Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam

1821 lượt xem

Để nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững là mong mỏi của toàn thể dân tộc nói chung, người nông dân nói riêng. Tuy nhiên, để làm được điều này không đơn giản và cần thời gian/ quá trình thực hiện bài bản. Theo đó từng cá nhân trong cộng đồng nông nghiệp phải nỗ lực. Đồng thời Bộ nông nghiệp cũng cần có hướng phát triển nông nghiệp cụ thể và thực thi.

Về cơ bản, nền nông nghiệp Việt Nam sau 30 năm đổi mới đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn. Góp phần lớn vào công cuộc tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo ổn định chính trị và công bằng xã hội. Hiện nền nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng phát triển và để hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì nhà nước cần đổi mới chính sách.

bai2-anh3 (1)

1/ Xác định tầm nhìn cho nền nông nghiệp hữu cơ

Nên ưu tiên nhiều hơn đối với các đơn vị chính quyền cấp vùng và cấp địa phương. Cụ thể hóa đối tượng, địa phương, địa bàn thực hiện nhằm sát với tiềm lực từng vùng, từ đó đưa ra tầm nhìn và chiến lược một cách khả thi nhất. Trong chiến lược này, cần cụ thể hóa mục tiêu đồng thời tích hợp với mục tiêu bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường. Mục tiêu phải phù hợp với mục tiêu phát triển các ngành khác, và đòi hỏi sự chung tay chung sức của các cấp, các ngành, đa dạng nhiều đối tượng.

2/ Xây dựng hệ thống chính sách nông nghiệp và xác định rõ vai trò của từng bộ phận, từ trung ương đến địa phương

Từ thực tiễn tầm nhìn đã hoạch định trước đó để có chính sách xây dựng hỗ trợ cho các cấp, các ngành có điều kiện tốt nhất để thực hiện. Chiến lược/ chính sách phát triển nông nghiệp luôn luôn phải đi đôi với mục đích bảo vệ an toàn sức khỏe con người. Các chính sách được đề ra phải được cụ thể hóa đối tượng thực hiện, phù hợp với tình hình canh tác nông nghiệp thực tế ở từng địa phương, không nên chỉ để chính sách mãi là chính sách trên giấy mà kém tính thực tế.

Theo đó, quá trình triển khai cần đưa ra các tiêu chí cụ thể về bảo vệ sức khỏe, đảm bảo vệ sinh an toàn, bảo vệ môi trường cũng như hệ sinh thái. Trong vấn đề này, chính quyền có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công trong chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững.

3/ Mở rộng các mô hình phát triển nông nghiệp

Hiện đã có nhiều mô hình phát triển thí điểm của nhiều tổ chức, HTX, doanh nghiệp và nông hộ. Nhiều phương pháp nghiên cứu mới đưa vào sản xuất và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Về cơ bản đã khắc phục được và tạo nên mối tương quan giữa năng xuất nông nghiệp và mục tiêu bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, điều cần làm là đẩy mạnh đánh cụ thể hơn nữa các tác động kinh tế xã hội và môi trường. Có kế hoạch kiểm tra cụ thể, nắm được ưu và nhược điểm của từng mô hình, từ đó có phương hướng giải quyết, tăng quy mô và nhân rộng hơn.

4/ Chính sách hỗ trợ và tích hợp các chứng chỉ môi trường và chiến lược

Cần nhận thức đúng về chứng nhận, nó không có nghĩa phải là điều kiện để đạt được các mục tiêu đề ra trước đó. Mà các tiêu chuẩn phải có xu hướng tập trung vào biện pháp canh tác ở cấp độ trang trại với đa dạng quy mô chứ không phải chỉ chú trọng vào các mục đích sử dụng đất và sản xuất trong một không gian rộng lớn. Cho nên hiệu quả của chứng nhận trong việc đẩy mạnh đa dạng ngoài quy mô lớn hiện ở mức độ thấp. Bởi vậy, cần có chính sách quy hoạch sử dụng đất và quản lý canh tác hợp lý để nâng cao hiệu quả cho các chứng chỉ về môi trường.

5/ Thúc đẩy mối liên kết nông dân với doanh nghiệp

Cụ thể hóa biện pháp canh tác nông nghiệp đối với từng vùng. Kế hoạch phát triển nông nghiệp mới cần được thực hiện lâu dài mới thu lại lợi nhuận lớn. Điều này được đảm bảo nếu các sản phẩm nông nghiệp làm ra được cung ứng ra thị trường với trị giá cao. Trên thực tế, hiện có khá nhiều doanh nghiệp là chìa khóa thúc đẩy chuỗi giá trị ở Việt Nam, bởi họ có vốn, có năng lực quản lý và khả năng tiếp cận thông tin. Vì thể để phát triển hơn nữa lợi thế này, các doanh nghiệp nên tổ chức định hướng và tạo điều kiện để người nông dân, hộ nông dân nhỏ lẻ tiếp cận được với thị trường một cách dễ dàng hơn.

Thêm vào đó, nhà nước cũng đẩy mạnh hơn nữa chính sách hỗ trợ vốn và công nghệ cho cả hộ sản xuất và cả các doanh nghiệp có tầm nhìn trong chiến lược nông nghiệp bền vững. Có như vậy việc thúc đẩy phương pháp mới vào nền nông nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong công cuộc phát triển.

hướng phát triển nông nghiệp

6/ Thúc đẩy đa dạng hóa trong việc sử dụng đất

Đối với mỗi hệ thống nông nghiệp, cần có chính sách phù hợp và nhận định rõ vai trò tương ứng. Mỗi cấp trung ương hay địa phương được xác định rõ ràng rồi bắt đầu quy trình lập kế hoạch xây dựng cảnh quan nông nghiệp sao cho có khả thi. Bức tranh cảnh quan nông nghiệp và biện pháp sử dụng đất hợp lý là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến độ bền vững của môi trường đất. Khuyến khích đa dạng hóa các loại cây trồng cũng như biện pháp trồng trọt để tận dụng tối đa nguồn lợi nhưng vẫn đảm bảo yếu tố bền vững là bảo vệ đất.

Nhìn chung, để nông nghiệp phát triển một cách bền vững, vai trò của các chính sách và định hướng phát triển của ngành Nông nghiệp là hết sức quan trọng. Nông nghiệp bền vững có thực sự được đi vào thực tế hay không, có thực hiện hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc vào các định hướng có đúng với thực tế hay không, và chiến lược thực hiện có được đầu tư cả về nhân lực lẫn vật chất hay không.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (3 bình chọn)