Cách trồng và chăm sóc cây vạn niên thanh

1950 lượt xem

Ngày nay, thú chơi cây cảnh đặc biệt là cây trang trí đã và đang lan rộng không chỉ ở các vùng nông thôn mà còn ở cả thành thị. Với khả năng lọc sạch không khí, cũng như màu sắc, hình dáng ấn tượng vạn niên thanh là một lựa chọn không tồi cho nhiều gia đình đặt tại nhà. Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc cây vạn niên thanh qua bài viết này nhé!

1/ Cây vạn niên thanh là gì?

Vạn niên thanh là một thực vật thân thảo, thuộc họ ráy và có xuất xứ từ Brazil và Colombia, với tên khoa học là Dieffenbachia Amoena.

Thân với cấu tạo thân bẹ, mập mạp, ngắn và nhiều đốt.

Lá cây vạn niên thanh nổi bật với màu trắng xen giữa nền xanh, lá mềm và xanh quanh năm tượng trưng cho sự trường tồn.

Vạn niên thanh có hoa đơn với màu trắng nhạt, thường chỉ nở khi thời tiết mát mẻ.

2/ Các loại vạn niên thanh phổ biến hiện nay

Nhìn chung, Việt Nam ta hiện nay phổ biến với 3 loại vạn niên thanh. Những loại này khác nhau về hình thái cũng như màu sắc:

Cây vạn niên thanh leo (trầu bà): Có thân mọc dài với các rễ bám hình thành ở đốt thân, có thể bám ở tường hay cột. Loại vạn niên thanh này nếu được trồng ở nơi nhiều ánh sáng sẽ có màu vàng chủ đạo. Ngược lại, nếu bạn trồng cây ở nơi tối, ít ánh sáng thì cây sẽ mất dần màu vàng và màu chủ đạo là màu xanh.

Cây vạn niên thanh Dieffenbachia Amoena: Lá bản to, có màu xanh đậm, từ các gân lá sẽ có màu trắng lan ra đến gần mép lá. Cây có thể phát triển cao đến hơn 1m.

Cây vạn niên thanh Aglaonema: Là loại vạn niên thanh phổ biến nhất ở nước ta. Có đặc điểm tương tự Amoena, nhưng lá nhỏ hơn và có màu xanh nhạt hơn.

3/ Tác dụng của cây vạn niên thanh trong đời sống

Về cơ bản vạn niên thanh nổi tiếng với 3 công dụng:

– Công dụng trang trí: Với hình dáng đẹp và màu sắc cuốn hút, vạn niên thanh là lựa chọn của nhiều người cho vị trí cây để bàn hay cây cảnh sân nhà.

– Công dụng lọc không khí và khử độc: Ngoài giá trị thẩm mĩ, cây vạn niên thanh có khả năng lọc sạch không khí cực tốt thông qua quá trình quang hợp của mình. Mặt khác, nhiều nghiên cứu chỉ ra cây còn có thể hấp thu các bức xạ điện từ và các chất khí độc hại cho gia đình bạn.

Công dụng trong phong thủy: Theo ý nghĩa phong thủy, trồng vạn niên thanh sẽ đem lại vượng khí cho chủ nhà, giúp công việc thuận buồm và gia đình êm ấm.

4/ Ý nghĩa phong thủy của cây vạn niên thanh

Người ta tin rằng: Trồng vạn niên thanh sẽ mang lại may mắn, tài lộc và sự thịnh vượng cho gia chủ. Đồng thời, sở hữu một cây vạn niên thanh trong nhà sẽ giúp gia đình êm ấm, đoàn kết, thuận hòa.

Vạn niên thanh thường được dùng như một món quà, mang ý nghĩa chúc may mắn và trường thọ cho người nhận.

5/ Cách trồng cây vạn niên thanh bằng đất

5.1 Chậu trồng

Bạn có thể dựa vào bầu hoặc kích thước cây để chọn chậu. Chậu nên có kích thước ít nhất gấp 1.3 kích thước bầu cây.

5.2 Đất trồng

Đất để trồng vạn niên thanh nên là đất tơi xốp và có hàm lượng dinh dưỡng tốt. Bạn có thể dùng hỗn hợp đất, trấu hoặc xơ dừa và phân hữu cơ (Phân chuồng ủ hoai hoặc phân vi sinh) theo tỉ lệ 3:1:1 để làm giá thể trồng cây.

Đối với các bạn yêu thích sự tiện nghi có thể sử dụng đất sạch hữu cơ trồng hoa – kiểng. Loại hỗn hợp này vừa đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng vừa tạo độ tơi xốp thoát nước tốt cho đất.

Cách chăm sóc cây vạn niên thanh

Cách chăm sóc cây vạn niên thanh

5.3 Nhân giống

Bạn có thể mua giống cây vạn niên thanh tại các cửa hàng cây cảnh uy tín hoặc cũng có thể nhân giống tại nhà vô cùng đơn giản bằng cành của cây.

Bạn nên tiến hành nhân giống vào mùa xuân, khi tiết trời êm dịu.

Bước 1: Bạn nên chọn những cây khỏe mạnh để lấy hom rồi tiến hành cắt cành thành các đoạn dài 15cm.

Bước 2: Cắm các hom đã chuẩn bị vào đất ươm (Đất và cát ẩm tỉ lệ 1:1).

Bước 3: Sau 3 đến 4 tuần hom sẽ ra rễ và mọc chồi non, khi chồi cao từ 2-3cm thì có thể trồng sang chậu.

5.4 Tiến hành trồng

Bước 1: Cho cây con đã chuẩn bị vào chậu có kích thước phù hợp.

Bước 2: Lót một lớp đá ở đáy chậu nhằm tăng khả năng thoát nước.

Bước 3: Cho hỗn hợp đất trồng và bầu cây vào sao cho bầu cây cách mép chậu 3-4 cm.

Bước 4: Lấp đất cao hơn bầu cây một khoảng 2 đến 3cm.

Bạn hoàn toàn có thể rải đá lên mặt trên của chậu để làm cho chậu vạn niên thanh của bạn trở nên lung linh hơn.

6/ Cách trồng cây vạn niên thanh trong nước

Trồng vạn niên thanh trong nước không chỉ đơn giản mà còn đem lại giá trị thẩm mĩ cao:

Bước 1: Chuẩn bị chậu và cây giống, rửa sạch chậu và rễ cây.

Bước 2: Cho nước vào 2/3 chậu, nước nên là nước tự nhiên như sông, suối, hồ hay nước giếng. Nếu bạn dùng nước máy, bạn nên để riêng 1-2 ngày rồi mới tiến hành trồng.

Bước 3: Nhỏ 2-3 giọt thủy sinh vào để bổ sung dinh dưỡng. Cho cây vào chậu sao cho nước ngập 2/3 rễ cây.

Bạn nên đặt chậu ở nơi có nhiều ánh sáng phản chiếu, bón thêm NPK sau mỗi 2 tháng và tiến hành thay nước 1 lần/tuần để cây có thể sinh trưởng tốt.

7/ Cách chăm sóc sau khi trồng cây vạn niên thanh

7.1 Tưới nước

Vạn niên thanh không đòi hỏi quá nhiều nước, vận nên bạn chỉ nên tưới nước cho cây 1-2 lần/tuần vào mùa nóng và 2 tuần 1 lần vào mùa mưa. Bạn nên dựa vào kích thước cây để tính toán lượng nước tưới sao cho đủ nước cho cây.

7.2 Bón phân

Trong giai đoạn sinh trưởng của cây bạn nên bón nhiều phân đạm để cây sinh trưởng nhanh (2 lần/tháng). Cho đến giai đoạn cây trưởng thành, bạn nên hạn chế bón để cây có thể dữ dáng và phát triển ổn định (2 tháng/lần).

7.3 Ánh sáng

Là một cây ưa bóng, bạn nên đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng tán xạ như cạnh cửa sổ hay bên trong của ban công nhà.

Nếu bạn trồng ở nơi khuất sáng, bạn nên cho cây tắm nắng 1-2 lần/ tuần.

7.4 Cắt tỉa

Sau khi trồng cây được 2 năm, bạn nên tiến hành thay chậu 1 lần, đồng thời tiến hành cắt tỉa thường xuyên các lá già.

Bạn cũng nên tách các cây nhỏ ra chậu mới để vừa tăng số lượng cây vừa tăng không gian dinh dưỡng cho cây của mình.

7.5 Độ quang hợp

Để cây có thể tiến hành quang hợp thuận lợi bạn nên phơi nắng cho cây thường xuyên (Tốt nhất là 2 lần/tuần). Nếu bạn đặt cây ở vị trí quá sáng, lá cây sẽ có màu nhạt hơn và mỏng hơn. Mặt khác, trường hợp bạn trồng cây ở nơi ít sáng, màu xanh đậm sẽ là màu chủ đạo của cây.

8/ Cây vạn niên thanh có độc không?

Cũng như nhiều loại cây thân bẹ khác, vạn niên thanh mang trong mình một lượng nhỏ độc tố. Nếu vô tình ăn phải lá của cây sẽ gây cảm giác buồn nôn, nóng rát, viêm rộp vùng miệng và lưỡi. Tuy nhiên độc tố của cây không gây chết người và sẽ khỏi sau khi dùng thuốc giảm đau, than hoạt tính hoặc thuốc chống dị ứng.

Với giá trị thẩm mĩ cao và mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt, vạn niên thanh hoàn toàn xứng đáng để có một vị trí trong ngôi nhà của bạn. Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay đến Hotline 0902.652.099, hãy để được tư vấn nhanh và chính xác nhất nhé!

Sfarm.vn

*Xem them:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết