Hoa hồng rễ trần – phân loại và cách trồng hiệu quả

1973 lượt xem

Sở hữu một vườn hồng với nhiều giống hoa, đa dạng màu sắc và kích thước sẽ luôn là ao ước của nhiều người yêu hồng. Tuy nhiên, việc đầu tư chi phí vào những chậu hồng to, khỏe, đẹp thì lại không hề rẻ tí nào. Vì vậy, trồng hoa hồng rễ trần trở thành lựa chọn của nhiều người đam mê loại cây này. Hồng rễ trần nếu không nắm rõ cách chăm bón, rất có thể tiền mất mà cây cũng chết theo một cách uổng phí. Vì vậy, nếu bạn còn hoang mang về cách trồng hồng từ cây rễ trần, tham khảo ngay biện pháp trong bài viết này của Đặng Gia Trang nhé!

1/ Hồng rễ trần gồm những loại nào?

Hồng rễ trần được hiểu đơn giản là giống hoa hồng có bộ rễ hoàn chỉnh, tuy nhiên bộ rễ này được hiện rõ ra bên ngoài mà không được bao bọc bởi bầu đất. Vì vậy, việc mua hồng rễ trần sẽ có nhiều thuận tiện cũng như giá thành hợp lý. Hiện nay, hồng rễ trần trên thị trường thường gồm ba dạng chính gồm:

  • Rễ trần gốc dại: đặc điểm là gốc to, bộ rễ khỏe mạnh. Khi bạn đặt mua bạn chỉ nhận được gốc hồng không có lá, cành bị cắt ngắn. Ưu điểm của hồng rễ trần gốc đại là cây khỏe, mau đâm chồi mới, chồi to và đặc biệt là mau ra hoa nếu bạn chăm sóc tốt. Về cơ bản thì hồng gốc đại rễ trần có tỷ lệ sống cao nhất, tuy nhiên người trồng phải biết kỹ thuật chăm sóc hoa hồng cơ bản.
  • Rễ trần giâm cành: Đặc điểm của loại này là phong phú về giống hoa, giá thành thấp. Rễ trần giâm cành có đặc điểm là bộ rễ còn khá non, qua quá trình vận chuyển có khả năng làm hư hỏng bộ rễ. Loại này khi trồng sẽ có tỉ lệ sống rất khá thấp, những cây sống phát triển chậm.Ưu điểm của loại giống này là giữ nguyên được hệ gen, màu hoa không bị đột biến.
  • Rễ trần gốc ghép: Bản chất của loại giống này là nhà vườn lấy mắt ghép của các giống hồng có giá trị để ghép vào gốc tầm xuân (hoa hồng dại). Loại này có tỷ lệ sống cao, cây thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam. Khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt, giữ được kiểu gen của giống hoa. Tuy nhiên do gốc là cây tầm xuân nên trong quá trình phát triển có thể chồi tầm xuân mọc lên từ gốc. Bạn nên chú ý và tỉa chồi tầm xuân để tập trung chất dinh dưỡng cho chồi hoa hồng.

2/ Thời điểm trồng

Nên mua giống cây hoa hồng rễ trần vào khoảng tháng 10 hoặc tháng 3. Không nên mua vào lúc thời tiết quá nóng, cây sẽ dễ bị sốc nhiệt.

3/ Đất trồng

Đất trồng cây hoa hồng rễ trần phải có độ tơi xốp cao, thoáng khí, thoát nước tốt và nhiều dinh dưỡng hữu cơ. Giá thể gồm: đất sạch, tro trấu, xỉ than, phân trùn quế, viên đất nung,…

Các thành phần trên được phối hợp với tỉ lệ phù hợp, tro trấu trước khi sử dụng nên được xử lý trước để đảm bảo an toàn cho cây. Viên đất nung nên chọn loại size nhỏ, dùng trộn đều vào giá thể cũng như lót đáy chậu để tăng tính thoát nước và thoáng khí cho giá thể.

Vì cây rễ trần cần có nhiều dinh dưỡng để phát triển cũng như dinh dưỡng này phải ở dạng dễ tiêu để cây không bị ngộ độc, phân trùn quế sẽ là phân hữu cơ lý tưởng giúp cây phát triển rễ, thân, lá một cách tốt nhất.

Lưu ý không nên dùng phân vô cơ hay phân bò, gà tươi vì sẽ khiến cây dễ nhiễm độc.

cach-trong-hoa-hong-re-tran

4/ Cách trồng và chăm sóc

Bước 1: Kiểm tra và cắt bỏ những cành không đạt yêu cầu

Khi nhận được cây giống rễ trần, bạn cần kiểm tra xem tình trạng hiện tại của cây và cắt bỏ ngay những cành úa, héo, khô hoặc có dấu hiệu héo, chỉ giữ lại những cành tươi.

Bước 2: Xử lý chống nấm

Trước khi trồng, nên ngâm sơ cây với dung dịch nấm Trichoderma để đề phòng các loại nấm bệnh tấn công đến cây.

Bước 3: Trồng cây

Lót một lớp viên đất nung dày khoảng 1-2 mm ở đáy chậu giúp thoát nước tốt. Cho giá thể trồng vào khoảng ⅔ chậu, từ từ đặt cây vào ngay giữa, cố định vị trí cây, tiếp tục cho phần giá thể còn lại vào. Chú ý không quá nén chặt giá thể.

Bước 4: Tưới cây

Sau khi ổn định hồng vào chậu, tiếp tục tưới dung dịch kích rễ (liều lượng theo hướng dẫn từng loại, thông thường 1 ml pha với 1 lít nước). Lưu ý, lúc này cây đang còn yếu, tuyệt đối không được bón phân vô cơ vào thời điểm này. Dung dịch kích rễ được tưới 7 ngày 1 lần trong vòng 1 tháng đầu tiên.

Bước 5: Chăm sóc cây

Khi hoàn thành việc trồng cây, cần đặt cây ở chỗ thoáng mát. Chú ý tưới cho cây một lần vào sáng hoặc chiều. Sau 3 – 4 ngày có thể đưa cây ra chỗ có nắng hơn một chút để cây thích nghi dần với thời tiết nhưng không nên để nơi có nắng sau 12 giờ. Sau khoảng 2 đến 3 tuần khi cây đã bật mầm, tuỳ thể trạng của cây và mầm lúc đó, các bạn có thể đưa cây ra chỗ nắng hẳn. Thời gian này có thể xịt nước lên thân cây cho mát cây.

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
4.9/5 - (15 bình chọn)