Quy trình kỹ thuật trồng lan con từ nuôi cấy mô

1719 lượt xem

Trồng lan từ cây cấy mô mang lại nguồn kinh tế cao và rất phổ biến hiện nay. Mô hình này còn giúp bảo tồn các loại lan quý hiếm. Điều gì đã làm cho mô hình này phát triển đa dạng như vậy, bạn hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng lan con từ nuôi cấy mô như thế nào nhé!

1/ Lan cấy mô là gì?

Lan cấy mô là sản phẩm của kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật bằng đỉnh sinh trưởng từ cây mẹ. Quá trình này được thực hiện trong môi trường vô trùng và được kiểm soát chặt chẽ sự sinh trưởng, phát triển của cây con. Cây lan sẽ được mang ra vườn ươm khi đạt đủ những chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển phù hợp.

2/ Những ưu nhược điểm của phương pháp trồng lan nuôi cấy mô

2.1 Ưu điểm của phương pháp trồng lan nuôi cấy mô

Phương pháp trồng lan nuôi cấy mô đóng vai trò quan trọng với thị trường lan Việt Nam và thế giới. Với khả năng nhân nhanh, đảm bảo cây con sạch bệnh và phát triển đồng nhất, còn tiết kiệm thời gian và diện tích hơn so với trồng lan truyền thống. Bên cạnh đó, nhân giống các loại lan quý hiếm và giá trị mang lại nguồn thu nhập cao cho người trồng. Những đặc tính trên cũng góp phần duy trì và bảo vệ nguồn lan quý hiếm trong sách đỏ.

2.2 Nhược điểm của phương pháp trồng lan nuôi cấy mô

Tuy nhiên, để thực hiện quy trình trồng lan nuôi cấy mô hoàn thiện thì tốn chi phí cao bởi cơ sở thiết bị vật chất và nhiều nguồn giống quý khó tìm, giá thành cao. Phương pháp này còn đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ kỹ thuật chuyên ngành cao. Khi chuyển cây ra vườn ươm phải đảm điều kiện phù hợp để cây thích nghi trong môi trường mới.

3/ Quy trình nuôi trồng lan cấy mô từ chai

3.1 Bước 1: Chọn chai mô giống

Chọn chai mô giống rất quan trọng để nguồn cây khỏe và thích nghi tốt khi ra vườn. Dựa vào các chỉ tiêu lựa chọn như: Cây con phải khỏe mạnh, mập mạp và có bộ rễ hoàn chỉnh. Lá cây màu xanh đặc trưng của giống ban đầu.Thân đạt chiều cao từ 3-5cm (dưới 3cm cây phát triển chậm). Cây con không bị bệnh, chai vẫn còn môi trường và không nhiễm nấm.

Trồng lan cấy mô

Trồng lan từ cấy mô

3.2 Bước 2: Làm quen với môi trường sống bên ngoài vườn trồng

Chuyển chai mô từ phòng sáng ra vườn ươm, nơi có ánh sáng và nắng nhẹ. Để nguyên chai mô 5-10 ngày để cây thích nghi. Quan sát tình hình nấm bệnh và độ ẩm trong bình, nếu cây bị dập, thạch môi trường bị đảo lộn thì tiến hành ra chai ngay.

3.3 Bước 3:Tách cây lan giống ra khỏi chai

Đối với chai miệng to,thì cho nước vào và lắc nhẹ để rễ và thạch sẽ dễ dàng tách ra, dốc ngược chai và cho cây vào chậu nước. Nếu miệng chai nhỏ và có cây cao 5cm thì sau khi cho nước vào bạn nên dùng pen hay kẹp gắp chuyên dụng kẹp phần gốc và khéo léo kéo từng cây ra (phải nhẹ nhàng để cây không bị dập, gãy). Muốn đơn giản hơn, bạn chỉ cần đập chai để lấy cây ra, nhưng khá nguy hiểm vì có thể bị thương và hỏng cây.

3.4 Bước 4: Xử lý cây giống sau khi ra chai

Cây con sau khi lấy ra được cho vào chậu nước 2-3 lần, để làm sạch thạch bám trên lá, rễ. Nhẹ tay loại bỏ những bộ phận cây bị dập, hư thối và có nấm. Rửa cây trong 5 phút, tránh ngâm lâu sẽ dễ úng lá, thối rễ dần đến lúc chết khi ra vườn.

Loại bỏ nguồn bệnh trước khi ươm bằng thuốc trị nấm: Citizen 75WP/Bordeaux M25WP (pha 0.5gam/5 lít nước) ngâm cây trong 2 phút và dung dịch kích rễ: Root 2 (pha 0.8ml/5 lít nước) hoặc N3M (pha 1gam/10 lít nước) ngâm từ 5-7 phút. Vớt cây ra để ráo nước (giữ ẩm để cây không bị héo) rồi mới tiến hành trồng.

3.5 Bước 5: Chuẩn bị trồng lan cấy mô

Cần chuẩn bị chậu nhỏ cây mô, khay mô và giá thể: dớn hoặc xơ dừa, cần xử lý dớn và xơ dừa trước khi trồng:

Tiến hành ngâm dớn vào trong nước và xả nhiều lần, kết hợp ngâm nước vôi 1 ngày để diệt côn trùng, rồi rửa lại nhiều lần bằng nước.

Đối với xơ dừa (4x4cm) phơi nắng là tốt nhất hoặc ngâm qua thuốc sát khuẩn (benkona hay physan liều lượng nhẹ) rồi xả nước nhiều lần.

3.6 Bước 6: Trồng cây lan mô vào chậu nhỏ

Bước này khá đơn giản nhưng cần cẩn thận nhất. Lấy một ít dớn/xơ dừa bao quanh lấy bộ rễ rồi cho vào trong chậu mô nhỏ (cốc nhỏ). Sau đó cho các chậu này vào khay đựng chậu lan mô. Phải để hở một phần gốc có rễ và mắt ngủ trên mặt dớn/xơ dừa. Không nhét quá chặt hoặc quá nhiều giá thể, sẽ khiến cho rễ cây bí bách, dễ thối úng và khó phát triển rễ.

3.7 Bước 7: Chăm sóc sau khi trồng cây lan mô

Bạn nên phân loại cây lớn, nhỏ để dễ chăm sóc, vườn ươm phải có mái che mát, tránh nắng gắt. Hai tuần đầu bạn chỉ tưới nước, nên sử dụng hệ thống tưới phun sương hoặc bình nhỏ, tưới ướt lá và giá thể. Duy trì tưới 2 lần/ngày, tùy theo mùa và không tưới lúc 4h chiều.

3.8 Bón phân cho lan cấy mô

Phân bón cho lan mô nên phun vào buổi sáng và tùy vào từng giai đoạn sẽ có chế độ phân bón khác nhau.

Tuần thứ 3 dùng Vitamin B1/atonik với nồng độ 1ml/lít nước (2 lần/tuần).

Tuần thứ 4 trở đi có thể phun phân NPK 30-10-10 kết hợp với BiO-1 hữu cơ hoặc bón viên nén trùn quế SFARM và Vitamin B1 luân phiên từ 1-2 lần/tuần.

Nồng độ phân tưới cho lan con như sau: Phân NPK 30-10-10 dùng 0.5-1 g/lít nước. Phân hữu cơ sinh học BiO-1 dùng 1- 2 ml/lít nước và Vitamin B1 dùng 0.5-1 ml/lít nước. Chỉ pha với liều lượng 30% so với liều lượng trên nhãn dán.

3.9 Thuốc phòng trừ bệnh cho lan cấy mô

Phải phun thuốc đúng thời gian,mùa khô định kỳ 3-4 tuần/lần,mùa mưa định kỳ 1-2 tuần/ lần. Các loại thuốc trừ nấm như: dầu neem, viên nén hữu cơ SFARM, Coc85 hoặc Citizen (tránh kháng thuốc) giúp cây giống phòng một số bệnh do nấm.

3.10 Điều kiện lý tưởng

Yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng lớn đến lan cấy mô khi sinh trưởng, phát triển.

Độ nắng sáng thích hợp 60-70% và chiếu từ 6-9 giờ sáng. Độ ẩm đạt 80-90%nhiệt độ ở mức 25 độ C.

Tưới đẫm nước khi trời nắng vào buổi sáng, đến chiều chậu ráo nước thì tưới lại, nếu trời mưa không cần tưới.

Trên dưới mai hiên phải có 1 lớp lưới chống nắng 70%, lớp nilon che mưa và quanh vườn là lưới chống nắng, thoáng mát.

Đến đây thì Đặng Gia Trang đã giới thiệu đầy đủ quy trình kỹ thuật trồng lan cấy con từ nuôi cấy mô đến các bạn. Mong rằng bài viết sẽ là bài tham khảo tuyệt vời khi bạn muốn thực hiện ươm trồng lan nhé! Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline 0902.652.099!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết