Tất tần tật về hoa hồng ngoại không thể bỏ qua

1674 lượt xem
Hoa hồng ngoại là loại hoa hồng đã được thuần hoá với khí hậu nước ta. Nhiều loài thích nghi tốt và nhiều loài đã xảy ra biến dị, khiến loài hoa này được săn đón rất nhiều.
Sau đây, qua bài viết này hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu tất tần tật về hoa hồng ngoại không thể bỏ qua nhé!

1/ Đặc điểm chung của hoa hồng ngoại

Hoa hồng ngoại là giống hoa hồng được nhập khẩu từ các nước trên thế giới, được thuần hoá và nhân giống tại nước ta. Hoa hồng ngoại có đa dạng màu sắc và kiểu dáng, thường có hoa to và thơm. Hiện nay, ở nước ta có hơn 300 giống hoa hồng ngoại khác nhau. Các giống này thích nghi tốt ở nhiều điều kiện và có khả năng ra hoa quanh năm.

2/ Điều kiện sinh trưởng của hoa hồng ngoại

Tương ứng với mỗi giống hồng ngoại khác nhau và sẽ có điều kiện sinh trưởng khác nhau cho mỗi loài:

– Hồng ngoại thích nghi tốt với khí hậu nắng nóng: Một số giống hồng ngoại chỉ cho rải rác hoa vào mùa lạnh và rất sai hoa vào mùa nóng như: Cẩm My, Cẩm Thuý,… Ở trong điều kiện thời tiết càng nắng nóng, cây càng sinh trưởng tốt và sặc sỡ.

– Hồng ngoại thích nghi tốt ở khí hậu mát mẻ: Một số giống hồng ngoại, dù đã được thuần hoá ở khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, nhưng vẫn giữ đặc tính thích lạnh. Đây là những giống sai hoa vào vụ Đông Xuân như: Cát vũ, Huyền Bích, Tuyết Nhung,… Ở các vùng khí hậu mát mẻ, cây sẽ ra hoa quanh năm.

3/ Các loại hoa hồng ngoại được “săn đón” nhất

– Hoa hồng Keira: Là một trong những giống hồng ngoại đẹp nhất. Với màu hồng trắng tinh khôi cùng cánh hoa dày đều, hồng Keira mang vẻ đẹp khiến nhiều người mê đắm.

– Hoa hồng Juliet: Là loại hoa có giá trị lên đến hàng triệu đô. Hoa thường có màu cam nhạt hoặc vàng. Với đường nét đặc trưng từ kiểu dáng đến màu sắc, hoa hồng Juliet khiến nhiều người phải ngắm nhìn.

– Hoa hồng Pas De Deux: Là loại hoa xuất xứ từ Nhật Bản và cũng là loại hoa được yêu thích nhất ở Việt Nam. Hoa hồng Pas De Deux thường mang màu hồng cánh sen và màu đỏ nhung đặc trưng.

– Hoa hồng Beatrice: Là một trong những giống hồng có giá trị cao. Hoa Beatrice có màu vàng chanh, cánh hoa kép và có bông lớn.

– Hoa hồng Misaki rose: Là giống hồng xuất xứ Nhật Bản, có màu trắng phớt và hoa to. Misaki rose mang một vẻ đẹp tinh tế và hương thơm khó tả.

Hoa Hong Ngoai

4/ Chuẩn bị trồng hoa hồng ngoại

4.1 Chậu trồng

Bạn hoàn toàn có thể trồng hoa hồng ngoại trực tiếp vào đất hoặc trồng bằng chậu. Khi chọn chậu trồng bạn nên lưu ý:

– Chậu phải có kích thước tương ứng và phù hợp với kích thước cây. Không nên chọn chậu quá nhỏ vì sẽ hạn chế sự phát triển của cây. Cũng không nên chọn chậu quá lớn vì sẽ lãng phí và khiến chậu cây không cân đối.

– Chậu phải có lỗ thoát nước, chậu nhỏ có thể có 1 lỗ, chậu lớn nên có 3-4 lỗ. Lỗ ở chậu giúp chậu nhanh chóng thoát nước và giúp cây không bị úng khi nước tưới quá nhiều.

4.2 Đất trồng

Đất để trồng hoa hồng ngoại yêu cầu phải có đủ dinh dưỡng, thoát nước tốt và sạch bệnh.

Để tiện nghi và mang hiệu quả tốt nhất, bạn có thể sử dụng loại đất trộn sẵn như Đất trồng hoa và cây cảnh để trồng cây.

Mặt khác, nếu bạn muốn tự phối trộn đất cho mình, bạn có thể sử dụng hỗn hợp: 50% Đất phù sa: 30% Xơ dừa/Trấu: 15% Phân trùn quế: 4% Đá Perlite: 1% chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma.

Lưu ý, thành phần đất trồng phải không mang mầm bệnh (bào tử nấm hay trứng côn trùng). Bạn có thể thêm 1 ít vôi vào đất rồi phơi ải 2-3 ngày trước khi phối trộn để đảm bảo tiệt trùng.

4.3 Vị trí đặt chậu

Tuỳ vào đặc tính của giống hồng ngoại bảo bạn để chọn vị trí cho phù hợp. Thông thường, bạn có thể đặt cây nơi thông thoáng, có nhiều ánh sáng mặt trời. Không nên đặt chậu ở nơi ẩm thấp, kín gió và ít ánh sáng vì sẽ kìm hãm sinh trưởng của cây.

5/ Cách trồng hoa hồng ngoại

Để tiến hành trồng hồng ngoại trong chậu, bạn có thể làm theo các bước sau:

– Bước 1: Rải một lớp sỏi mỏng hoặc sỉ than vào đáy chậu nhằm giúp chậu thoát nước tốt.

– Bước 2: Cho phần giá thể đã chuẩn bị vào 1/3 chậu, nén đều rồi đặt cây vào chính giữa chậu. Lưu ý, bạn phải loại bỏ lớp bầu nilon ở rễ trước khi vào chậu.

– Bước 3: Lấp phần giá thể còn lại vào chậu cho đến khi cách miệng chậu 1cm. Dùng cọc cố định thân cây, tưới nước và đặt cây ở nơi râm mát để chăm sóc.

6/ Cách chăm sóc hoa hồng ngoại

6.1 Chăm sóc hoa hồng ngoại mới mua về

Khi mới mua cây về, để đảm bảo cây thích nghi tốt với điều kiện mới, bạn phải thực hiện các bước sau:

– Gỡ bỏ phần giấy carton và băng keo quanh chậu để tạo độ thông thoáng cho cây.

– Đưa cây vào nơi râm mát, tưới gốc và để qua ngày.

– Tiến hành thay chậu cho cây: Cẩn thận gỡ bỏ lớp chậu cũ, tiến hành thay đấy và giá thể cho cây. Lưu ý, nên giữ lại một phần bầu đất cho cây. Tưới nước và đặt cây vào nơi râm mát.

– Ngày thứ 3 đến ngày thứ 5, đưa cây ra phơi nắng vào lúc sáng sớm 5-7 giờ và lúc chiều muộn 16-18 giờ trong vòng 2 tiếng.

– Ngày thứ 6 trở đi, đưa hẳn cây ra nơi sáng. Khi thấy cây có dấu hiệu héo và thấy đất trong chậu bị khô, lúc này mới tưới nước cho cây.

– Trong giai đoạn 15-20 ngày đầu trồng, bạn không cần phải bón phân cho cây.

6.2 Chăm sóc hoa hồng ngoại sau khi trồng

– Chọn hướng nắng: Hãy đảm bảo cho chậu hồng ngoại của bạn nhận được ánh sáng ít nhất 6 giờ/ngày. Trong điều kiện cây bị phát triển lệch tán, bạn nên hướng phần tán bị khuyết về phía mặt trời, lúc này cây sẽ phát triển đều tán hơn.

– Tưới nước: Tuỳ vào điều kiện mỗi vùng mà bạn nên có chế độ tưới khác nhau. Nhìn chung, bạn hãy tưới phun nhẹ cho cây vào buổi sáng và chiều muộn. Tưới với lượng nước vừa đủ, không tưới úng cũng không để nước đọng trên lá cây vào buổi tối.

– Bón phân: Định kỳ 14 ngày/lần bạn nên bón thúc để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Bạn có thể sử dụng 1 trong 2 hoặc cả 2 loại phân: Phân trùn quế và NPK 20:20:15. Đối với phân trùn quế, bạn có thể bón bằng 20g/chậu, còn đối với NPK, bạn chỉ nên bón 1 muỗng cà phê/chậu.

– Cắt tỉa: Bạn nên thực hiện cắt tỉa cây thường xuyên. Cắt bỏ những lá già, cành yếu hay những nhánh hoa đã tàn. Đồng thời tiến hành tạo tán cho cây sau mỗi đợt hoa.

– Phòng sâu bệnh: Bạn nên kiểm tra tình trạng cây thường xuyên để có hướng xử lý kịp thời. Đồng thời phun thuốc phòng nấm định kỳ 10-14 ngày/ lần cho cây. Ngoài ra, cần tiến hành dọn vệ sinh vườn mỗi tháng để tiêu diệt các ổ bệnh có trong khu vườn nhà bạn.

7/ Cách nhân giống hoa hồng ngoại

– Nhân giống bằng hom: Tiến hành chọn cành bánh tẻ của cây, cành có độ lớn bằng chiếc đũa. Cắt tỉa tất cả nhánh phụ và lá của cành. Cắt cành thành từng đoạn 15cm, mỗi đoạn chứa 4-6 mắt. Dùng dao sắc gọt phần đáy hom cho thật nhẵn, rồi nhúng vào thuốc kích rễ NAA hay IAA 2000ppm. Cắm cành hom vào giá thể đất và tưới nước cho hom.

– Nhân giống hoa hồng ngoại bằng chiết cành: Chọn một cành bánh tẻ khoẻ mạnh. Tiến hành khoanh 2 vòng, cách gốc cành 1 khoảng 5 cm. Bóc lớp vở giữa ra và dùng dao cạo sạch lớp nhựa phía bên trong. Sau 1 tuần, tiến hành bôi thuốc kích rễ vào vị trí chiết và dùng bọc đất để bầu cây lại. Sau khoảng thời gian 1 tháng, cây sẽ ra rễ mạnh và có thể cắt để trồng sang chậu.

Hoa hồng ngoại là loại hồng phổ biến và có nhiều giống khác nhau. Bạn nên tuỳ vào điều kiện vùng miền và sở thích mà lựa chọn giống trồng sao cho phù hợp. Mọi vấn đề cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ đến Hotline 0902.652.099 để được hướng dẫn nhanh và chính xác nhất nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết