm đó.

Bước 4

Sau khi trồng giống nghệ khoảng một tuần, bạn hãy tiến hành kiểm tra tất cả các hốc, nếu hốc không có dấu hiệu của sự nảy mầm thì bạn dặm lại để cây mọc đều hơn, nếu vẫn tiếp tục không nảy mầm thì bạn hãy nhổ bỏ.

cây nghệ đỏCây nghệ đỏ

4/ Kỹ thuật chăm sóc nghệ đỏ

4.1 Phân bón

Cây nghệ là loài cây cần đất có nhiều chất dinh dưỡng. Do đó bạn cần thường xuyên bổ sung phân hữu cơ như phân trùn quế cho cây, 2 lần/tháng. Bạn bón lên bề mặt đất trồng 1 lớp khoảng 2cm phân trùn quế là được.

Tuy nhiên, nếu sử dụng đất sạch hữu cơ trộn sẵn thì bạn không cần quá lo lắng về vấn đề phân bón. Đất trồng này đã được bổ sung các chất dinh dưỡng và sau 60 ngày bạn mới có dịp bổ sung thêm phân hữu cơ.

4.2 Tưới nước đúng cách

Bạn chỉ cần luôn giữ cho đất ẩm vì cây nghệ ko phải là loài cây ưa nước, để giảm độ thoát nước của cây, bạn có thể rải một lớp rơm lên trên bề mặt đất trồng. Bạn cần tưới nước cho cây 2 lần/ngày nếu bạn trồng vào mùa khô. Ngược lại, nếu trồng vào mùa mưa thì bạn cần chú ý độ thoát nước của cây, đặc biệt là vào những ngày mưa lớn để tránh tình trạng cây bị ngập úng và thối rễ.

4.3 Làm cỏ, vệ sinh môi trường

Trước khi gieo trồng và khi cây vẫn còn nhỏ, bạn cần thường xuyên dọn sạch cỏ xung quanh cây. Đồng thời, không nên sử dụng thuốc diệt cỏ, nó không chỉ ảnh hưởng đến tác dụng của cây nghệ, độ dinh dưỡng của đất mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn dù bạn là người trồng hay người sử dụng.

4.4 Vun gốc cho cây nghệ đỏ

Để giúp đất tơi xốp, cây có sự thông thoáng để phát triển, bạn cần vun gốc như sau:

  • Bạn cần kiểm tra độ sinh trưởng của cây, kết hợp vun gốc, làm cỏ và bón phân sau khi gieo trồng khoảng 5 – 7 ngày .
  • Tiếp tục chuẩn bị dụng cụ để vun gốc, làm cỏ và bón phân lần nữa sau 15 ngày kế tiếp.
  • Từ lần thứ 2 đến khi thu hoạch mỗi tháng bạn lại vun gốc cho cây 1 lần. Đồng thời, đến những ngày sắp thu hoạch thì bạn nên vun gốc ở phía bề mặt để tránh làm hỏng củ nghệ.

5/ Sâu bệnh hại cây nghệ đỏ

Bạn cần thường xuyên vun xới đất để không gian thoáng mát cho rễ cây tránh xảy ra việc úng rễ cũng như thối củ, vàng lá, cháy lá… Đồng thời, tỉa bớt lá cây trong khi trồng để củ được sinh trưởng tốt, có nhiều dinh dưỡng hơn và giúp vườn cây thông thoáng phòng những sâu bệnh ký sinh.

6/ Thu hoạch và bảo quản nghệ

Sau 8-9 tháng gieo trồng là bạn có thể thu hoạch củ. Dấu hiệu để biết bạn có nên thu hoạch hay không là khi bạn thấy lá nghệ đang chuyển sang màu vàng và bắt đầu tàn lụi, lúc này bạn thử cắt một vài nhánh nghệ, nếu nó có màu vàng cam đậm thì đây chính là lúc bạn có thể thu hoạch. Khi bạn xác định nghệ đã thu hoạch được rồi thì chọn một ngày khô ráo cắt bỏ hết phần thân lá và nhổ từng khóm nghệ lên và tiến hành trồng lại mùa vụ mới.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu kỹ thuật trồng nghệ đỏ đạt năng suất, chất lượng nhất. Vì vậy, nếu có những thắc mắc bạn đừng ngại liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết