Rau càng cua là một loài rau có sức sống hoang dại được nhiều gia đình lựa chọn, đặc biệt là trong những ngày hè. Vậy làm sao để trồng cây rau càng cua tại nhà mà không cần tốn quá nhiều chi phi cũng như công chăm sóc nhưng vẫn có được món ăn ngon. Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu về kỹ thuật trồng rau càng cua tại nhà dễ nhất nhé!
1/ Giới thiệu về cây rau càng cua
1.1 Cây rau càng cua là gì?
Rau càng cua là loài thảo mộc, thân mọng nước, lá mọc cách, có hình trái tim tựa như lá trầu không thu nhỏ, phiến lá mỏng và nhiều thịt. Có nhiều quả mọng li ti trên các sợi hoa. Khi gặp điều kiện thích hợp những quả li ti sẽ rụng và tiếp tục hình thành lên mầm sống mới. Cây rau càng cua (tên khoa học: Peperomia pellucida) có các tên gọi khác nhau như cúc áo, rau tiêu, đơn kim… tùy theo vùng miền.
Cây rau càng cua chỉ cao tầm 5 – 40cm, cây có rễ chùm nông vì thế phát triển rất mạnh tại vùng ẩm ướt, đất tơi xốp như chân cây cảnh, rạch mương, chân tường,… Khi còn non cây mọc thẳng đứng, cây phân nhiều nhánh bò lan ra nền đất xung quanh như dây khoai khi về già.
1.2 Mùa vụ
Rau càng cua mọc hoang dại thường phát tán mạnh vào tháng giêng hay tháng tám. Sau những trận mưa, rau càng cua càng xanh tốt và lan rộng các vùng xung quanh hơn. Bạn có thể chủ động trồng rau càng cua để thu hoạch quanh năm, chỉ sau 30 – 45 ngày khi trồng.
2/ Những tác dụng tuyệt vời của rau càng cua
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây là loài cây có giá trị về dinh dưỡng cao. Với lợi thế chỉ cung cấp 24 calorie trong 100g, cây rau càng cua giúp thực đơn dành cho người giảm cân trở nên đơn giản.
Ngoài việc thanh mát cơ thể, rau còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và công dụng làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa ung thư.
Đặc biệt với hàm lượng sắt cao, rau kết hợp với thịt bò sẽ là một món ăn tuyệt vời dành cho người thiếu sắt.
Rau càng cua không chỉ là món ăn ngon mà chúng còn là một cây thuốc quý. Theo y học cổ truyền, rau càng cua có tác dụng giải độc, lợi tiểu, nhiệt miệng,…
Bên cạnh đó, cây rau càng cua còn có tác dụng chữa các bệnh nhiễm trùng điển hình như viêm họng, sốt rét.
Vào những ngày thời tiết oi bức, nóng nực, ăn rau càng cua sẽ là một lựa chọn tuyệt vời giúp bạn giải khát bởi vị chua chua và thân mọng nước.
3/ Chuẩn bị trồng rau càng cua
3.1 Dụng cụ trồng cây rau càng cua
Bạn có thể tận dụng khay nhựa, chậu nhựa, thùng xốp,…rộng ít nhất 45 cm và sâu từ 20 – 25 cm hoặc sử dụng mảnh vườn nhỏ nếu bạn muốn thu hoạch rau càng cua với số lượng nhiều. Và đừng quên làm lỗ thoát nước cho cây để tránh tình trạng cây bị ngập úng.
3.2 Vị trí trồng cây rau càng cua
Rau càng cua có sức sống mạnh, nhưng không vì thế mà bạn không cần quan tâm đến việc cung cấp đủ ánh sáng cũng như độ thoáng cho cây. Bạn cần để cây ở nơi nơi có đủ ánh sáng và độ thoáng. Bạn cũng có thể tận dụng không gian ở chân chậu cây cảnh, rau càng cua thích đất ẩm sẽ nhanh chóng phát triển ra quanh chậu.
3.3 Giống trồng
Bạn có thể chuẩn bị hạt giống thông qua các trang thương mại điện tử các cửa hiệu hạt giống uy tín hoặc các cây giống tại các cửa hàng cây kiểng.
3.4 Phân bón
Cây rau càng cua hầu như không cần thêm phân bón, tuy nhiên cây sẽ phát triển mạnh hơn khi được bón thêm phân hữu cơ như phân trùn quế trong giai đoạn cây con.
3.5 Cách làm đất trồng rau càng cua
Rau càng cua không quá yêu cầu quá cao về loại đất nhưng chúng sẽ phát triển mạnh khi trồng với đất ẩm ướt, tơi xốp và thoáng khí. Bạn có thể chuẩn bị đất trồng rau càng theo 2 cách như sau:
– Cách 1: Trộn hỗn hợp đất theo tỉ lệ 5 đất : 3 phân trùn quế : 2 mụn dừa.
– Cách 2: Sử dụng đất sạch đã phối trộn bằng những nguyên liệu hữu cơ cần thiết và không cần bổ sung phân bón cho rau càng cua trong suốt quá trình phát triển. Lựa chọn loại đất sạch SFARM với công thức chuyên dùng cho rau ăn lá sẽ giúp rau càng cua sinh trưởng tốt, và đảm bảo chất dinh dưỡng.
4/ Tiến hành trồng rau càng cua
– Bước 1: Cho đất đã chuẩn bị vào chậu trồng. Đổ một ít nước vào sao cho đất không quá ướt vừa đủ ẩm để gieo trồng.
– Bước 2: Hạt giống rau càng cua rất dễ gieo nên không cần qua giai đoạn ngâm, ủ. Trên mặt phẳng của đất, tạo một lỗ sâu vừa đủ để gieo hạt rau càng cua xuống. Gieo hạt giống xuống sau đó phủ nhẹ một lớp đất dày khoảng 0.5 cm lên hạt.
– Bước 3: Cây rau càng cua rất thích đất ẩm nên bạn hãy thường xuyên tưới nước cho cây.
Kỹ thuật trồng rau càng cua tại nhà
5/ Kỹ thuật chăm sóc cây rau càng cua
5.1 Tưới nước
Vào giai đoạn nảy mầm, bạn nên tưới nước đủ 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát cho cây. Khi đến giai đoạn cây con và trưởng thành bạn có thể chủ động giảm bớt số lần tưới cho cây. Hãy chú ý thoát nước cho cây vào những ngày mưa nhiều, nếu không cây sẽ bị ngập úng.
5.2 Bón phân
Đối với đất trồng tự phối, vào giai đoạn cây con bạn có thể bón thêm phân hữu cơ như phân trùn quế cho cây. Nhưng nếu bạn sử dụng đất sạch đã trộn sẵn thì không cần bón thêm phân bón gì vì trong 60 ngày từ khi gieo trồng, cây đã được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ mùn hữu cơ, phân trùn quế và phần gà Nhật.
5.3 Phòng trừ sâu bệnh
Nhìn chung, rau càng cua không bị sâu bệnh nhiều. Tuy nhiên, để tránh cây nhiễm sâu bệnh bạn hãy hạn chế tưới cây vào ban đêm. Đồng thời hãy thường xuyên nhổ cỏ để không gian của rau càng cua không bị cạnh tranh.
6/ Giai đoạn thu hoạch
Bạn có thể thu hoạch rau càng cua sau khi gieo từ 30 – 45 ngày. Bạn nên ưu tiên thu hoạch những nhánh dài trước, sau đó đến các nhánh ngắn sau. Khi thu hoạch để cây tiếp tục sinh trưởng bạn không nên nhổ cả gốc lẫn rễ mà thay vào đó hãy chừa lại 1 đoạn từ 3 – 4 cm tính từ gốc trở lên.
7/ Nhân giống trồng rau càng cua
Khi đã trồng rau càng cua nhưng muốn nhân lên ở vị trí khác bạn có thể đem gốc sau khi thu hoạch đến vị trí muốn trồng vào trồng xuống. Sau đó thường xuyên tươi thêm nước cho cây là được.
8/ Một số món ngon với cây rau càng cua
Sau khi thu hoạch xong bạn có thể chế biến rau càng cua với nhiều món ngon khác nhau
– Rau càng cua xào thịt bò: Đây là món cung cấp nhiều sắt cho cơ thể. Với nguyên liệu chính là thịt bò và rau càng cua. Cách thực hiện vô cùng đơn giải sẽ giúp bạn có 1 món vừa ngon vừa dinh dưỡng trong mâm cơm gia đình.
– Nộm rau càng cua: Một món ăn không thể thiếu trong những ngày hè. Với các nguyên liệu đơn giản có sẵn tại nhà, bạn có thể trộn rau càng cua với hỗn hợp nước trộn. Vị chua chua ngọt ngọt và sự giòn dai của rau càng cua sẽ khiến bạn mê mẩn. Nộm rau càng cua thường được ăn kèm cũng cá kho hoặc tép rang.
Kỹ thuật trồng rau càng cua tại nhà từ Đặng Gia Trang vô cùng đơn giản, dễ thực hiện và không tốn nhiều công chăm sóc. Sẽ thật tiện lợi và tiết kiệm được nhiều chi phí nhưng vẫn có món ăn bổ dưỡng khi trồng rau càng cua. Vì thế nếu có những thắc mắc, bạn đừng ngại liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!
Sfarm.vn
*Xem thêm
- Cách trồng rau đay tại nhà chuẩn nhất cho nông dân phố
- Hướng dẫn cách trồng rau muống lớn nhanh như thổi
- Cách trồng rau muống nước bằng cành 100% thành công
- Cách trồng rau mùi trong thùng xốp