Cây sơn tùng có đặc điểm gì nổi bật mà được mọi người lựa chọn để trang trí nội thất, đặc biệt là trong dịp lễ Giáng sinh. Cùng tìm hiểu với SFARM đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây sơn tùng bằng phân hữu cơ qua bài viết dưới đây. Xem ngay!
Cây sơn tùng là cây gì?
Nguồn gốc và ý nghĩa phong thủy
Nguồn gốc
Cây sơn tùng hay còn được gọi là cây bắp tùng, tùng núi là cây lá kim, tên khoa học là Chamaecyparis lawsoniana “Ellwoodii”, có nguồn gốc từ các nước Châu Á như Ấn Độ, Philippine,… có cả Việt Nam chúng ta thường thấy cây này được dùng để trang trí nội, ngoại thất trong nhà hoặc văn phòng.
Ý nghĩa phong thuỷ
Cây sơn tùng thuộc hành Mộc, vì vậy rất phù hợp với những gia chủ mang mệnh Mộc. Trồng cây sơn tùng trong nhà hay ngoài vườn, giúp gia chủ cân bằng bản mệnh, mang lại sự thuận lợi, suôn sẻ trong cuộc sống và công việc.
Với dáng cây thẳng đứng, vươn cao mạnh mẽ và thường mọc trên núi, sơn tùng tượng trưng cho ý chí kiên cường, quyết tâm vượt qua thử thách, cùng khát vọng sống và cống hiến không ngừng của con người.

Đặc điểm cây sơn tùng
Cây sơn tùng thuộc dòng thân gỗ nhỏ, cây có nhiều nhánh, nhiều cành và nhiều thân, các nhánh được phân bổ nhiều hơn ở phần gốc và ít dần khi lên đến ngọn, dáng cây hình tháp nhọn đặc trưng, với lớp lá xanh tươi bao phủ, cứng cáp và khỏe mạnh.
Thân cây có tiết ra nhựa có mùi hương rất dễ chịu, tạo cảm giác thoải mái và cải thiện tinh thần làm việc.
Lá của cây sơn tùng mang dáng lá kim, mọc dày đặc thành từng lớp quấn quanh các cành và nhánh. Điểm nổi bật của lá cây là phần lá ở ngọn có màu trắng bạc và chuyển dần sang màu xanh đậm hơn khi kéo dài xuống gốc. Dù có vẻ ngoài nhọn và sắc, lá cây thực chất rất mềm mại và dày.
Đây là loại cây có tốc độ phát triển chậm, kích thước nhỏ gọn, thường cao từ 30cm – 1m và đối với các cây lâu năm có thể đạt chiều cao khoảng 2 – 3m.
Hiện nay trên thị trường, gồm có 5 loại cây sơn tùng phổ biến:
Tùng bồng lai: Còn gọi là tùng lá văn trúc, là loài cây nhỏ gọn, cao khoảng 10-20cm, thường được dùng để trang trí không gian phòng hay bàn làm việc. Cây mang ý nghĩa xua đuổi điều không may, mang lại sự an yên trong cuộc sống.
Tùng thơm: Cây có tên như vậy bởi đặc điểm nổi bật của loài cây này là có mùi hương đặc trưng, giúp tinh thần thư thái, giảm căng thẳng, minh mẫn, tạo cảm giác tươi mát, dễ chịu đồng thời giúp xua đuổi côn trùng trong nhà.
Tùng lá kim: Là loại cây bụi, phát triển thành những thảm lớn, thích hợp trồng trong chậu bonsai để trang trí cả trong nhà và ngoài sân. Ngoài công dụng làm đẹp, tùng lá kim còn mang lại vượng khí, tài lộc và phú quý cho gia đình.
Tùng bách: Có hình dáng đẹp, phù hợp để trang trí ngoại thất, sân vườn hoặc đặt trước các tòa nhà lớn. Loại cây này tượng trưng cho phong thái kiên cường, mạnh mẽ, trường thọ và khả năng xua đuổi điềm xấu, mang lại sự thịnh vượng.
Tùng La Hán: Hay còn gọi là vạn niên tùng, là một trong những loài tùng quý hiếm nhất. Cây biểu trưng cho khí tiết, trường thọ và sự vĩnh cửu bất diệt. Tùng La Hán được biết đến với khả năng xua đuổi những điều không may mắn và đem lại điềm lành, an khang cho gia chủ.

Tác dụng của cây sơn tùng
Cây sơn tùng là loài cây ít mắc bệnh, với thân chắc chắn và dễ uốn dẻo, vì vậy các nghệ nhân thường chọn nó để làm cây cảnh bonsai. Bên cạnh đó, cây còn được dùng để trang trí trong nhà, mang lại không khí trong lành và thanh lọc bụi bẩn xung quanh.
Ngoài ra, cây sơn tùng còn được mọi người ưa chuộng để trang trí trong dịp lễ Giáng sinh, vì hình dáng của cây tương tự như cây thông và giá thành của cây sơn tùng Noel cũng rẻ hơn rất nhiều, nên mọi người thường lựa chọn loại cây này để thay thế.
Cách trồng cây sơn tùng đơn giản, dễ làm tại nhà
Chọn giống
Chọn những cây giống khỏe mạnh, không có dấu hiệu sâu bệnh. Cành nhánh phải chắc chắn, cứng cáp, lá xanh tươi không bị vàng úa.
Đất trồng
Cây sơn tùng không kén chọn loại đất nhưng tốt nhất nên trồng trên đất thịt để khi bứng cây không bị rã bầu. Trước khi trồng, bạn cần trộn đất với mụn dừa và trấu hun theo tỷ lệ 7 mụn dừa : 3 trấu hun.
Khi chăm sóc cây con, bạn có thể kết hợp thêm phân hữu cơ như phân bò, phân trùn quế, phân gà hữu cơ,… để tăng dinh dưỡng cho đất trồng theo tỷ lệ 2 – 3 phân hữu cơ : 3 trấu hun : 4 – 5 mụn dừa.
Cách trồng
Lấy cành đã chiết vào bầu đất đã chuẩn bị. Đặt cành nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương rễ non và đảm bảo cành được cố định trong bầu. Để cây tùng sơn có thể sinh trưởng tốt sau này, cành giâm cần đạt chiều cao từ 15 – 20cm.
Sau khi giâm, đặt cây trong bóng râm từ 30 – 45 ngày để cây thích nghi và phát triển rễ. Khi cây đạt chiều cao 80cm sau khoảng 2 – 3 tháng, có thể chuyển cây ra đất trồng.
Một số lưu ý khi trồng cây cây sơn tùng
- Khi trồng cây trong chậu, nên đặt cây ở những vị trí có ánh sáng nhẹ như gần cửa sổ hoặc ban công, tránh ánh nắng gắt hoặc nơi quá nóng.
- Hãy tưới trực tiếp vào đất và kết hợp phun sương để giữ ẩm. Chỉ tưới lại khi đất khô, thường khoảng 2 – 3 ngày một lần.
- Nếu có điều kiện, nên phơi cây dưới nắng nhẹ từ 1 – 2 tiếng mỗi ngày để cây luôn khỏe mạnh và phát triển bền vững.
- Đất trồng cần đảm bảo thoát nước tốt, thông thoáng và tơi xốp để rễ cây phát triển.

Cách chăm sóc cây sơn tùng hiệu quả
Ánh sáng
Bạn hãy trồng cây ở nơi có ánh sáng nhẹ, không gian thoáng mát. Nếu cây được trồng trong nhà không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, hãy di chuyển cây đến nơi có ánh sáng hoặc mỗi ngày bạn có thể đem cây ra nơi có ánh nắng mặt trời cây ra ngoài 1 – 2 lần/tuần, đặt dưới nắng khoảng 2 giờ rồi mang vào.
Nhiệt độ
Cây tùng sơn ưa ẩm, là loại cây sống nơi khí hậu lạnh ôn đới nên có thể chịu được nhiệt độ lạnh. Nhiệt độ sinh trưởng phù hợp là từ 18 – 23 độ C, cây có thể chịu được nhiệt độ từ 10 độ C nhưng không chịu được nắng nóng oi bức kéo dài.
Nước
Khi cây còn trong giai đoạn ươm giống thì nên tưới nhẹ thường xuyên giám sát để giữ độ ẩm cho cây. Khi cây đã trưởng thành cần lượng nước nhiều hơn thì cần tưới 1 lần/ngày.
Đối với những cây sống trong nhà thì khoảng 2 – 3 ngày hãy tưới 1 lần hoặc quan sát thấy đất khô thì mới bắt đầu tưới nước, nếu tưới cây quá đẫm nước, cây sẽ bị ngập úng. Bạn có thể phun nước lên lá cây để tăng độ ẩm và giúp cây quang hợp tốt hơn nhé!
Đất
Sơn tùng không kén chọn loại đất để sống nhưng không nên trồng cây trong đất kiềm, chua nhiều. Thích hợp với đất pha cát, đất sét, nhiều chất dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước tốt để tránh trường hợp cây bị úng. Nếu trồng trong chậu thì nên bỏ vào đó sỏi hoặc xỉ than để tăng độ thông thoáng cho cây.
Sâu bệnh
Cây sơn tùng thường bị vàng lá, khô lá. Nguyên nhân có thể là do việc tưới nước, bón phân do tưới nước hoặc bón phân không đúng cách. Ngoài ra, cũng có thể là do đặt cây tại vị trí có nhiệt độ quá cao khiến lá bị vàng khô.
Để khắc phục, bạn cần thay đất trong chậu, bổ sung đất mới giàu dinh dưỡng và chuyển cây đến nơi râm mát, tránh ánh sáng quá gắt.
Câu hỏi thường gặp về cây sơn tùng?
Cây sơn tùng hợp tuổi gì?
Những người mang tuổi Thân là thích hợp để trồng cây tùng nhất.
Cây sơn tùng hợp mệnh gì?
Xét về mệnh, cây tùng hợp với những người thuộc mệnh Kim bởi vì nó là loại cây lá kim (Kim trong kim loại). Ngoài ra các mệnh tương sinh như mệnh Thủy và Thổ cũng rất thích hợp trồng cây này.
Cây sơn tùng noel giá bao nhiêu?
Giá bán cây sơn tùng noel khoảng gần 150.000 – 1.200.000 VNĐ/cây. Mức giá có thể thay đổi tuỳ nơi bán, bạn có thể tham khảo thêm các cửa hàng khác để có mức giá chính xác.

Cây sơn tùng sống được bao lâu?
Cây sơn tùng có thể sống đến hàng trăm năm, chúng dễ dàng phát triển và thích nghi với nhiều điều kiện môi trường dù là khắc nghiệt nhất. Cây vốn là loài có khả năng chịu đựng tốt, có sức sống mãnh liệt và khả năng sống bền bỉ.
Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, cây vẫn có nguy cơ héo và chết. Đối với những sơn được trồng trong chậu làm cảnh, bạn nên thay chậu 1 – 2 năm/lần, giúp gốc rễ của cây có không gian phát triển, đảm bảo cây sống khỏe và lâu hơn.
Cây sơn tùng cao bao nhiêu?
Cây sơn tùng có chiều cao trung bình mỗi cây từ 30 – 1m và chiều cao từ 2m – 3m là loại cây sơn tùng lớn và được trồng lâu năm
Giá một cây sơn tùng là bao nhiêu?
Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các loại cây sơn tùng. Giá của cây tuỳ kích thước, thời điểm, số lượng hay mục đích sử dụng sẽ có giá khác nhau. Nếu bạn muốn biết giá chính xác nhất, hãy liên hệ với các vườn ươm hoặc cửa hàng cây cảnh nhé! Dưới đây là giá của một số loại cây sơn tùng, bạn có thể tham khảo:
Cây sơn tùng để bàn
- Kích thước: 40 – 60cm
- Phù hợp: Để bàn làm việc, quầy lễ tân, bàn tiếp khách, làm quà tặng,…
- Giá bán: 180.000 – 350.000 VNĐ/cây
Cây sơn tùng để sàn
- Kích thước: 60 – 100cm
- Phù hợp: Để sàn trang trí nội thất nhà ở, văn phòng, làm quà tặng,…
- Giá bán: 400K – 900K
Cây sơn tùng giống trồng công trình
- Kích thước: 40 – 100cm
- Phù hợp: Trồng cảnh quan sân vườn, trang trí ban công sân thượng,…
- Giá bán: 150K – 1.200K
Như vậy, SFARM Blog đã chia sẻ đến các bạn những thông tin về cây sơn tùng như đặc điểm, nguồn gốc cùng cách trồng và chăm sóc cây sơn tùng hiệu quả. Hy vọng qua bài viết tại SFARM sẽ giúp bạn có thể áp dụng những cách chăm sóc cây sơn tùng đã được chia sẻ trên để trồng thành công một chậu cây cảnh tươi xanh và thật đẹp nhé!
Xem thêm:
- Trồng cây sân vườn: 100+ loại cây trồng đẹp, phong thuỷ, cách trồng cây sân vườn
- Hoa sử quân tử (hoa giun) – Ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc chuẩn nhất
- Cách trồng hoa Tulip trong chậu chơi Tết cực đơn giản
- Cách trồng hoa cẩm chướng trong chậu đơn giản tại nhà.
- Hoa hướng dương – Ý nghĩa, công dụng, kỹ thuật trồng và chăm sóc đầy đủ từ chuyên gia
SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:
– Website: https://sfarm.vn/
– Hotline: 0902652099
– Zalo: CSKH SFARM – 0902652099