Kỹ thuật nhân giống hoa cúc phổ biến hiện nay

1690 lượt xem

Hoa cúc là loài hoa mang đến sự may mắn, thịnh vượng người sở hữu. Chính vì thế mà người nông dân Việt Nam rất chuộng trồng hoa cúc kinh doanh. Trong đó, bước nhân giống là một phần quan trọng được các nông dân thực hiện thật cẩn thận. Hãy cùng SFARM tìm hiểu những kỹ thuật nhân giống hoa cúc ngay sau đây.

Hoa cúc thường được nhân giống theo phương pháp vô tính bằng các kỹ thuật như: giâm ngọn, tỉa chồi con ở gốc cây mẹ.

1/ Nhân giống cúc bằng phương pháp tỉa chồi con từ cây mẹ

– Quanh gốc hoa cúc thường mọc ra những chồi non cạnh gốc cây mẹ. Chúng ta có thể tỉa chồi con đem trồng.

– Cây tỉa chồi thường mọc rất khỏe nên chất lượng cho hoa rất tốt nhưng thời gian từ khi trồng đến ra hoa lâu hơn so với cây giâm cành và còn nhược điểm là thời kỳ nở hoa không đồng đều.

– Cần thường xuyên vun gốc, chăm sóc cây mẹ kỹ càng để có nhiều chồi non tốt (gọi là mầm giá). Mầm giá phát sinh xung quanh gốc cây mẹ nhiều hay ít còn tùy thuộc vào giống, điều kiện chăm bón và đất tốt hay xấu. Các giống cúc mới như: CN93, CN97, Vàng Đài loan Tím sen thường đẻ nhiều mầm giá nhất.

2/ Nhân giống cúc bằng phương pháp giâm cành (giâm ngọn)

Giâm ngọn, giâm cành là phương pháp nhân giống chính hiện đang được áp dụng phổ biến trong sản xuất giống hoa cúc. Hệ số nhân giống cúc theo phương pháp này đạt 15 – 20 lần so với các phương pháp khác. Để nhân giống bằng giâm cành cần thiết phải chăm sóc tốt vườn cây mẹ và áp dụng các kỹ thuật mới trong giâm cành.

2.1 Kỹ thuật trồng cây mẹ

– Chọn giống tốt, sạch bệnh, trồng theo khoảng cách 15x15cm mật độ 400.000cây/ha, lên luống cao và tạo rãnh thoát nước. Vị trí trồng cần phải cao ráo, kín gió và có điều kiện làm nhà che nilon đơn giản, có lưới che để điều chỉnh được cường độ ánh sáng.

– Sau trồng khoảng 12 – 15 ngày tiến hành bấm ngọn lần 1, sau 20 ngày thì tiến hành bấm ngọn lần 2. Việc bấm ngọn có tác dụng tạo tán, tạo nhiều mầm chồi cho cây bố mẹ. Khi nhánh dài khoảng 12 – 15cm thì tiến hành lấy 3 nhánh phát triển tốt.

– Sau 25 ngày tiến hành cắt cành lần 1, mỗi cây mẹ cắt được 3 – 4 cành đem giâm. Tiếp tục cắt lần 2, lần 3, mỗi lần cách nhau 25 ngày. Theo cách nhân giống trên mỗi vụ (4 tháng) 1 ha cây mẹ cho 4 triệu cành giâm có chất lượng tốt đủ trồng cho 10 ha vườn sản xuất.

– Phân bón: Phân chuồng hoai: 2,5-3 tấn. Vôi bột: 80-100kg.

  • Phân hóa học:30-35kg urê + 100kg super lân + 25kg kali đỏ.
  • Hoặc: 100kg NPK (13-13-13+TE) +15kg urê + 45kg super lân.

– Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi bột và ½ super lân. Các phần còn lại thì bón 8-9 lần bón thúc, 10-15 ngày/lần bón.

– Chăm sóc: Tưới nước đủ ẩm, làm sạch cỏ dại, chiếu điện bổ sung và phòng trừ sâu bệnh hại.

2.2 Kỹ thuật giâm cành

– Tiêu chuẩn cành giâm: nên chọn những cánh bánh tẻ, không quá già, cũng không quá non. Chiều dài cành giâm từ 6 – 8cm, số lá thật còn 4 – 5 lá, lá cây xanh tốt, không có biểu hiện sâu bệnh chứng tỏ sức sống của cành giâm tốt.

– Mật độ, khoảng cách: tùy thuộc vào giống và thời vụ giống có cành to thì khoảng cách 3x3cm (1000 cành/m2), giống cành nhỏ: 2,5 x 2,5cm (1600 cành/m2 ). Nếu giâm cành mùa thu giâm dày hơn mùa hè.

– Nên cắt vào buổi sáng và giâm ngay, để lâu cành bị mất nước và nhiễm bệnh dẫn đến tỷ lệ sống không cao. Khi cắt hom nên cắt vát 30 độ để tăng diện tích tiếp xúc cành nhanh ra rễ.

– Giá thể giâm cành là loại tơi xốp, thoát nước tốt, có sẵn chất kích thích ra rễ IAA. Tiện lợi hơn cho bạn khi đã có giá thể ươm giống SFARM, đã phối trộn đủ đầy thành phần tơi xốp, giàu dinh dưỡng, chứa kích thích sinh trưởng hữu cơ. Cắm hom giống trên giá thể, có mái che, sau đó phun đậm nước giữ ẩm cho hom và tạo điều kiện để hom ra rễ.

– Sau giâm 12 – 15 ngày, rễ cành giâm dài 2 – 3cm, mỗi cành có 3 – 5 rễ là có thể trồng ra vườn sản xuất.

3/ Giâm ngọn

+ Là phương pháp thông dụng nhất. Khi cây hoa cúc đã tàn, cắt bỏ phần trên cách mặt đất 10 – 15cm. Sau 15 ngày cây sẽ đâm ra nhiều tược non. Cắt ngọn 6 – 7cm đem giâm. Chọn ngọn bánh tẻ để giâm vì nếu ngọn quá non làm cây dễ mất nước dẫn đến chết héo, nếu ngọn quá già sẽ không lấy được dinh dưỡng để nuôi ngọn trong thời gian chưa ra rễ.

+ Ngọn giâm cần cắt vát gần sát mắt để tăng diện tích tiếp xúc với giá thể ươm, nước và kích thích mau ra rễ.

+ Khi giâm ngọn cần chú ý:

+ Đất giâm ngọn phải làm kĩ, đất dễ thoát nước. Đất giâm thường là cát hoặc tro trấu.

+ Cắt ngọn để giâm nên cắt vào sáng sớm, cắt xong đưa ngay vào chỗ mát và giâm liền. Khoảng cách giâm 4 – 5 cm, làm giàn che cho cây, để giảm nhiệt độ, tránh bốc thoát hơi nước.

+ Tưới 3 – 4 lần/ngày, khoảng 10 ngày sau ngọn đã ra rễ thì gỡ bỏ giàn che, chừa khoảng 50% ánh sáng để cây tập quen với nắng. Sau 2 – 3 ngày thì cho nắng hoàn toàn rồi đem trồng. Thời gian giâm cây con 15 – 20 ngày.

4/ Cấy mô

Để tạo điều kiện thuận lợi cho cây con khoẻ, sinh trưởng phát triển tốt ở ngoài sản xuất, cây cấy mô sẽ được chuyển tiếp qua giai đoạn vườn ươm. Để cây đạt tỷ lệ sống cao, cần được chăm sóc và có các giá thể phù hợp. Trồng vào giá thể ươm giống SFARM, tỷ lệ sống của cúc cấy mô đạt trên 85%. Sau khoảng 2 – 3 tuần cây phát sinh lá và rễ mới, chuyển cây ra vườn trồng. Trong giai đoạn này chỉ cần tưới nước cho cây mà không cần phải bón thêm phân hay thuốc diệt nấm vì giá thể ươm giống SFARM đã đủ đầy dinh dưỡng, chứa nấm đối kháng Trichoderma.

Vậy là SFARM đã nêu rõ các phương pháp nhân giống hoa cúc dành cho trang trại. Hy vọng sẽ giúp cho bà con nông dân có thể thực hiện hiệu quả.

Sfarm.vn

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết