Kỹ thuật trồng Nấm mối đạt năng suất cho bà con

2032 lượt xem
Trong khi nấm mối trắng là quà tặng của thiên nhiên, nấm mối đen lại được người dân trồng và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Nấm mối đen được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, với giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe. Sau đây Đặng Gia Trang sẽ hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng nấm mối thành công nhất, tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1/ Tìm hiểu đặc điểm của cây nấm mối đen

1.1 Hình thái

Nấm mối đen có đặc điểm rất khác biệt và dễ dàng phân biệt với các loại nấm khác.

Khi nấm mối đen lớn hoàn toàn có chiều dài trung bình 10 – 15cm.Thân nấm có hình trụ, mềm, có màu xám đen, đường kính thân 0,5 – 1cm. Phần thịt bên trong màu trắng đục, được đánh giá là ngon ngọt hơn nấm mối trắng.

Tai nấm hơi cụp, không xòe tròn như những nấm khác.

Phần rễ ăn sâu xuống đất nên nấm mối đen còn gọi là nấm rễ sâu.

Nấm mối đen thường được trồng ở Đông và Tây Nam bộ. Cũng như các loại nấm khác, nấm mối đen rất ưa ẩm, nhiệt độ dao động 24 – 32 độ là tốt nhất.

1.2 Tác dụng của nấm mối đen

Trong các loại nấm luôn luôn chứa các thành phần rất tốt cho sức khỏe và nấm mối đen cũng vậy, chứa hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất, có tác dụng bồi bổ cơ thể, cụ thể như:

Làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: Nấm mối đen chứa Glucan và axit Linoleic có tác dụng ngăn ngừa và phát triển các tế bào ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Giảm bệnh tiểu đường: Có chứa các enzim phân giải chất đi kèm thành đường và tinh bột, thường được chế biến món ăn cho người bị đường huyết.

Hỗ trợ tim mạch: Nấm mối đen chứa nhiều chất xơ và protein làm giảm thiểu hàm lượng Cholesterol trong máu.

Ngoài ra nấm mối đen còn có tác dụng giảm nguy cơ thiếu máu, tăng sức đề kháng, giảm cân và tăng cường chức năng gan.

2/ Hướng dẫn chuẩn bị trước khi trồng nấm mối

2.1 Kỹ thuật xử lý nguyên liệu

Có nhiều loại mùn cưa dùng để trồng nấm mối đen, nhưng nhận thấy nấm mối sinh trưởng tốt nhất trên mùn cưa từ bồ đề và mùn cưa cao su.

Mùn cưa là yếu tố quyết định đến tỷ lệ phôi nấm và sức sống của nấm, vì thế không được sử dụng mùn cưa bị ẩm mốc vì có thể đã hình thành nấm bệnh. Không sử dụng mùn cưa từ cây gỗ cứng, cây tinh dầu để trồng, chứa rất ít dinh dưỡng.

Mùn cưa nên được sử dụng ngay, không nên cất trữ. Nếu muốn bạn phải phơi khô tránh gây ẩm mốc và lên men.

Việc quan trọng nhất là phải tạo độ ẩm thích hợp cho mùn cưa. Bạn dùng nước sạch vẩy lên đống mùn cưa, trộn đều. Dùng tay bóp nắm mùn cưa, nếu thấy rỉ nước là đủ độ ẩm. Sau đó dùng bạt nilon che lại, đậy chặt các góc không bị gió bay.

Khoảng 2 – 3 ngày sau, cho thêm vôi bột và đảo đều, cứ 0,5kg vôi vào 100kg mùn cưa. Dùng máy đo độ ẩm, nếu đạt 65% là được. Đậy lại bằng bạt, sau 2 – 3 ngày đảo 1 lần, tiếp tục ủ thêm 2 – 3 ngày nữa là xong.

Lưu ý: 

Thời gian ủ mùn cưa tốt nhất là 15 – 20 ngày, đảo 1 – 2 lần, trộn thêm 5kg cám trước khi đóng túi.

Mùn cưa sau khi đã ủ xong, cho vào túi PP chịu nhiệt, có hình dáng tương tự khúc gỗ, cao khoảng 20 – 22cm, có nút bông đậy cẩn thận.

2.2 Hướng dẫn đóng mùn cưa vào túi

Đổ mùn cưa vào túi đã được chuẩn bị sẵn, đổ đến đâu thì ém chặt đến đó, đổ đến khi cách miệng túi 5 – 7cm bắt đầu luồng cổ túi.

Cách luồng cổ túi: Túm chặt đầu bọc nilon và luồng cổ túi qua, bẻ quặp ngược túi nilon xuống sao cho cổ túi nằm giữa 2 lớp nilon.

Sau đó dùng dây thun buộc chặt cổ túi lại, dùng bông không thấm nước vo thành nút, thắt chặt vào cổ túi và đậy lại.

2.3 Khử trùng túi mùn cưa

Bước tiếp theo là khử trùng túi mùn cưa, đây là khâu quan trọng quyết định trồng nấm mối thành công.

Đối với quy mô nhỏ, có thể dùng thùng phuy hấp cách thủy, nhiệt độ cao sẽ loại bỏ vi khuẩn. Nhiệt độ hấp phải đạt 95 – 100 độ, hấp trong 10 – 12 giờ. Hoặc bạn dùng nồi áp suất, hấp trong vòng 120 phút ở nhiệt độ 120 – 180 giờ.

Nếu trồng ở quy mô công nghiệp, bạn nên xây lò, hấp trong hơi nước bão hòa, thời gian hấp 9 – 10 giờ. Mỗi lần có thể hấp 600 – 800 túi mùn cưa tùy kích thước lò.

Nam Moi Den

3/ Kỹ thuật trồng nấm mối đạt năng suất cao

3.1 Phương pháp 1: Sử dụng meo hạt

Dùng que sắt khều nhẹ để chuyển sợi nấm giống từ túi nấm sang túi mùn cưa, lắc nhẹ túi nấm để sợi nấm rải đều khắp mặt túi. Tỷ lệ khối lượng sợi nấm rải lên túi mùn cưa bằng 1,2% so với trọng lượng túi.

3.2 Phương pháp 2: Sử dụng meo que

Phương pháp này tiến hành cầu kỳ và phức tạp hơn, phải tiến hành trong phòng kín, dụng cụ sạch sẽ và thực hiện trên đèn cồn.

Dùng pen đã được khử khuẩn sạch sẽ kẹp nhẹ que giống đặt vào các lỗ trồng trên túi mùn cưa. Mỗi lỗ cấy 1 que, đặt que giống phải sát với bề mặt túi mùn cưa.

Sau đó, đem túi mùn cưa đã cấy vào phòng ươm. Để tơ nấm phủ kín túi mùn cưa mất khoảng 60 – 75 ngày.

4/ Hướng dẫn tạo quả thể bằng cách phủ đất

4.1 Phương pháp 1: Tạo quả thể trong bịch

Tạo giả thể trong bịch thực hiện dễ dàng, sau khi thấy tơ nấm ăn hết túi mùn cưa, mở miệng túi và cho lớp đất dày khoảng 2,5 – 3cm vào, ém đất sát chặt

4.2 Phương pháp 2: Trồng nấm mối bằng luống

Lột các túi nilon ra, xếp các túi mùn cưa ngay ngắn, phủ lớp đất đã ủ với bột nhẹ và trấu lên trên, độ dày khoảng 2,5 – 3cm. 

Đối với cả 2 phương pháp, bạn đều phải tưới nước 2 lần/ngày để tạo ẩm độ ban đầu, tưới nhẹ không rửa trôi đất. Để nấm hình thành quả thể và sinh trưởng, nhiệt độ dao động 24 – 32 độ, ẩm độ 95 – 98%.

Nấm mối đen hình thành quả thể mất khoảng 20 – 30 ngày, trong suốt thời gian này không để cho đất bị khô gây chết nấm, nhưng không tưới đất quá ẩm.

5/ Hướng dẫn chăm sóc và thu hoạch nấm mối đen đạt hiệu quả

5.1 Chế độ tưới nước

Dùng vòi tưới nhẹ, mỗi ngày tưới 2 – 3 lần. Duy trì độ ẩm không khí 95 – 98%. Nước tưới phải sạch sẽ, không lẫn tạp chất. Trong những ngày nắng nóng, bạn có thể xả nước dưới sàn hoặc dùng máy phun sương để duy trì độ ẩm thích hợp.

5.2 Thu hoạch

Từ khi hình thành quả thể đến khi thu hoạch lứa đầu tiên 2 – 4 ngày. Sau lứa đầu 2 – 4 ngày, tùy vào điều kiện ánh sáng và chăm sóc thu hoạch lứa thứ 2. Mỗi túi nấm cho thu hoạch nhiều lần.

Nấm mối đen mọc đơn lẻ, do đó thu hoạch nấm lớn trước, phải nhổ tận gốc khi thu hoạch. Hái nấm đã trưởng thành để đạt được chất lượng tốt nhất. Nếu nấm quá già, có màu trắng ngà, mũ xòe rộng hoặc thu nấm quá non màu nâu xám, xám trắng thf chất lượng thấp.

Thu hoạch vào buổi sáng sớm mát mẻ hoặc chiều tối. Mỗi đợt thu hoạch có thể kéo dài đến 16 ngày.

5.3 Hướng dẫn bảo quản và chế biến nấm mối đen

Bảo quản nấm mối đen rất đơn giản, sau khi mua về bạn cắt chân nấm, lựa bỏ nấm hư, bỏ vào hộp để vào ngăn mát tủ lạnh. Điều này giúp nấm luôn tươi và nấu ăn sẽ ngon hơn. Lưu ý KHÔNG rửa sạch trước khi bảo quản.

Nấm mối đen có nhiều chất dinh dưỡng và là nguyên liệu tuyệt vời chế biến nhiều món ăn. Các món ăn phổ biến như nấm mối xào, nấm mối kho, nấm mối nấu canh,… chế biến tùy theo sở thích của bạn.

Nấm mối đen được đánh giá ngon hơn các loại nấm khác, vị ngon ngọt tự nhiên, dai giòn sựt sựt.

Nấm mối đen mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, cải thiện đời sống kinh tế người dân. Cách trồng nấm mối đen đơn giản, vốn đầu tư ít ỏi, chúng tôi hy vọng bạn sẽ chuyển hướng sản xuất nấm mối đen thành công!

Mọi thắc mắc về sản phẩm, vật tư nông nghiệp SFARM, vui lòng tham khảo thêm TẠI ĐÂY, hoặc liên hệ Hotline 0902.652.099 để được tư vấn chi tiết!

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết