2 cách trồng cây gừng tại nhà xanh tốt củ siêu to

1814 lượt xem

Gừng là loại cây dược liệu có nhiều công dụng và được dùng nhiều trong các món ăn của người Việt. Cách trồng cây gừng tại nhà rất đơn giản mà lại cho những củ gừng to, xanh tốt. Phương pháp cụ thể như thế nào? Bạn hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1/ Đặc điểm của gừng và thời vụ trồng cây gừng

Gừng (Zingiberaceae), là thực vật thân thảo có thời gian sinh trưởng lâu năm với những chiếc thân rễ bò ngang. Đặc trưng chung của gừng là thực vật tự dưỡng hay biểu sinh. Thân và rễ lớn, thường phân nhánh, các chất dự trữ tập trung nhiều ở đây.

Lá của gừng có dạng bẹ dài ôm lấy nhau trở thành thân giả, cuống ngắn và phiến lớn, ở điểm giữa cuống lá và bẹ lá có phần phụ gọi là lưỡi bẹ, thân giả này thường có mùi thơm.

Gừng có cụm hoa mọc trên ngọn thân có lá, tách biệt với thân có lá, hoặc từ giữa các bẹ lá. Cụm hoa thường có dạng chùy, chùm hay bông.

Thời vụ trồng gừng phục thuộc vào khí hậu ở từng vùng địa phương. Ở miền Bắc gừng thường được trồng vào vụ xuân, còn miền Nam trồng gừng vào đầu mùa mưa. Thời gian sinh trưởng của gừng khoảng từ 8-10 tháng.

2/ Cách trồng cây gừng trong chậu, bao xi măng

2.1 Chuẩn bị nguyên liệu

Các nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: giống gừng nên dùng gừng trâu già hoặc gừng sẻ, đất sạch, chậu trồng,..

Bạn có thể dùng những củ gừng sẵn có tại nhà, hoặc gừng trâu già trên 10 tháng tuổi, sạch bệnh, sau đó ủ ở những nơi tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào, tưới nước cho mọc mầm, đảm bảo gừng sạch bệnh, không có các vết nấm mốc, sâu đục, đây là một khâu quan trọng quyết định chất lượng củ gừng thu hoạch.

  • Chọn chậu hoặc túi ươm cây

Chậu trồng gừng nên có lỗ thoát nước ở đáy, hoặc bạn có thể tận dụng bao xi măng cũ, rửa sạch, cắt làm đôi rồi gấp mép, đục vài lỗ dưới đáy bao để thoát nước.

  • Đất trồng gừng

Đất trồng gừng nên là loại đất tơi xốp, thoát nước tốt nhưng đảm bảo giữ được độ ẩm. Loại đất tốt nhất để trồng gừng là đất phù sa.

Để đảm bảo đất sạch bệnh và đủ dinh dưỡng cho gừng phát triển tốt, bạn có thể sử dụng loại đất sạch đã được xử lý và bổ sung phân bón như đất sạch Sfarm chuyên dùng cho các loại cây dược liệu.

cách trồng cây gừngChậu gừng xanh tốt

2.2 Tiến hành trồng cây gừng trong chậu

Trước khi trồng phải ủ ẩm gừng giống, xếp những củ gừng thành đống, phun nước vào gừng 2 ngày/lần, đậy phủ 1 lớp bọc để giữ độ ẩm cho gừng. Khi gừng nảy mầm thì tách nhanh theo từng đốt. Sau khi gừng lành vết cắt có thể bôi thuốc trị bệnh diệt nấm, rệp lên củ gừng trước khi trồng. Trong quá trình ủ gừng phải kiểm tra mắt gừng, nếu bị chín ép thì phải tách bỏ trước.

Trồng trong mỗi bao từ 2 – 3 mầm, sao cho mắt mầm gừng hướng lên phía trên, sau đó lấy đất mịn phủ kín củ gừng. Ấn chặt tay giữ cho củ gừng không bị nghiêng và để cho củ gừng tiếp xúc với đất.

3/ Chăm sóc

3.1 Ánh sáng

Cây gừng thích nghi tốt trong mọi điều kiện khí hậu, nhưng phát triển mạnh nhất khi thời tiết nắng ấm, và không chịu được lạnh.

3.2 Tưới nước

Gừng là cây ưa ẩm nhưng sẽ chết nếu úng nước. Khi gừng vừa mới trồng, bạn nên tưới nước nhẹ bằng bình có vòi sen 2 lần/ngày, quan sát thấy đất vừa đủ ướt thì dừng tưới, tránh chôn sâu củ gừng sẽ bị úng nước thối củ, sau 20 ngày củ gừng sẽ ra mầm. Khi gừng bắt đầu có nhiều lá thì tưới mỗi ngày một lần.

Cần phải cung cấp vừa đủ nước trong suốt thời gian sinh trưởng. Khi thời tiết có độ ẩm cao hay trời mưa thì không cần tưới, để tránh gừng bị úng.

3.3 Bón phân

Bón phân cho gừng bằng cách ủ tro trấu, rơm mục hoặc xác lá cây mục với chế phẩm có chứa nấm đối kháng Trichoderma. Sau 20 ngày kể từ khi gừng mọc mầm thì bón bổ sung phân bò ủ hoai với phân trùn quế với tỷ lệ 1:1. Khi gừng đẻ 4-5 nhánh thì vun gốc và bón 2 tuần/lần bằng phân trùn quế, đạm cá,.. trước thu hoạch 14 ngày thì ngưng bón, chỉ tưới nước cho cây.

4/ Lưu ý khi trồng cây gừng

Trồng gừng tránh để độ ẩm cao quá làm gừng dễ bị thối. Khoảng 14 sau khi ủ, thấy gừng mọc mầm thì mang đi trồng, không để mầm quá dài sẽ dễ bị gãy trong quá trình vận chuyển. Kiểm tra các hom trước khi đem trồng, thấy những hom mềm, bị thối thì loại bỏ ngay để tránh lây lan.

5/ Cách trồng cây gừng bằng nước

5.1 Chuẩn bị giống

Giống gừng có sẵn tại nhà, hoặc gừng trâu già, gừng gié

5.2 Cách trồng và chăm sóc

Chọn những nhánh gừng già khoảng 10 tháng, đem ủ trong bóng râm và tưới nước đến khi nhú mầm. Chuẩn bị một tô nước rộng miệng, một vài que tăm hoặc que gỗ. Sau đó dùng que tăm xiên nhẹ vào phần gừng không chứa mầm, đặt gừng ngập ½ thân xuống nước, phần mầm hướng lên trên.

Thay nước cho gừng 2 ngày/lần, Khoảng 6-7 ngày các nhánh gừng bắt đầu mọc rễ và ra lá non. Bạn có thể đặt ở bàn làm việc để tạo một tiểu cảnh nhỏ trang trí, và mùi thơm tinh dầu từ gừng sẽ giúp bạn giảm stress sau những buổi làm việc căng thẳng.

6/ Sâu bệnh hại cây gừng

Giai đoạn gừng mới mọc chồi cần lưu ý ốc sên cắn ngọn gừng. Khi phát hiện ốc sên, tiến hành bắt thủ công, không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Một trong những loài sâu gây hại gừng phổ biến là sâu đục thân. Do bướm thường đẻ trứng vào đất, và khi sâu nở sẽ ăn vào phần củ của gừng dưới đất có thể dùng thuốc phun định kỳ 10 – 15 ngày/lần. Và hãy đảm bảo bạn có nguồn đất thích hợp và đảm bảo sạch bệnh để trồng gừng.

7/ Thu hoạch và bảo quản

Trồng gừng bao lâu thì thu hoạch là câu hỏi thường được đặt ra, câu trả lời là gừng có thể thu hoạch từ sau 4 tháng trồng trở đi, nếu bạn muốn để giống thì nên thu hoạch từ 9 tháng trở lên. Dùng xẻng làm vườn nhỏ xới xung quanh gốc 20 – 25 cm để thu hoạch gừng, tránh làm xây xát củ, sau đó nhổ nhẹ để lấy cả khóm củ. Tiến hành cắt lấy củ, rửa sạch đất và bạn đã có thể sử dụng gừng thành phẩm.

Gừng được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Có thể phủ một lớp đất mịn dày 1 – 2 cm lên gừng nếu bạn cần bảo quản lâu dài.

8/ Công dụng của gừng

Gừng vốn là một dược liệu quý có rất nhiều công dụng. Trong củ gừng vàng có trên 400 chất khác nhau, bao gồm tinh dầu, chất béo, các vitamin B1, B2, B6, C và nhiều chất khoáng như kali, canxi, sắt, kẽm,…

  • Gừng phòng ngừa được cảm mạo: Trong những ngày lạnh giá, bạn hãy ngậm một lát gừng tươi cho đến khi ra nước cay sẽ giúp tránh được cảm lạnh.
  • Giúp cải thiện làn da: Trong gừng có gingerol, một chất chống oxy hóa cực mạnh, giúp xóa sẹo, tàn nhang và nám trên da. Ngoài ra còn giúp giảm gàu trên da đầu và tẩy tế bào chết hiệu quả
  • Gừng chữa rối loạn tiêu hóa: Gừng giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn. Kích thích sự sinh trưởng các loại vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa, có tác dụng chống rối loạn tiêu hóa do kháng sinh.
  • Gừng giúp chống đông máu: Gừng còn được biết đến có công dụng trong trị bệnh đông máu, có khả năng ngăn chặn sự hình thành cục máu đông. Nhờ đó có thể ngăn ngừa chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim

Vừa rồi, Đặng Gia Trang đã hướng dẫn bạn 2 cách trồng cây gừng tại nhà xanh tốt, củ to đơn giản mà hiệu quả. Chúc bạn trồng thành công. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 để được giải đáp bạn nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
1/5 - (1 bình chọn)