Ớt Peru nổi tiếng là giống ớt đắt nhất thế giới với hình dáng bắt mắt, mùi vị cực cay và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe đang được rất nhiều người săn đón. Vậy thì còn chần chờ gì mà không sở hữu loại ớt độc đáo này trong vườn nhà. Thế nhưng trồng loại ớt Peru thế nào mới chuẩn chuyên gia? Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
1/ Đặc trưng của ớt peru là gì?
Ớt charapita có nguồn gốc từ các vùng phía Bắc của Peru. Quả có hình dáng nhỏ nhắn trông như cà chua bi, màu vàng hoặc đỏ đặc trưng, kích thước chỉ bằng hạt đậu. Loại ớt này rất đặc biệt với hương vị cực kỳ cay từ 30.000 đến 50.000 độ cay Scoville, và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi chứa các thành phần như: protein, nước, chất xơ, calci, phospho, carbohydrate, sắt, thiamin, carotene, niacin, capsaicin…giúp giảm đau, chống viêm nhiễm, chống oxy hóa, hỗ trợ tiêu hóa…Ngoài ra, ớt Peru còn chứa nhiều khoáng chất như calci, sắt, magie, kali, đồng và vitamin A…rất tốt cho cơ thể.
2/ Đặc điểm của ớt peru
2.1 Đặc điểm hình thái
Ớt Peru là cây trồng lâu năm, thân dưới hóa gỗ, chiều cao khoảng 40 – 70cm, thân có 4 cạnh, phân thành nhiều tán. Rễ có hình trụ, dạng chùm có nhiều nhánh phụ phát triển. Hoa ớt có kích thước nhỏ, dạng hình chén, lưỡng phái. Lá đài nhỏ, nhọn và hẹp, mọc thành từng chùm có từ 3 – 4 hoa. Tràng hoa có 7 cánh, trong cánh có lỗ để tiết mật hoa. Ngoài ra, hoa ớt Peru có thể tự thụ phấn hoặc thụ phấn nhờ côn trùng. Ớt chín có màu vàng hoặc đỏ bắt mắt, hạt dẹp, dạng hình bán cầu, vỏ cứng lại khi chín.
2.2 Điều kiện sinh trưởng
Ớt charapita sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 17 – 37 độ C, cho quả sau 90 ngày trồng, tốc độ sinh trưởng kém, rất dễ rụng hoa. Mỗi cây có thể cho hàng trăm quả nhỏ tròn. Ớt có giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao, song việc nhân giống không phải dễ.
3/ Chuẩn bị trồng ớt peru
3.1 Dụng cụ trồng
Để trồng ớt Peru bạn cần có những dụng cụ sau: khay hoặc bầu ươm, bình nước tưới, cuốc xẻng mini, dụng cụ gieo hạt, đỡ cây và chậu trồng.
3.2 Đất trồng
Ớt Peru thích hợp với các loại đất có đủ độ ẩm và thoát nước tốt, độ pH bằng 5 – 6,5. Bạn có thể phối trộn trồng theo công thức sau: 5 đất thịt: 3 phân hữu cơ (phân trùn quế, phân bò…): 2 giá thể (trấu hun, mụn dừa…). Để tiết kiệm thời gian và công sức đất sạch chuyên dùng cho rau ăn củ quả Sfarm là sự lựa chọn lý tưởng.
3.3 Giống
Bạn có thể mua giống cây ớt Peru ở những cửa hàng với thương hiệu có uy tín và chất lượng trên thị trường. Nên chọn giống khỏe mạnh, giống thuần không lai tạp, sạch mầm bệnh.
4/ Cách trồng ớt peru tại nhà
4.1 Trồng từ hạt
Ngâm hạt giống với nước ấm 2 sôi: 3 lạnh trong 3 – 4h. Sau đó vớt ra rửa lại với nước sạch, ủ thêm trong khăn ấm khoảng 48h, khi hạt đã nứt nanh tiến hành gieo. Dùng dụng cụ nhẹ nhàng lấy hạt đặt vào hố trồng có đất đã chuẩn bị sẵn, độ sâu khoảng 0,5cm, lấp một lớp đất mỏng, tưới nước phun sương cho ẩm. Khoảng 25 – 45 ngày, cây được 3 – 5 lá tiến hành mang ra chậu trồng.
4.2 Trồng bằng cây con
Tiến hành ngâm ủ như phương pháp gieo hạt. Khi hạt đã nứt nanh ươm vào khay hoặc bầu ươm. Có thể sử dụng giá thể chuyên dùng ươm giống, 100% mụn dừa, phân trùn quế trộn với mụn dừa theo tỷ lệ 1:1 hoặc tự phối trộn: 5 đất thịt; 3 phân hữu cơ (phân trùn quế, phân bò…): 2 trấu hun và mụn dừa.
Tiến hành ươm: cho hạt đã nứt nanh vào khay có giá thể đã chuẩn bị sẵn, độ sâu khoảng 0,5cm, lấp một lớp giá thể mỏng, tưới phun sương nhẹ. Nên duy trì giá thể luôn ẩm, không để khô hoặc quá sung nước. Đặt khay vào nơi thoáng mát, tránh ánh trực tiếp. Sau 30 ngày, cây cao khoảng 5 – 10cm, có 4 -5 cặp lá tiến hành trồng chậu. Đặt cây giống vào hố trồng ấn nhẹ vào đất để cây đứng vững. Dùng dụng cụ chống để giúp cây thẳng đứng, không bị gió hay mưa làm đổ hoặc làm gãy.
5/ Cách chăm sóc sau khi trồng ớt peru
5.1 Tưới nước
Tùy vào thời tiết và độ ẩm của đất nếu mưa nhiều nên hạn chế tưới nước. Những ngày nắng có thể tưới vào sáng sớm và chiều mát. Giai đoạn ra hoa và tạo quả tăng cường tưới thường xuyên để ớt có đủ điều kiện phát triển năng xuất, tránh làm rụng hoa và quả.
5.2 Cắt tỉa, tạo tán
Định kỳ 3 tháng/lần, tỉa các lá và cành mọc sát gốc giúp cây có diện tích phát triển, hạn chế sâu bệnh gây hại.
5.3 Bón phân
Sau khi trồng 1 tháng tiến hành bón thúc đợt 1 cho cây bằng phân hữu cơ (phân trùn quế, phân bò ủ hoai…) và đạm cá hoặc phân trứng sữa. Khoảng 25 ngày sau, bón tiếp đợt 2 với phân trùn quế, phân bò hoặc phân gà. Vào mỗi đợt chuẩn bị thu hoạch nên bổ sung phân Kali và phân Lân bằng cách bón thêm phân dơi và dịch chuối hoặc trấu hun cho quả đạt năng suất.
5.4 Phòng trừ sâu bệnh hại
Bệnh rệp hại bông
Khi bị bệnh cây sẽ không có trái, có ít hoặc quả bị biến dạng, nghiêm trọng hơn có thể gây chết cây. Để phòng trừ cần thường xuyên kiểm tra cây trồng, sử dụng dung dịch tỏi ớt xịt cho cây để phòng trừ rệp tấn công, chọn giống khỏe, nuôi thiên địch..
Bệnh đốm lá
Khi bệnh lá sẽ xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu xám, tiếp tục lan rộng gây héo và rụng lá sớm. Để phòng trừ cần cân đối lượng đạm khi bón phân, chọn giống khỏe sạch mầm bệnh, thường xuyên kiểm tra kịp thời để phát hiện bệnh, sử dụng các biện pháp sinh học cho cây.
6/ Thu hoạch ớt peru
Khi ớt bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc đỏ lúc này đã có thể thu hoạch, nên hái ngay để kích thích ớt ra hoa nhiều hơn để tăng năng xuất cho đợt sau. Ngắt cả cuống và tránh làm gãy nhánh. Khi ớt peru nở rộ có thể thu hoạch hàng ngày, nếu bình thường cách 1 – 2 hái một lần.
7/ Cách nhân giống ớt peru
Hiện ớt Peru có thể nhân giống bằng cách gieo hạt và trồng từ cây con. Nhưng hình thức gieo hạt là phổ biến nhất.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn kiến thức về giống ớt nhỏ nhưng có vỏ này. Nhanh tay trồng cây để bổ sung cho vườn nhà bạn nhé. Hãy tiến hành ngay để sớm thu được một vụ trái bội thu nào. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!
*Xem thêm