Có nên thay đất cho hoa hồng trong chậu không?

2199 lượt xem

Bạn đã bao giờ tưới nước đầy đủ, bón phân thường xuyên, cây hồng vẫn đâm tược non nhưng liên tục bị héo khi nắng lên không? Chắc chắn đã đến lúc bạn nên làm mới chậu hoa hồng nhà bạn bằng việc thay đất để chuẩn bị đón những “em hồng” rực rỡ của mình rồi đấy. Bài viết dưới đây Đặng Gia Trang sẽ cho bạn biết tại sao việc thay đất lại quan trọng như thế nào? Và cách để thay đất cho hoa hồng đúng cách nhé.

Tại sao phải thay đất cho hoa hồng trồng chậu?

1/ Đất trồng hoa hồng đã cạn kiệt dinh dưỡng sau một năm cho hoa và sinh trưởng. Cây đã lớn to, lượng dinh dưỡng cần thiết vượt quá khối lượng đất hiện thời bạn đang sử dụng để cung cấp cho cây. Nên việc thay đất để cung cấp dinh dưỡng cho cây hoa hồng là vô cùng cấp thiết. Để lâu có thể cây ngày èo ọt, chậm phát triển.

2/ Sử dụng phân hóa học quá nhiều dẫn đến dư thừa làm cây bị ngộ độc, khiến chai đất, khó cải tạo. Một phần cũng do tưới nước không đúng cách làm các chất dinh dưỡng của đất sẽ bị rửa trôi, càng ngày đất trồng cây càng kiệt quệ dinh dưỡng dẫn đến năng suất cây trồng suy giảm.

Do vậy ta cần phải cải tạo lại đất để tái tạo lại nguồn dinh dưỡng ban đầu và loại trừ các vi khuẩn nấm có hại trong đất, và giúp cho cây dễ dàng hấp thu dinh dưỡng. Thích hợp nhất là dòng phân hữu cơ – organic – phân trùn quế – như một liều thuốc cải tạo đất, cung cấp đẩy đủ các nguyên tố đa trung vi lượng cho cây hồng. Điều này là cần thiết và bắt buộc nếu như chúng ta muốn có 1 cây hoa hồng khỏe mạnh cho những lứa hoa chất lượng, thì không thể bỏ qua việc bón phân trùn quế, cũng như lúc thay giá thể cũng không quên bổ sung phân trùn quế cho cây hồng.

3/ Rễ hấp thu chất dinh dưỡng kém. Vì không phải rễ nào cũng hút nước và dinh dưỡng lên cho cây, chỉ có những lông hút ở hệ thống rễ mới, rễ non mới thực hiện chức năng này, những rễ già quá dầy trong chậu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ mới, làm giảm khả năng hấp thu của bộ rễ rõ rệt. Thêm vào đó, đa phần rễ hiện có là rễ già, rễ non muốn phát triển cũng chẳng có không gian phát triển (nên có thể đây là nguyên nhân cây rất ít tược non). Các bạn có thể thấy rõ là trong trường hợp này mặc dù vẫn tưới nước và bón phân đầy đủ nhưng cây vẫn không phát triển mạnh, cành yếu lá vàng, không có sức sống.

4/ Tiết kiệm khoản tiền để mua chậu mới, tiết kiệm không gian nhà ở. Nhất là đối với những nơi như thành phố thường thì nhiều anh chị tận dụng ban công, sân thượng để trồng hoa hồng. Nên cũng có nhiều hạn chế về diện tích để cây hồng.

5/ Loại bỏ các loại vi khuẩn, nấm, mầm bệnh có hại cho cây – một trong những nguyên nhân gây nguy hại cho cây. Chính vì vậy, thay chậu và thay giá thể trồng hoa hồng mới sẽ cải thiện và thay đổi môi trường và điều kiện dinh dưỡng cho cây.

Vì vây giải pháp lâu dài và bền vững là các bạn nên sử dụng giá thể trồng hoa hồng đảm bảo những tiêu chí sau để thay cho cây: giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước tốt những vẫn giữ được ẩm tốt, có thể cải tạo đất.

Hướng dẫn thay đất trồng hoa hồng chậu

Thường thì 6 tháng đến 1 năm chúng ta nên thay đất một lần và cũng có thể thay chậu lớn hơn để phù hợp với kích thước của cây hoa hồng để cây mau phát triển.

Còn nếu bạn không có điều kiện sang chậu to hay khi đã thay chậu to đến mức không thể mua chậu to hơn nữa, bạn có thể dùng chậu cũ vệ sinh lại và thay giá thể mới, đồng thời tỉa lại cây chăm sóc tốt, hồng vẫn sai hoa rực rỡ.

Bước 1: Cắt tỉa nhánh và loại bỏ hết các lá vàng héo úa trước khi thay chậu.

thay đất cho hoa hồng

Bước 2: Lấy bầu, đất cũ ra khỏi chậu.

Lấy bầu ra khỏi chậu

Bước 3: Rải một lớp nền viên đất nung/ sỏi nhẹ vào đáy chậu để giúp cây thông thoáng, thoát nước tốt.

cho vien dat nung lot day

Bước 4: Thay giá thể trồng mới cho chậu hồng.

thay đất cho hoa hồng

Giá thể bạn có thể sử dụng 40% đất thịt: 10% tro trấu: 10% xơ dừa: 40% phân trùn quế. Tiếp đến cho 50% hỗn hợp giá thể trên đã trộn đều vào chậu. Sau đó tiến hành trồng lại cây hồng vào chậu.

Lưu ý: mắt ghép của cây đặt ngang miệng chậu, giá thể lấp đầy cách miệng chậu 3 – 5 cm. Lấp hỗn hợp đất còn lại ngập rễ cây hồng hoặc phù hợp với chậu. Không đè nén đất, cứ để tự nhiên.

Tiến hành trồng lại

Bước 5: Tưới nước và để trong mát khoảng 1-2 ngày. Để cây hồi phục sau quá trình thay đất, bón phân, thay chậu.

thay đất cho hoa hồng

Chú ý: Sau khi đã thay đất mới cho cây hoa hồng, giai đoạn này cây hồng rất yếu nên chỉ cần phun thuốc phòng bệnh định kì. Ngoài ra, có thể dùng thuốc kích rễ kết hợp phân trùn quế pha thật loãng tưới gốc để cây nhanh chóng phục hồi và đâm tược khỏe.

Vậy qua bài viết này, có lẽ các bạn đã có câu trả lời nên hay không nên thay đất cho hoa hồng rồi đúng không. Chúc các bạn thành công và luôn có những chậu hoa hồng đẹp nhất. Nếu cần hỗ trợ về kỹ thuật hoặc tìm hiểu thông tin về phân trùn quế SFARM, hãy nhấc máy và gọi ngay đến Hotline 0901.331.008 hoặc 0902.652.099 bạn nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (46 bình chọn)