Cách trồng và chăm sóc hồng chùm son đơn giản nhất

1907 lượt xem
Ngày nay, trên thị trường hoa cảnh, hoa hồng là một trong những loại cây đa dạng về giống và màu sắc hoa. Trong đó, hồng chùm son là cây cảnh được sử dụng phổ biến để trang trí cảnh quan, khuôn viên vườn nhà vì có sắc hoa hồng như son môi đẹp mắt. Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu về hồng chùm son cũng như cách trồng và chăm sóc loại cây này nhé! 

1/ Nguồn gốc của hồng chùm son

Hoa hồng chùm son là một giống hồng nội, có nguồn gốc ở làng hoa Sa Đéc, Đồng Tháp, đây là nơi trồng hồng nổi tiếng của Việt Nam. 

2/ Phân bố của hồng chùm son

Hồng chùm son có sức sống mạnh mẽ, khả năng chịu hạn, chịu mưa, kháng sâu bệnh khá tốt. Cây khá thích hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta nên được trồng khá phổ biến ở nhiều khu vực khác nhau từ Nam ra Bắc.

3/ Đặc điểm của hồng chùm son

Cây hoa hồng chùm son thuộc họ cây bụi thấp, cành và thân cây nhỏ, mảnh mai và mềm. Lá hơi thuôn dài, màu xanh đậm hơi nhám, rìa lá có răng cưa nhỏ. Hoa có màu hồng như son môi, nở thành chùm từ 5 – 8 bông, đường kính hoa 2 – 3 cm, mỗi hoa có từ 3 – 5 lớp cánh. Hoa có hương thơm nhẹ, dịu ngọt, độ bền hoa từ 5 – 6 ngày và ra hoa liên tục trong năm.

4/ Điều kiện sinh trưởng của hồng chùm son

Hồng chùm son chịu ẩm nhưng đòi hỏi đất trồng phải dinh dưỡng và thoát nước tốt. Lượng nắng cần thiết cho cây là 6 – 8 giờ nắng một ngày. Cây tương đối dễ trồng và sinh trưởng tốt khi trồng trong chậu hoặc trồng trực tiếp ngoài đất.

Hong Chum Son

5/ Lợi ích và ứng dụng của hồng chùm son

Hoa hồng chùm son có màu sắc tươi tắn, hoa có độ bền cao nên thường được sử dụng trong trang trí cảnh quan, sân vườn, ban công. Chúng cũng mang ý nghĩa mang đến may mắn cho người trồng. Ngoài ra, cánh hoa sấy khô có thể dùng ướp trà. Hoặc dùng để pha nước tắm, xông hơi mặt, tạo hương thơm cho người sử dụng.

6/ Chuẩn bị trồng hồng chùm son

6.1 Vị trí trồng

Hồng cổ Sơn La là loại ưa sáng nên trồng ở nơi có nhiều ánh sáng cây sẽ phát triển và cho hoa đẹp, cây cho hoa quanh năm nhưng đặc biệt khi thời tiết quá nóng nực hoa sẽ nhỏ và nhạt màu, nên khi nắng gắt quá ta cũng nên dùng lưới che cây lại.

6.2 Đất trồng

Đất trồng hoa hồng chùm son nên có thành phần đất sét, tơi xốp, thoát nước tốt. Có thể tham khảo công thức phối trộn như sau: đất phù sa; phân chuồng hoai mục; mụn xơ dừa; xỉ than; trấu hun (2 : 2 : 1 : 1 : 1), trộn đều và ủ Trichoderma trước khi trồng vài ngày.

Hiện nay, nhiều nhà vườn ưa chuộng sử dụng đất trồng hoa kiểng của SFARM để trồng hồng cổ Sơn La. Bởi được phối trộn tiện lợi, đầy đủ dinh dưỡng và hoàn toàn sạch mầm bệnh cho cây.

6.3 Chọn cây giống

Chọn mua cây giống tại những cửa hàng cây cảnh uy tín để đảm bảo cây sạch bệnh. Chọn cây giống có cành nhánh mập mạp, khỏe mạnh, không có dấu hiệu sâu bệnh, lá xanh tốt. 

7/ Kỹ thuật trồng hồng chùm son

Có thể lót xỉ than, trấu hun hoặc viên đất nung phía dưới đáy để tăng độ thoát nước cho chậu, rải thêm một ít phân bón lót trước khi trồng. Cây giống sau khi mua về dùng kéo cắt bọc bên ngoài, giữ nguyên bầu đất rồi để vào giữa chậu. Thêm đất trồng đã phối trộn vào cách miệng chậu 2 – 3 cm và nén nhẹ tay để cố định cây. Tưới đẫm nước, đem cây vào mát khoảng 3 – 5 ngày sau đó mới mang ra ngoài phơi nắng dần cho cây. 

8/ Cách chăm sóc hồng chùm son sau khi trồng

8.1 Ánh sáng

Hồng chùm son là cây ưa sáng, ưa nắng nên được trồng nơi có thể hứng được 5 – 6 tiếng mỗi ngày để cây quang hợp tốt hơn. Ánh nắng quá gay gắt sẽ làm cháy thân lá và hoa sẽ nhỏ không có tính thẩm mỹ.

8.2 Tưới nước

Vào mùa khô, tưới nước cho cây 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều mát, chỉ tưới xung quanh gốc không tưới lên lá và hoa, hạn chế tưới vào ban đêm sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển gây hại cho cây. Vào mùa mưa khi ẩm độ không khí tăng cao, lượng nước tưới ít lại, 2 – 3 ngày tưới một lần, tránh để cây bị úng ngập.

8.3 Cắt tỉa và tạo dáng

Thường xuyên tỉa bớt những cành nhỏ, cành mang hoa đã tàn tầm 2 – 3 đốt lá vì những cành này làm cây yếu đi, cho hoa nhỏ không có tính thẩm mỹ. Tỉa thêm những cành không có ngọn để tập trung dinh dưỡng, việc tỉa cành sẽ làm thông thoáng cây, tạo tán đẹp đồng thời hạn chế sâu bệnh, kích thích cây đâm hoa và chồi non. 

8.4 Bón phân

Trước khi trồng sang chậu mới hoặc trồng xuống đất vườn cần bón lót bằng phân chuồng hoặc phân lân để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây.

Khi cây hoa hồng cho hoa, thì tiến hành bón phân hữu cơ (phân trùn quế, phân chuồng hoai…) cho cây, loại phân có chứa Nitơ, Photpho hoặc Kali để cây ra hoa nhiều và tốt bền hơn. Hạn chế sử dụng các sản phẩm kích thích ra hoa liên tục sẽ dễ làm suy kiệt cây.

8.5 Phòng trừ sâu bệnh

Trong thời gian chăm sóc cần chú ý đến một số sâu bệnh hại thường gặp và cách khắc phục để cây phát triển một cách tốt nhất.

Nhện đỏ

  • Dấu hiệu: Hút dịch bào trong mô lá tạo ra các vết chích nhỏ li ti không có hình dạng nhất định.
  • Biện pháp: Tưới nước dạng vòi phun để rửa trôi nhện bám trên các bộ phận của cây và phun thuốc phòng định kỳ 20 ngày/lần.

Rệp

  • Dấu hiệu: Hút chích nhựa cây làm đọt non ngừng sinh trưởng hay hoa ngừng nở, biến dạng.
  • Biện pháp: Phun thuốc trị rệp hoặc sử dụng thiên địch là bọ rùa. 

Bọ trĩ

  • Dấu hiệu: Hút chích nhựa cây làm xoăn đọt lá, cây ngừng sinh trưởng.
  • Biện pháp: Phun thuốc định kỳ 7 – 10 ngày/ lần, loại bỏ những bộ phận bị bọ trĩ gây hại.

Phấn trắng

  • Dấu hiệu: Cây xuất hiện các vết đốm trắng trên lá và đọt non, làm mất khả năng quang hợp.
  • Biện pháp: Chọn giống kháng bệnh, không để đọng nước tạo điều kiện ẩm thấp nhất là vào mùa mưa, cắt tỉa những cành già, cành bị bệnh để tạo sự thông thoáng. Nếu bệnh lây lan nhanh và nhiều có thể can thiệp bằng cách sử dụng thuốc BVTV.

Đốm đen

  • Dấu hiệu: Cây xuất hiện các vết đốm đen trên lá già lẫn non, thân và nụ hoa. 
  • Biện pháp: Sử dụng giống kháng bệnh, trồng hồng trên giàn, cách ly với mặt đất, sử dụng cân đối phân bón. Tránh trồng với mật độ quá dày, cắt tỉa và thiêu hủy lá bệnh.

Gỉ sắt

  • Dấu hiệu: Mặt dưới lá xuất hiện các vết bệnh có dạng ổ nổi màu da cam hay màu sắt gỉ, lá mất màu xanh chuyển sang vàng nhạt.
  • Biện pháp: Đặt cây ở nơi thông thoáng, không trồng với mật độ quá dày, cắt tỉa những nhánh hồng bị yếu, thu gom và tiêu hủy lá bệnh. Dùng thuốc phòng trừ nấm bệnh hay thuốc gốc Đồng có phổ tác dụng rộng phun định kỳ cho cây. 

9/ Phương pháp nhân giống hồng chùm son

Hoa hồng chùm son được nhân giống chủ yếu theo phương pháp là giâm cành. 

Phương pháp giâm cành

Cành giâm được cắt từ nhánh bánh tẻ của cây mẹ, khỏe mạnh, không có sâu bệnh và ưu tiên chọn những cành hoa đã tàn. Dùng dao hoặc kéo thật bén để vết cắt không bị dập nát, cắt vác một đoạn cành có chiều dài khoảng 30 cm, lặt bỏ hết lá và nhúng phần gốc cắt vào thuốc kích rễ để cành giâm dễ ra rễ, tỷ lệ sống cao hơn. 

Chuẩn bị một cái chậu nhỏ, cho đất trồng rồi cắm cành giâm sâu khoảng 2 – 3 cm. Sau 10 – 15 ngày, cành giâm sẽ đâm chồi non, vẫn chăm sóc, tưới nước đều đặn khoảng 25 – 35 ngày, cành sẽ bắt đầu ra rễ. Từ 2 – 2,5 tháng, bộ rễ đã phát triển ổn định lúc này có thể sang chậu cho cây.

10/ Những lưu ý khi trồng hồng chùm son

  • Sử dụng đất trồng tơi xốp và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trước khi trồng.
  • Tưới nước là điều kiện thiết yếu cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
  • Bón thêm phân đạm và những dưỡng chất cần thiết đúng liều lượng.
  • Ngoài ra, cũng cần chú ý đến việc phòng trừ sâu bệnh, cắt tỉa những cành lá rườm rà, lá úa, tạo điều kiện thuận lợi để cây được phát triển tốt nhất.

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về giống hồng chùm son cũng như cách trồng và chăm sóc giúp cây cho hoa đẹp. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết