Kỹ thuật trồng hoa hồng ngoại Masora rose cho hoa xinh lung linh

1727 lượt xem
Tin chắc rằng Masora rose sẽ làm cảm xúc của bạn vỡ òa trong lần gặp đầu tiên. Những cành hoa ngọt ngào hòa trong màu nắng, sẽ níu chân được bất cứ ai đi ngang qua. Cả mùi hương tươi mát và khả năng siêu hoa quanh năm, đều là những lý do khiến chúng gây sốt thị trường thời gian qua. Còn gì phù hợp hơn hoa hồng Masora để mở màng bộ sưu tập hoa của bạn nhỉ? nhưng bạn còn đắn đo vì kỹ năng trồng hoa của mình thật tệ? Hãy chia sẻ những điều đó và Đặng Gia Trang sẽ hướng dẫn bạn cách trồng chi tiết và đơn giản nhất nhé!

1/ Đặc điểm hoa hồng masora

Hoa hồng Masora được sinh ra bởi Teizo Yoshiike tại đất nước Nhật Bản (2009).Là giống hồng ngoại nhưng chúng lại phát triển rất tốt với khí hậu nhiệt đới ở nước ta, dù là khu vực mát mẻ tại Đà Lạt, các tỉnh phía bắc hay những nơi ấm nóng như Sài Gòn thì chúng vẫn có thể dễ dàng thích nghi.

Cây phân nhánh tốt (cao 1,2m và rộng 0,8m), ít gai và có dạng bụi hoặc leo bán lên tường rào. Các lá non có màu đỏ tía mọc dày đặc, khi lớn viền lá uốn nhẹ và có màu xanh mướt. Cây sinh trưởng mạnh và khả năng kháng sâu bệnh hại tốt.

Masora rose là loại hồng ngoại cắt cành siêu hoa về: Kích thước (bán kính hoa 7-9cm) và độ lặp hoa (4-5 tuần/lứa hoa). Thuộc kiểu hoa form khum và được ghép từ các cánh kép (120-150 cánh hoa) màu vàng cam. Có thể cho hoa chùm từ 3-5 bông. Cánh hoa dùng để làm trà hoa, mứt hoa hồng và tạo ra chiết suất tinh dầu sử dụng cho mỹ phẩm, nước hoa,…

Mùi hương khi hoa nở thoang thoảng như trái cây có tác dụng an thần và thư giãn hiệu quả, sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng. 

2/ Cách trồng masora rose

2.1 Lựa chọn giống 

Giống đạt chất lượng tốt thì cây mới phát triển khỏe mạnh được. Bạn nên mua cây giống tại cửa hàng uy tín và chọn những cây không có bệnh, cành nhánh cứng cáp, không bị dập gãy và đặc biệt phải có nhiều mắt trên thân.

2.2 Giá thể và đất trồng

Hoa hồng Masora có thể trồng được trong chậu và dưới đất. Dù lên chậu hay hạ thổ đều cần có đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng.

Đất sạch hữu cơ SFARM là một sản phẩm tuyệt vời cho các giống hồng ngoại, với các nguyên liệu hữu cơ thiết yếu đã được phối trộn đầy đủ và hợp lý và tạo điều kiện để cây phát triển toàn diện.

Nếu thích trải nghiệm thì bạn cũng có thể thử tự phối trộn theo tỉ lệ 5:3:2 bao gồm đất thịt + trấu hun + phân hữu cơ. Trong đó, phân hữu cơ có thể là phân trùn quế SFARM hoặc các loại phân chuồng đã xử lý hoai mục hoặc ủ vi sinh.

Để trồng hoa hồng Masora vào chậu, bạn nên chọn loại chậu có bán kính từ 50cm trở lên và cao khoảng 30-40cm là phù hợp nhất. Chọn được chậu thì cho đất trồng vào ½ chậu, nhẹ nhàng xé bầu ươm để rễ không bị tổn thương. Sau đó đặt bầy cây vào giữa chậu và lấp đất lên đầy miệng chậu.

Khi hoàn thành, bạn cần tưới nước và để cây nơi thoáng mát khoảng 7 ngày để cây hồi phục, bạn có thể mang cây ra nắng và chăm sóc bình thường khi cây đã thích nghi.

Hoa Hong Masora

3/ Cách chăm sóc

3.1 Ánh sáng

Masora rose cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng, giúp hoa đậm màu hơn và lâu tàn. Mỗi ngày chúng thích được phơi nắng từ 6-8 tiếng và tránh nắng gắt trực tiếp sẽ dễ làm cháy lá cho cây. Vậy nên có thể đặt chậu hoa ở các vị trí như ban công, sân thượng hay trước hiên nhà,…

3.2 Tưới nước

Là loại khá ưa ẩm nên hoa hồng Masora cần được duy trì tưới nước 2 lần/ngày, tốt nhất vào sáng sớm trước 8h và chiều mát 4-5h. Không tưới vào buổi trưa nắng gắt hoặc khi đêm tối, sẽ gây tổn thương rễ và dễ bị nấm bệnh. Điều kiện mưa nắng cũng làm ảnh hưởng đến việc tưới nước và có thể dùng nước vo gạo pha loãng tưới cây, sẽ cung cấp vitamin B1 cho cây.

3.3 Bón phân

Các giống hoa hồng đều cần hỗ trợ dinh dưỡng từ phân bón và Masora rose cũng không ngoại lệ.

Sau 10-15 ngày trồng thì cây bắt đầu ra rễ, bạn có thể sử dụng NPK 20-20-15 pha loãng (50-100gr/10-15l nước) tưới cho cây và chu kỳ tưới cácn 20-30 ngày/lần. Khi cây đã lớn hơn nên tăng lượng phân bón và cũng tăng thời gian định kỳ tươi phân.

Nên kết hợp bón phân hữu cơ để cây phát triển cân bằng. Dùng phân trùn quế SFARM hoặc các loại phân hữu cơ như: Phân gà, phân bò, đạm cá,… đã được tiến hành ủ hoai mục hoặc ủ vi sinh rồi mới sử dụng bón 7-10 ngày/lần với liều lượng hợp lý.

3.4 Cắt tỉa

Hoa hồng Masora chỉ nên giữ lại những nụ chín nếu cây ra quá nhiều nụ, bạn có thể giúp chúng cắt tỉa bớt nụ dự, hoa tàn, cành tăm và lá vàng,… Để tạo dáng cây theo ý thích, giúp cây thông thoáng và hạn chế sâu bệnh, đặc biệt là giữ sức cho cây nuôi hoa hoặc sinh chồi mới.

3.5 Phòng sâu bệnh

Cách để phòng ngừa sâu bệnh hại cho Masora rose là phải kiểm tra chọn giống sạch bệnh và thường xuyên quan sát cây để kịp thời phát hiện, điều trị đúng lúc.

Đối với các loại sâu hại: Nhện đỏ, rệp, bọ trĩ,… gây xoắn ngọn, khô và rụng lá và chất dinh dưỡng của cây bị hút hết. Nếu thấy các biểu hiện này, thì bạn có thể dùng xà phòng pha loãng hoặc dầu dầu neem (100ml/16l nước) phun 3 lần và từ 2-3 ngày/lần, phun xịt trực tiếp lên sâu hại. Hoặc sử dụng các loại thuốc đặc trị như chế phẩm Bio Herb, Bio Meta,…

Các bệnh hại: Đốm lá, vàng lá, phấn trắng,… làm xuất hiện các dấu vết khác thường trên lá, héo rụng lá dẫn đến chết cây. Để điều trị, bạn cần tỉa bỏ các phần sâu bệnh và tiêu hủy ở khu vực khác, sử dụng Nano bạc (50ml/16l nước) phun cách nhau 2-3 ngày và duy trì 3 – 4 lần để có hiệu quả tốt nhất. Một số chế phẩm tương tự bạn có thể tham khảo: Bio Garlic, Anisaf, các chế phẩm từ nấm trichoderma,… 

Những thông tin hướng dẫn trong bài viết có giúp bạn tự tin hơn, để đưa hoa hồng Masora về nhà chưa nào? Đặng Gia Trang rất mong chờ phản hồi và các ý kiến đóng góp của bạn, về những trải nghiệm trong quá trình trồng hoa hồng Masora xinh xắn này. Bạn cũng có thể tham khảo bài viết và thử áp dụng luôn cho những giống hoa hồng khác nhé! Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline 0902.652.099!

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết