Tất tần tật về hoa hồng ngoại không thể bỏ qua

2772 lượt xem
Hoa hồng ngoại đang dần chiếm cảm tình của người yêu hoa tại Việt Nam bởi vẻ đẹp kiêu sa và hương thơm quyến rũ. Bài viết dưới đây từ SFARM sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các dòng hoa hồng ngoại phổ biến, ưu – nhược điểm, kỹ thuật trồng, kết hợp với các loại phân bón phổ biến như: phân trùn quế, phân gà hữu cơ, phân bò ủ vi sinh,… và những lưu ý đặc biệt để hoa bung nở đẹp quanh năm. Hãy cùng khám phá!

1. Đặc điểm chung của hoa hồng ngoại

Hoa hồng ngoại là cách gọi chung cho các giống hoa hồng được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam. Chúng sở hữu nhiều đặc tính đặc biệt về hình dáng, màu sắc và hương thơm, thu hút người yêu hoa hồng và các loại hoa nói chung trên khắp thế giới.

1.1 Nguồn gốc và tên gọi

Hoa hồng ngoại phần lớn có nguồn gốc từ châu Âu, đặc biệt là Anh, Pháp và Đức. Mỗi giống hoa thường mang tên gắn liền với nhân vật, địa danh hoặc sự kiện nổi tiếng. Các giống nổi bật như Juliet, Claire Austin hay Abraham Darby không chỉ đẹp mà còn mang ý nghĩa văn hóa đặc trưng.

1.2 Điểm khác biệt so với hoa hồng nội

So với hoa hồng trồng trong nước, hoa hồng ngoại có kiểu dáng đa dạng, cánh hoa dày, tênh tái và hương thơm quyến rũ hơn. Khả năng lặp hoa nhanh, chống chịu sau khi thu hoạch giúp chúng trở thành lựa chọn ưa chuộng của người chơi hoa tại Việt Nam.

2. Điều kiện sinh trưởng của hoa hồng ngoại

Tương ứng với mỗi giống hồng ngoại khác nhau và sẽ có điều kiện sinh trưởng khác nhau cho mỗi loài:

  • Hồng ngoại thích nghi tốt với khí hậu nắng nóng: Một số giống hồng ngoại chỉ cho rải rác hoa vào mùa lạnh và rất sai hoa vào mùa nóng như: Cẩm My, Cẩm Thuý,… Ở trong điều kiện thời tiết càng nắng nóng, cây càng sinh trưởng tốt và sặc sỡ.
  • Hồng ngoại thích nghi tốt ở khí hậu mát mẻ: Một số giống hồng ngoại, dù đã được thuần hoá ở khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, nhưng vẫn giữ đặc tính thích lạnh. Đây là những giống sai hoa vào vụ Đông Xuân như: Cát vũ, Huyền Bích, Tuyết Nhung,… Ở các vùng khí hậu mát mẻ, cây sẽ ra hoa quanh năm.
Tất tần tật về hoa hồng ngoại
Tất tần tật về hoa hồng ngoại

3. Các loại hoa hồng ngoại được “săn đón” nhất

Hoa hồng ngoại mang đến sự phong phú về hình thái và sắc màu, đáp ứng nhiều nhu cầu chơi hoa. Mời bà con cùng tham khảo một số loại hoa hồng ngoại đẹp và phổ biến nhé!

  • Juliet: Màu cam đào nhẹ, hương thơm nhẹ, phôm cúp tròn sang trọng
  • Claire Austin: Màu trắng tinh khôi, cánh hoa xếp lớp duyên dáng, hương mát
  • Abraham Darby: Hồng cam rực rỡ, cánh xoắn, hương mạnh
  • Queen of Sweden: Hồng nhạt, hình chén, tươi tắn
  • Golden Celebration: Vàng sáng, phôm hoa lớn, hương ngọt
  • Blue Moon: Tím xanh lạ, một trong những giống độc lạ
  • Mary Rose: Hồng đậm truyền thống, cánh hoa dày
  • Pat Austin: Cam sáng, lặp hoa tốt, hương đậm
  • Bishop’s Castle: Hồng nhung, cực thơm, dễ chăm
  • Soeur Emmanuelle: Phôm tròn, cánh hoa nhẵn, hương mê hoặc
  • Huntington: Hồng cổ điển, tán rộng, rất sai hoa
  • Spirit of Freedom: Hồng cánh mỏng, hương quyến rũ, tán mềm mại
  • Pierre de Ronsard: Hồng cánh viền trắng, kiểu dáng hoài cổ
  • Snow Goose: Hoa nhỏ, mọc thành chùm, rất sai hoa
  • Keira: Cánh hoa gợn sóng, màu hồng loang nhẹ, vẻ đẹp tự nhiên
  • Hoa hồng Pas De Deux: Là loại hoa xuất xứ từ Nhật Bản và cũng là loại hoa được yêu thích nhất ở Việt Nam. Hoa hồng Pas De Deux thường mang màu hồng cánh sen và màu đỏ nhung đặc trưng.
  • Hoa hồng Beatrice: Là một trong những giống hồng có giá trị cao. Hoa Beatrice có màu vàng chanh, cánh hoa kép và có bông lớn.
  • Hoa hồng Misaki rose: Là giống hồng xuất xứ Nhật Bản, có màu trắng phớt và hoa to. Misaki rose mang một vẻ đẹp tinh tế và hương thơm khó tả.

Xem thêm: Top 70 các loại hoa hồng xinh đẹp nhất, dễ trồng tại nhà

4. Chuẩn bị trồng hoa hồng ngoại

4.1 Chậu trồng

Bạn hoàn toàn có thể trồng hoa hồng ngoại trực tiếp vào đất hoặc trồng bằng chậu. Khi chọn chậu trồng bạn nên lưu ý:

  • Chậu phải có kích thước tương ứng và phù hợp với kích thước cây. Không nên chọn chậu quá nhỏ vì sẽ hạn chế sự phát triển của cây. Cũng không nên chọn chậu quá lớn vì sẽ lãng phí và khiến chậu cây không cân đối.
  • Chậu phải có lỗ thoát nước, chậu nhỏ có thể có 1 lỗ, chậu lớn nên có 3-4 lỗ. Lỗ ở chậu giúp chậu nhanh chóng thoát nước và giúp cây không bị úng khi nước tưới quá nhiều.

4.2 Đất trồng

Đất để trồng hoa hồng ngoại yêu cầu phải có đủ dinh dưỡng, thoát nước tốt và sạch bệnh.

Để tiện nghi và mang hiệu quả tốt nhất, bạn có thể sử dụng loại đất trộn sẵn như Đất trồng hoa và cây cảnh để trồng cây.

Mặt khác, nếu bạn muốn tự phối trộn đất cho mình, bạn có thể sử dụng hỗn hợp: 50% Đất phù sa: 30% Xơ dừa/Trấu: 15% Phân trùn quế: 4% Đá Perlite: 1% chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma.

Lưu ý, thành phần đất trồng phải không mang mầm bệnh (bào tử nấm hay trứng côn trùng). Bạn có thể thêm 1 ít vôi vào đất rồi phơi ải 2-3 ngày trước khi phối trộn để đảm bảo tiệt trùng.

4.3 Vị trí đặt chậu

Tuỳ vào đặc tính của giống hồng ngoại bảo bạn để chọn vị trí cho phù hợp. Thông thường, bạn có thể đặt cây nơi thông thoáng, có nhiều ánh sáng mặt trời. Không nên đặt chậu ở nơi ẩm thấp, kín gió và ít ánh sáng vì sẽ kìm hãm sinh trưởng của cây.

4.4 Phân bón khởi đầu

SFARM Pb01 là dòng phân trùn quế cao cấp đã được giảm ẩm qua hệ thống nhà màng 1 cách tự nhiên nhất, sau đó sàng lọc và rây mịn bằng hệ thống máy xử lý chuyên nghiệp.

Đây là loại phân hữu cơ cung cấp đạm, lân, kali và vi sinh có ích cho đất, giúp cây hạn chế bị nóng sau khi trồng. Phân dễ sử dụng, an toàn và thích hợp cho mọi giai đoạn phát triển của hoa hồng ngoại.

Tất tần tật về hoa hồng ngoại
Tất tần tật về hoa hồng ngoại

5. Cách trồng hoa hồng ngoại

Để hoa hồng ngoại phát triển tốt và cho hoa đẹp, việc trồng đúng kỹ thuật là rất quan trọng.

5.1 Trồng bằng cây con nhập ngoại

Cây con nhập ngoại thường được đóng bầu hoặc dạng bare-root (cây trần rễ). Trước khi trồng, nên ngâm rễ cây trong nước pha dung dịch kích rễ khoảng 2-4 giờ. Sau đó đặt cây vào chậu đã chuẩn bị sẵn đất, lấp đất ngang cổ rễ và nén nhẹ. Tưới đẫm nước và để cây ở nơi râm mát vài ngày trước khi đem ra nắng.

5.2 Trồng bằng hom cành (chiết, giâm cành)

Với phương pháp này, nên chọn hom khỏe, không sâu bệnh, có 2-3 mắt lá. Cắt vát phần gốc hom, nhúng vào dung dịch kích rễ rồi giâm vào đất ẩm, tơi xốp. Giữ ẩm liên tục và che nắng nhẹ trong 10-15 ngày đầu. Sau khi cây ra rễ, có thể chuyển sang chậu lớn để chăm sóc tiếp.

5.3 Trồng bằng hạt

Để tiến hành trồng hồng ngoại trong chậu, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Rải một lớp sỏi mỏng hoặc sỉ than vào đáy chậu nhằm giúp chậu thoát nước tốt.
  • Bước 2: Cho phần giá thể đã chuẩn bị vào 1/3 chậu, nén đều rồi đặt cây vào chính giữa chậu. Lưu ý, bạn phải loại bỏ lớp bầu nilon ở rễ trước khi vào chậu.
  • Bước 3: Lấp phần giá thể còn lại vào chậu cho đến khi cách miệng chậu 1cm. Dùng cọc cố định thân cây, tưới nước và đặt cây ở nơi râm mát để chăm sóc.

6. Cách chăm sóc hoa hồng ngoại

6.1 Chăm sóc hoa hồng ngoại mới mua về

Khi mới mua cây về, để đảm bảo cây thích nghi tốt với điều kiện mới, bạn phải thực hiện các bước sau:

  • Gỡ bỏ phần giấy carton và băng keo quanh chậu để tạo độ thông thoáng cho cây.
  • Đưa cây vào nơi râm mát, tưới gốc và để qua ngày.
  • Tiến hành thay chậu cho cây: Cẩn thận gỡ bỏ lớp chậu cũ, tiến hành thay đấy và giá thể cho cây. Lưu ý, nên giữ lại một phần bầu đất cho cây. Tưới nước và đặt cây vào nơi râm mát.
  • Ngày thứ 3 đến ngày thứ 5, đưa cây ra phơi nắng vào lúc sáng sớm 5-7 giờ và lúc chiều muộn 16-18 giờ trong vòng 2 tiếng.
  • Ngày thứ 6 trở đi, đưa hẳn cây ra nơi sáng. Khi thấy cây có dấu hiệu héo và thấy đất trong chậu bị khô, lúc này mới tưới nước cho cây.
  • Trong giai đoạn 15-20 ngày đầu trồng, bạn không cần phải bón phân cho cây.

6.2 Chăm sóc hoa hồng ngoại sau khi trồng

  • Chọn hướng nắng: Hãy đảm bảo cho chậu hồng ngoại của bạn nhận được ánh sáng ít nhất 6 giờ/ngày. Trong điều kiện cây bị phát triển lệch tán, bạn nên hướng phần tán bị khuyết về phía mặt trời, lúc này cây sẽ phát triển đều tán hơn.
  • Tưới nước: Tuỳ vào điều kiện mỗi vùng mà bạn nên có chế độ tưới khác nhau. Nhìn chung, bạn hãy tưới phun nhẹ cho cây vào buổi sáng và chiều muộn. Tưới với lượng nước vừa đủ, không tưới úng cũng không để nước đọng trên lá cây vào buổi tối.
  • Bón phân: Định kỳ 14 ngày/lần bạn nên bón thúc để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Bạn có thể sử dụng 1 trong 2 hoặc cả 2 loại phân: Phân trùn quế và NPK 20:20:15. Đối với phân trùn quế, bạn có thể bón bằng 20g/chậu, còn đối với NPK, bạn chỉ nên bón 1 muỗng cà phê/chậu.
  • Cắt tỉa: Bạn nên thực hiện cắt tỉa cây thường xuyên. Cắt bỏ những lá già, cành yếu hay những nhánh hoa đã tàn. Đồng thời tiến hành tạo tán cho cây sau mỗi đợt hoa.
  • Phòng sâu bệnh: Bạn nên kiểm tra tình trạng cây thường xuyên để có hướng xử lý kịp thời. Đồng thời phun thuốc phòng nấm định kỳ 10-14 ngày/ lần cho cây. Ngoài ra, cần tiến hành dọn vệ sinh vườn mỗi tháng để tiêu diệt các ổ bệnh có trong khu vườn nhà bạn.
Tất tần tật về hoa hồng ngoại
Tất tần tật về hoa hồng ngoại

7. Cách nhân giống hoa hồng ngoại

  • Nhân giống bằng hom: Tiến hành chọn cành bánh tẻ của cây, cành có độ lớn bằng chiếc đũa. Cắt tỉa tất cả nhánh phụ và lá của cành. Cắt cành thành từng đoạn 15cm, mỗi đoạn chứa 4-6 mắt. Dùng dao sắc gọt phần đáy hom cho thật nhẵn, rồi nhúng vào thuốc kích rễ NAA hay IAA 2000ppm. Cắm cành hom vào giá thể đất và tưới nước cho hom.
  • Nhân giống hoa hồng ngoại bằng chiết cành: Chọn một cành bánh tẻ khoẻ mạnh. Tiến hành khoanh 2 vòng, cách gốc cành 1 khoảng 5 cm. Bóc lớp vở giữa ra và dùng dao cạo sạch lớp nhựa phía bên trong. Sau 1 tuần, tiến hành bôi thuốc kích rễ vào vị trí chiết và dùng bọc đất để bầu cây lại. Sau khoảng thời gian 1 tháng, cây sẽ ra rễ mạnh và có thể cắt để trồng sang chậu.

8. Giá hoa hồng ngoại và nơi mua uy tín

Hoa hồng ngoại có giá thành khá đa dạng, tùy theo giống, độ tuổi cây và hình thức nhập khẩu.

8.1 Mức giá phổ biến tại Việt Nam

Tại Việt Nam, cây giống hoa hồng ngoại dạng hom dao động từ 30.000 – 80.000 VNĐ/cây. Cây nhập bare-root từ châu Âu có giá khoảng 150.000 – 300.000 VNĐ, tùy theo nhà cung cấp và giống hoa. (Giá cập nhật tháng 04/2025).

8.2 Kinh nghiệm chọn nơi mua giống uy tín

Nên chọn mua ở các cửa hàng chuyên về cây cảnh, vườn ươm có tiếng hoặc sàn thương mại điện tử có đánh giá tốt. Ưu tiên đơn vị có cam kết bảo hành cây trong thời gian đầu và có tư vấn kỹ thuật chăm sóc.

8.3 Phân biệt cây chuẩn ngoại và cây “lai”

Cây chuẩn ngoại thường có tem nhập khẩu hoặc mã giống rõ ràng, cành to khỏe, lá dày, không sâu bệnh. Trong khi đó, cây “lai” thường có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn nhưng hoa nhỏ, màu sắc và mùi hương kém đặc trưng so với giống gốc.

Tất tần tật về hoa hồng ngoại
Tất tần tật về hoa hồng ngoại

Tổng kết lại, hoa hồng ngoại không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ cao mà còn là niềm đam mê đáng đầu tư cho những ai yêu thích sự tinh tế trong từng cánh hoa. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích để bạn bắt đầu hoặc nâng tầm khu vườn hồng của mình. Đừng quên theo dõi SFARM Blog để cập nhật thêm nhiều kiến thức làm vườn thú vị nhé!

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:
Website: https://sfarm.vn/
Hotline: 0902652099
Zalo:CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết