Cách trồng và chăm sóc lan phi điệp chuẩn chuyên gia

2687 lượt xem

Lan Phi Điệp nằm trong danh sách các loại lan được ưa chuộng nhất hiện nay với vẻ đẹp sang trọng, quý phái. Nhưng không phải ai cũng trồng và chăm sóc lan Phi Điệp thành công. Vậy nó có thực sự khó trồng như nhiều người vẫn nghĩ hay không? Làm thế nào để có một giò lan Phi Điệp to khỏe, ra hoa đẹp? Hãy cùng Đặng Gia Trang làm rõ trong bài viết cách trồng và chăm sóc lan phi điệp ngay sau đây.

1/ Lan phi điệp có dễ trồng không?

Đây là câu hỏi được nhắc đến nhiều nhất đối với những người mới chơi lan. Trước đây, nhiều người truyền tai nhau rằng hoa lan Phi Điệp khó trồng, nhưng với tốc độ phủ sóng của loài lan này trên khắp cả nước, chứng tỏ rằng trồng lan Phi Điệp thực sự không khó. Lan Phi Điệp có thể nhân giống chỉ với một mắt ngủ nhỏ. Nếu am hiểu kỹ thuật ươm cây con (keiki) thì cắt thân cây thành từng mắt một, hoặc chắc chắn hơn là kích kei ngay trên cây mẹ sau đó mới tách cây. Do đó, bạn hoàn toàn có thể an tâm rằng lan Phi Điệp không hề khó trồng nhé!

2/ Đặc điểm nhận dạng lan phi điệp

Cây lan Phi Điệp thuộc chi hoàng thảo, xếp vào dòng thân thòng, cây mọc hướng xuống dưới, khi ra hoa tạo thành một dải như hình thác nước.

Lá màu xanh bóng, thường mọc hơi so le nhau. Hoa Phi Điệp có hai màu chủ đạo chính là trắng và tím, tùy vào điều kiện sinh thái từng vùng sẽ có màu sắc hoa khác nhau. Hoa có mùi thơm nhẹ đặc trưng, độ bền hoa có thể kéo dài từ 20 – 25 ngày.

3/ Điều kiện sinh trưởng và phát triển của lan phi điệp

Một trong những yếu tố làm nên thành công trong cách trồng và chăm sóc lan Phi Điệp là phải hiểu rõ điều kiện sinh trưởng và phát triển của nó. Từ đó xây dựng quy trình chăm sóc hiệu quả. Cây lan Phi Điệp là loại cây có tốc độ sinh trưởng trung bình, phát triển tốt dưới điều kiện nhiệt độ từ 28 – 30 độ C, là cây ưa sáng. Thời gian ra hoa khác nhau tùy loại, thường ra hoa vào cuối xuân hoặc từ tháng 4 – 6 hàng năm. Tuổi thọ lan Phi Điệp khá cao, nếu chăm sóc tốt chúng có thể sống thọ lên đến chục năm.

Đối với loài Phi Điệp tím, trước khi ra hoa, gốc thân già thường khô lại, chuyển sang màu nâu hoặc tím, lá bắt đầu rụng dần.

4/ Thời gian trồng lan phi điệp thích hợp nhất?

Lan Phi Điệp có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên cây sinh trưởng yếu, cây dễ bị chột, gặp thời tiết lạnh cây có thể thắt ngọn sớm làm cho thân cây ngắn, cây không đẹp.

Thời điểm thích hợp nhất để trồng lan Phi Điệp là cuối mùa Đông. Khi cây bắt đầu đứng ngọn, xuống lá và mầm gốc sưng lên. Khoảng thời gian này tạo điều kiện cho cây có một chu kỳ sinh trưởng đủ dài trước khi gặp thời tiết giá lạnh.

5/ Các loại giá thể thích hợp trồng lan phi điệp

Nói chung giá thể để trồng lan Phi Điệp cũng tương tự như những loại lan khác. Yêu cầu cao về độ thông thoáng, thoát nước tốt, tránh tình trạng ngập úng. Có thể phối trộn các thành phần từ: xơ dừa, vỏ trấu, than củi, phân trùn quế,…

6/ Chuẩn bị trồng lan phi điệp

6.1 Chọn lan giống

Nói đến lan Phi Điệp thì có vô vàn loại khác nhau. Một số người chơi lan sành sỏi thích sưu tập nhiều giống lan từ nhiều vùng miền. Tuy nhiên, đối với lan Phi Điệp thì chúng chỉ thích nghi và sinh trưởng tốt trong điều kiện giống như xuất xứ của nó. Chính vì vậy khi chọn giống lan Phi Điệp bạn cũng nên chú ý đến điều kiện sinh trưởng tại vùng bạn sinh sống có thích hợp cho lan hay không.

Về chọn lan giống, bạn có thể chọn mua cây con mọc từ thân già về trồng hoặc mua cây trưởng thành. Đối với người mới chơi lan, bạn nên sử dụng cây trưởng thành làm giống. Vì bạn chưa có kinh nghiệm trồng lan nên cây sẽ dễ bị chết nếu không chăm sóc đúng cách đối với việc trồng cây con.

6.2 Xử lý giá thể trồng

Nếu trồng lan vào thân gỗ cần tiến hành xử lý như sau: Tiến hành bóc lớp vỏ gỗ bên ngoài và ngâm chúng trong dung dịch nước vôi trong vòng 2 – 3 ngày. Khi gỗ đã no nước, tiến hành xả lại bằng nước sạch. Xử lý tương tự với những loại giá thể như dớn hoặc lũa. Lưu ý nên dùng vật nặng đè lên khúc gỗ, đảm bảo gỗ ngập hoàn toàn trong nước vôi. Việc ngâm nước vôi giúp loại bỏ vi khuẩn, tạo môi trường sạch bệnh trước khi trồng.

Đối với giá thể là hỗn hợp đất trộn với xơ dừa, trùn quế, than củi, phân hữu cơ,… Sau khi phối trộn cần ủ trong khoảng thời gian 10 – 12 ngày để tăng độ dinh dưỡng cho đất.

7/ Cách trồng lan phi điệp

Lưu ý khi trồng lan vào thân gỗ, phải để cây hướng ngọn xuống dưới vì Phi Điệp thuộc dòng thân thòng.

Cần làm móc treo trước khi trồng lan. Trong quá trình ghép cây vào thân gỗ cần lưu ý: Hướng mắt ngủ ra ngoài giúp cây dễ dàng vươn mầm; buộc cố định thân cây một cách nhẹ nhàng, tránh làm xước cây, có thể chèn một ít dớn vào giữa nhánh điệp và giá thể; và trồng cây có cùng độ tuổi vào cùng một bảng để tiện cho việc chăm sóc.

Sau khi kết thúc quá trình ghép, đừng vội tưới nước mau, vì lúc này các vết thương chưa lành hẳn. Treo cây lên cao, thoáng mát, giữ độ ẩm khoảng 50 – 60%, tiến hành tưới nước vào ngày hôm sau.

8/ Kỹ thuật nhân giống lan phi điệp

Bước 1: Chọn cây mẹ để nhân giống

Cây mẹ dùng để nhân giống cần phải khỏe mạnh, thân to, dài, không bị nấm bệnh hay sâu hại tấn công. Tiến hành cắt thân thành từng đoạn nhỏ 28 – 30cm, vết cắt phải nhanh, dứt khoát. Ngâm toàn bộ đoạn giống đã cắt trong dung dịch atonik 2cc b1 pha loãng với 1 lít nước sạch trong vòng 20 phút. Sau đó vớt ráo và chuẩn bị nhân giống.

Bước 2: Chuẩn bị chậu và giá thể nhân giống

Bạn có thể sử dụng các loại chậu bằng nhựa, sứ hay bất kỳ. Chú ý diệt khuẩn chậu trước khi nhân giống, tránh mầm bệnh gây hại cho cây. Đối với giá thể, nên phối trộn các thành phần gồm: vỏ thông, xơ dừa, phân hữu cơ, mùn bã, than củi.

Bước 3: Tiến hành nhân giống

Cho giá thể vào ngập ⅔ chậu sau đó tiến hành ươm những đoạn cành vào giá thể. Dùng móc treo các chậu lên cao, đặt ở nơi thoáng mát. Tưới nước giữ ẩm thường xuyên giúp cây mau mọc mầm, nếu tưới phun sương được càng tốt.

Cách chăm sóc lan phi điệp

Nhân giống lan Phi Điệp bằng keiki

9/ Cách chăm sóc lan phi điệp

9.1 Cách tưới nước

Để giò lan khỏe mạnh, tránh sâu bệnh thì cần phải có chế độ nước tưới phù hợp. Đặc biệt không được tưới nước vào giữa trưa, như vậy cây sẽ bị sốc nhiệt và chết. Thời gian thích hợp để cung cấp nước cho lan là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, và giữ nhịp độ tưới cố định giúp cây thích nghi tốt hơn. Nếu bạn có thời gian, hãy bổ sung một lần nước nữa vào khoảng 7 – 8 giờ tối là ổn nhất.

9.2 Ánh sáng

Khả năng chịu nhiệt và chịu lạnh của lan Phi Điệp khá cao. Nhưng không nên đặt giò lan ngay dưới ánh nắng trực tiếp. Khi nhiệt độ ngoài trời lên cao, nếu tiếp xúc với ánh nắng có thể khiến cây bị sốc nhiệt, cháy lá, cây khó phát triển. Phù hợp nhất nên treo giỏ lan dưới bóng râm mát, nơi hiên nhà hoặc dưới tán cây xanh. Trường hợp cường độ ánh sáng mạnh có thể điều chỉnh ánh sáng bằng lưới cắt nắng.

9.3 Nhiệt độ

Lan Phi Điệp có thể sinh trưởng và phát triển trong khoảng nhiệt độ khá rộng từ 3,3 – 38 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp cho lan phát triển từ 26 – 30 độ C.

9.4 Độ ẩm

Duy trì độ ẩm từ 60 – 70%, mùa hè cần tăng cường ẩm độ cho lan đến 80 – 90%. Nếu độ ẩm xuống thấp cây non sẽ khó phát triển, cây bị teo lại.

9.5 Độ thoáng gió

Cần giữ vườn có độ thông thoáng vừa phải. Vườn lặng gió quá sẽ tạo điều kiện phát sinh mầm bệnh. Nhưng nếu gió mạnh sẽ làm giảm khả năng hình thành nụ.

Mẹo: Đối với người trồng lan có 3 nguyên tắc chung: gió mà không gió, nắng mà không nắng, nước mà không nước. Tóm lại khi chăm sóc lan, bạn nên giữ làm sao cho cây lan sinh trưởng trong môi trường khí hậu giống tự nhiên vốn có của nó.

10/ Cách bón phân cho lan phi điệp

Kỹ thuật bón phân cho Phi Điệp khá đơn giản. Luôn nhớ rằng hoa lan không ưa phân bón có chứa Nitrogen, ngoài ra bạn có thể sử dụng phân hữu cơ hoặc vô cơ đều được. Đối với bất kỳ loại cây nào cũng cần phải bón cân đối các dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Nếu thiếu hoặc dư thừa một yếu tố dinh dưỡng nào đó sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng bình thường của cây.

Sfarm xin giới thiệu đến bạn phân trùn quế viên nén sử dụng riêng cho hoa lan. Trong sản phẩm phân trùn quế viên nén có chứa đầy đủ các yếu tố đa – trung – vi lượng ở nồng độ vừa phải, phân giải một cách từ từ giúp cây hấp thụ triệt để dinh dưỡng có trong phân. Ngoài ra, phân bón viên nén này rất lành tính, mát cây, không gây nên hiện tượng nóng cây hay thối ngọn khi tiếp xúc.

11/ Phòng trừ sâu bệnh trên lan phi điệp

Nước vôi trong được sử dụng cho phòng bệnh trên lan Phi Điệp rất hiệu quả. Trong nước vôi có chứa thành phần canxi, tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Ngoài ra, canxi có vai trò giúp cây trở nên cứng cáp hơn. Tiến hành lấy một lượng vôi bằng ngón tay cái hòa với 1,5 lít nước. Đợi vôi lắng xuống rồi lấy phần nước vôi trong xịt lên giá thể trồng lan.

Lưu ý: Nếu sử dụng phun phòng bệnh bằng nước vôi trong, chỉ nên thực hiện 2 lần/tháng và phải phun xịt lại bằng nước sạch sau đó hai tiếng cho cây.

Một số sản phẩm phòng trừ bệnh khác như starner chuyên diệt khuẩn cho lan thuộc dòng thân thòng; Ridomil Gold chuyên phòng trừ các vấn đề liên quan về nấm.

Vừa rồi các bạn vừa đọc xong cách trồng và chăm sóc lan Phi Điệp chuẩn chuyên gia. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho vườn lan nhà bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc gì thì vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết