Cây hạnh phúc: Ý nghĩa, tác dụng, cách trồng và chăm sóc

1529 lượt xem

Cây hạnh phúc là loại cây cảnh có ý nghĩa về mặt phong thuỷ và cả trong đời sống. Vậy hãy cùng SFARM tìm hiểu thêm về cách trồng cây hạnh phúc bằng các loại giá thể và phân hữu cơ, đồng thời khám phá cách chăm sóc khi cây gặp sâu bệnh. Xem ngay! 

Cây hạnh phúc là cây gì?

Đặc điểm của cây hạnh phúc

Cây hạnh phúc có tên khoa học là Radermachera Sinica, thường được gọi bằng tiếng Anh là China doll. Đây là loại cây thuộc họ thân gỗ, phân bố chủ yếu ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á.

Khi trồng trong tự nhiên, cây có thể phát triển đạt chiều cao từ 1 – 3m. Tuy nhiên, khi được trồng trong nhà, chiều cao trung bình thường từ 1.4 – 1.6m, phù hợp để làm cây cảnh trang trí.

Lá cây có màu xanh tươi mát, thường mọc thành cụm. Mỗi cành cây mang ba lá ghép lại thành hình trái tim, tạo nên vẻ đẹp độc đáo, bắt mắt.
Trong môi trường tự nhiên, cây có khả năng ra hoa và kết quả. Hoa của chúng thường có màu trắng với đài xanh, mang hình dáng thanh nhã, hiếm gặp và được coi là biểu tượng của sự may mắn. Tuy nhiên, khi trồng trong nhà, cây thường không ra hoa vì điều kiện chăm sóc khác biệt.

Đặc điểm của cây hạnh phúc
Đặc điểm của cây hạnh phúc

Tác dụng của cây hạnh phúc?

Cây hạnh phúc mang ý nghĩa tích cực về sự may mắn và hạnh phúc, thường được lựa chọn làm quà tặng trong các dịp đặc biệt như tân gia, khai trương, hay dành tặng bạn bè và người thân để gửi gắm lời chúc tốt đẹp.

Bên cạnh đó, với hình dáng đẹp, cành lá xum xuê và xanh tốt nên loại cây này được ưa chuộng để trang trí tại nhiều không gian khác nhau như: Phòng khách, bàn làm việc, tiền sảnh, hành lang, đến sân vườn hoặc sân thượng.

Không chỉ góp phần tăng tính thẩm mỹ, cây hạnh phúc còn có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân gây ô nhiễm, giúp không gian trở nên trong lành và dễ chịu hơn.

Ý nghĩa của cây hạnh phúc

Ngay cái tên của loài cây này đã nói lên ý nghĩa của nó, cây hạnh phúc biểu trưng cho niềm tin, cùng với sự lạc quan và tích cực trong cuộc sống. Màu xanh tươi mát và hình dáng lá độc đáo như trái tim của cây còn thể hiện sự hy vọng, gắn kết và tình yêu thương. 

Cây thường được đặt ở kệ trang trí, bàn làm việc, bàn sofa hoặc những không gian sinh hoạt chung trong nhà, với ý nghĩa tạo sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, cây còn được biết đến với khả năng điều hòa không khí, giúp không gian trở nên dễ chịu và cân bằng hơn.

Ngoài cây hạnh phúc, hoa tulip cũng là một loại hoa có nhiều ý nghĩa tốt đẹp với gia chủ.

>> Xem thêm: Ý nghĩa của việc trồng cây cảnh trong nhà trong khoa học, phong thủy. 

Cách trồng và chăm sóc cây hạnh phúc

Cách trồng cây hạnh phúc chuẩn kỹ thuật

Khi trồng cây hạnh phúc, bạn cần chuẩn bị đất có độ tơi xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Bạn nên chuẩn bị đất trồng bằng cách trộn đất thịt với mụn dừa, mùn cưa và thêm một ít phân hữu cơ để tăng chất dinh dưỡng và khả năng giữ ẩm cho cây.

Nếu trồng cây trực tiếp trên đất vườn, bạn hãy đào một hố trồng có kích thước rộng gấp ba lần đường kính bầu cây và sâu bằng chiều cao của bầu cây. Sau khi bóc lớp bọc bầu cây, hãy nhẹ nhàng đặt cây xuống hố và lấp đất lại. Lưu ý không nén đất quá chặt để rễ cây dễ dàng phát triển và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Khi trồng cây trong chậu, cần chọn loại chậu có khả năng thoát nước tốt để tránh tình trạng úng rễ. Trước khi đặt cây vào chậu, bạn nên lót một lớp đất nền chiếm khoảng 1/3 chiều cao của chậu. Sau đó, đặt cây vào giữa chậu và lấp đất lại, nén nhẹ lớp đất xung quanh để cây đứng vững.

Mời bạn tham khảo thêm cách trồng tỏi tại đây.

Mụn dừa trộn đất trồng cây
Mụn dừa trộn đất trồng cây

Cách chăm sóc và xử lý sâu bệnh cho cây hạnh phúc đơn giản

Cây hạnh phúc là loại cây ít gặp sâu bệnh hại và không cần tốn nhiều công chăm sóc hay bón phân thường xuyên. Khi bón phân, bạn hãy sử dụng phân NPK trộn với mùn cưa, định kỳ bón phân 6 tháng/lần.

Khi cây ra hoa, ưu tiên bón thêm phân Kali để kích thích hoa phát triển tốt. Sau khi cắt hoa, bón phân DAP để cây hồi phục và tiếp tục phát triển.

Trong quá trình sinh trưởng, nếu cây gặp một số bệnh hại như đốm lá, héo rũ, rụng lá, thối rễ,… Bạn cần cắt bỏ các cành hoặc lá bị bệnh để tránh lây lan. Đồng thời, kiểm tra đất trồng, thay đất hoặc điều chỉnh lượng nước tưới cho cây. 

Trường hợp cây bị rệp sáp, nếu bị nhẹ, có thể lau sạch bằng khăn ẩm. Đối với cây bị rệp sáp nặng, nên sử dụng thuốc trừ sâu theo hướng dẫn để phun xịt cho cây.

Bệnh héo lá trên cây hạnh phúc
Bệnh héo lá trên cây hạnh phúc

Các câu hỏi thường gặp về cây hạnh phúc

Cây hạnh phúc có hoa không?

Cây hạnh phúc có khả năng ra hoa nhưng rất hiếm, vì cây thường được trồng ở trong nhà. Cây càng lớn thì khả năng ra hoa càng cao. Hoa hạnh phúc thường nở vào mùa hè và mùa thu, thời gian ra hoa có thể kéo dài 2 – 3 tháng.

Ngoài ra, một số cây hạnh phúc trồng trong nhà vẫn có thể nở hoa vào mùa đông. Hoa khi nở có màu trắng hoặc vàng nhạt, hình dáng khá giống với chiếc chuông nhỏ. 

Cây hạnh phúc hợp mệnh gì?

Theo quan niệm phong thủy phương Đông, màu xanh đậm của cây rất hợp với người mệnh Kim. Bên cạnh đó, theo mối quan hệ tương sinh, Kim sinh Thủy, vì vậy loài cây này cũng mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho những người thuộc mệnh Thủy.

Trồng cây hạnh phúc trong nhà không chỉ giúp những người mang hai bản mệnh này cảm thấy thư thái mà còn tạo thêm động lực trong công việc và cuộc sống.

Trên thực tế, loài cây này không hề kén phong thủy, cây có thể phù hợp với cả 12 con giáp và mọi bản mệnh khác. Vì vậy, dù bạn thuộc tuổi nào hay sinh năm nào, trồng cây hạnh phúc trong nhà vẫn sẽ tạo cảm giác thư thái cho không gian sống của bạn.

Cây hạnh phúc ra hoa báo hiệu điều gì?

Theo quan niệm, người ta tin rằng khi cây hạnh phúc nở hoa sẽ mang lại nhiều điều tốt lành, cùng với đó là ý nghĩa hạnh phúc đong đầy, vạn sự như ý, gia đình thịnh vượng. 

Cây hạnh phúc hợp tuổi gì?

Về tuổi theo phong thủy, người có tuổi Tuất, Thìn, Dậu, Thân, Tỵ,… là phù hợp nhất để trồng cây hạnh phúc. Trên thực tế, hầu như tất cả các tuổi đều có thể trồng loại cây này. 

Giá cây hạnh phúc là bao nhiêu?

Nếu bạn đang tìm kiếm một cây hạnh phúc nhỏ để bàn làm việc hoặc trang trí không gian nhỏ, giá thường dao động từ 100.000 đến 200.000 VNĐ/cây, tùy thuộc vào kích thước và nơi mua.

Đối với những cây lớn hơn, phù hợp để trồng ngoài vườn hoặc dùng trang trí ngoại thất, giá có thể lên đến 2 triệu VNĐ/cây, với những cây trưởng thành và được tạo dáng sẽ có giá trị cao hơn.

Cây hạnh phúc có trồng trong nhà được không?

Cây hạnh phúc có tác dụng lọc bụi bẩn, loại bỏ độc tố trong không khí, giúp không gian sống trong lành, thoáng đãng, mang lại cảm giác thoải mái cho gia chủ. Cây có thể trang trí ở nhiều nơi như phòng khách, bàn làm việc, phòng ngủ,… Với nhiều kích thước từ nhỏ đến lớn, phù hợp cho không gian nhỏ gọn hoặc rộng rãi.

Ngoài ra, cây cũng không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc, bạn chỉ cần tưới nước, ánh sáng vừa đủ và bón phân định kỳ thì cây có thể phát triển khỏe mạnh. Với những lý do trên, cây hạnh phúc đã trở thành một trong những loại cây cảnh được mọi người ưa chuộng để trồng trong nhà.

Có thể đặt cây tại phòng khách, hay bàn làm việc
Có thể đặt cây tại phòng khách, hay bàn làm việc

SFARM Blog đã cùng bạn tìm hiểu những thông tin hữu ích về cây hạnh phúc, từ ý nghĩa phong thủy, công dụng đến cách trồng và chăm sóc hiệu quả. Cây hạnh phúc không chỉ mang đến không gian sống xanh mát mà còn góp phần thu hút tài lộc và may mắn. Với cách trồng SFARM đã chia sẻ ở trên, bạn hãy bắt tay trồng ngay để có thể sở hữu một chậu cây hạnh phúc cho riêng mình nhé! 

Xem thêm: 

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/

Hotline: 0902652099

– Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết