Cách trồng và chăm sóc hoa hồng cổ son môi ra hoa rực rỡ

1709 lượt xem
Nằm trong nhóm hồng cổ Việt Nam, hoa hồng Ngọc Lộ hay hoa hồng Son Môi được đánh giá là giống hồng lạ nhất, hiếm nhất và đắt nhất hiện nay. Cách trồng cũng như chăm sóc hoa không quá cầu kỳ. Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc hoa hồng cổ son môi (ngọc lộ) ra hoa rực rỡ nhé!

1/ Nguồn gốc hồng cổ son môi

Hoa hồng Ngọc Lộ hay hồng cổ Son Môi được nhiều người chơi hoa truyền tai nhau rằng hoa hồng Ngọc Lộ có nguồn gốc từ Pháp và được du nhập vào nước ta giống như hồng cổ Sapa và vân khôi.Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bài báo khoa học hay những chứng cứ xác thực điều đó. Tại nước ta, hoa hồng Ngọc Lộ phân bố ở khu vực miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,…

2/ Đặc điểm của hoa hồng cổ son môi

Hoa hồng cổ son môi là một giống hồng sống lâu năm, có thân bụi cao. Cây có khả năng chống chịu được sâu bệnh thường gặp ở hoa hồng, sinh trưởng và phát triển khỏe trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nên được rất nhiều người săn đón. Theo các đội khai thác hồng cổ chuyên nghiệp thì hoa hồng Ngọc Lộ là giống hồng lạ nhất, hiếm nhất và đắt nhất hiện nay. Hoa hồng Ngọc Lộ lạ vì thường cho 20-30 nụ/chùm có khi trên 50 nụ trong khi kích thước bông lại tương đối lớn từ 5 – 7cm. Cây cho hoa quanh năm, cứ mỗi 5 – 8 tuần lại cho một lứa hoa mới. Ngoài ra, hoa còn có hương thơm cực mạnh của hương cổ điển như nước hoa hồng Pháp nên hoa thường xuyên xuất hiện nhiều ong mật vây quanh, nhất là vào buổi sáng sớm lúc hoa mới nở.

3/ Cái tên hoa hồng “Son Môi”, “Ngọc Lộ” bắt nguồn từ đâu?

Ngoài cái tên hồng Ngọc Lộ, hoa còn được gọi với cái tên mỹ miều hơn là hồn Son Môi. Có lẽ người xưa gọi giống hồng cổ Việt Nam này là Son Môi bởi màu cánh hoa có màu hồng cánh sen thắm như đôi môi nàng thiếu nữ, mềm mại và ngọt ngào.

4/ Tin đồn về mùi thơm của hoa hồng cổ Son Môi có thật?

Mùi hương của hồng Son Môi sẽ khiến bạn phải thảng thốt vì sự thơm nồng pha đậm vị ngọt nhưng dễ chịu và đặc sắc đến lạ. Đúng chuẩn mùi của nước hoa hồng Pháp chính hiệu. Mùi thơm của hồng cổ Son Môi mang đúng mùi của hoa hồng không phải mùi thơm của loài khác như hoa hồng bạch trà có hương của trà xanh hay hoa hồng ngoại Double Delight thơm mùi sả.  Mỗi khi chùm hoa hồng cổ Son Môi nở thì lúc nào là cũng có đàn ong mật đua nhau thưởng thức. 

5/ Công dụng và lợi ích của hồng cổ son môi

Hoa hồng cổ Son Môi có thể làm quà tặng trong những ngày lễ tết, cũng có thể dùng để cắm lọ trang trí bàn làm việc, góc học tập, phòng khách, bàn ăn…đều được. Bên cạnh đó, cây cũng trồng trong chậu trưng ở ban công, sân vườn, lối ra vào, hiên nhà…. mang đến vẻ tươi tắn, tràn đầy sức sống và mang đến không gian thư giãn cho ngôi nhà của bạn.

Với hương thơm đậm của mình, hồng cổ Son Môi được chiết suất tinh dầu hoa hồng dùng trong sản xuất nước hoa hồng, sữa tắm cũng như mỹ phẩm. Hơn thế nữa, trong cánh hoa có chứa các chất tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch và miễn dịch như carotene, vitamin C, vitamin B, vitamin K, kali, canxi, sắt… nên thường được sấy khô làm trà hoa hồng.

Hoa Hong Co Son Moi Ngoc Lo

6/ Chăm sóc hoa hồng cổ son môi như thế nào cho sai hoa và đẹp?

6.1 Giá thể trồng

Hoa hồng cổ Son Môi sinh trưởng tốt ở loại đất thịt pha cát, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và hữu cơ, đặc biệt phải có độ thoát nước tốt. Bạn có thể chuẩn bị giá thể theo 2 cách:

  • Trộn những nguyên vật liệu trên là đất, trấu, phân trùn quế theo tỉ lệ: 5 : 3 : 2.
  • Sử dụng đất sạch đã được phối trộn sẵn, bạn nên dùng sản phẩm SFARM đã được phối trộn đầy đủ dinh dưỡng để đỡ tốn công chăm bón cho cây mỗi tháng.

6.2 Ánh sáng

Cây hoa hồng cổ Son Môi rất ưa nắng, bạn nên tạo điều kiện cho cây hứng nắng ít nhất 5 – 6 giờ/ngày, đồng thời đặt chậu cây tại vị trí thoáng mát.

6.3 Tưới nước

Bạn nên tưới nước điều độ cho cây 2 lần/ngày vào sáng sớm hoặc chiều tối để duy trì độ ẩm vừa phải cho đất. Không nên tưới quá muộn, vì nước sẽ đọng lại trên lá dễ phát sinh nấm bệnh. Ngoài ra, bạn có thể phun áp lực từ mặt dưới lá để ngăn ngừa nhện đỏ hại cây cho cây.

6.4 Bón phân

Bạn nên bón phân định kì 1 lần/tháng phân hữu cơ như phân trùn quế cho cây. Bạn chỉ cần rải đều lớp phân dày khoảng 0.2mm là được. Nếu bạn đã sử dụng đất sạch trộn sẵn SFARM ngay từ đầu thì bạn chỉ cần bón định kỳ 1 lần mỗi 2 tháng, vì trong 2 tháng này, cây đã được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

6.5 Cắt tỉa

Sau mỗi chu kỳ hoa, bạn nên tỉa bỏ những cành tăm, lá vàng và hoa tàn để giúp cây thông thoáng, giảm thiểu sâu bệnh cũng như tạo tán theo ý muốn và đặc biệt giúp cây bật nhiều mầm lộc, sai hoa hơn trong lứa hoa sau.

6.6 Phòng trị sâu bệnh

Nhìn chung, cây cổ Son Môi có thể kháng lại được một số sâu bệnh trên hoa hồng. Tuy nhiên, bạn cần phải thường xuyên theo dõi tình trạng của cây để phòng và chữa trị kịp thời.

Như vậy, Đặng Gia Trang đã cùng các bạn tìm hiểu cách trồng và chăm sóc hoa hồng cổ son môi  ra hoa rực rỡ. Sẽ thật thư giãn và hạnh phúc khi sở hữu loài hoa hồng có mùi thơm độc nhất vô nhị. Vì vậy, nếu có những thắc mắc, đừng ngại liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé! 

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết