CÁCH LÀM TRÀ TRÙN ĐỂ BÓN CHO CÂY TRỒNG

319 lượt xem

1. Trà trùn quế là gì và tác dụng của nó:

Trà trùn quế có nguồn gốc từ ngâm, ủ phân trùn trong nước. Trà trùn không chỉ cung cấp dinh dưỡng hữu cơ cho cây trồng mà còn có nhiều vi sinh vật có lợi giúp giảm hoặc kiểm soát dịch bệnh và tăng khả năng đề kháng của cây trồng.

2. Cách làm trà trùn

Bạn có thể tự “chế biến” trà trùn quế tại nhà bằng những vật tư sẵn có và tiết kiệm nhất.

Dụng cụ cần thiết gồm:

[dt_list style=”1″ dividers=”true”] [dt_list_item image=””]Phân trùn quế[/dt_list_item] [dt_list_item image=””]1 thùng sơn to, sạch.[/dt_list_item] [dt_list_item image=””]1 túi vải (kích thước tùy lượng phân ngâm): túi vải này có tác dụng như trà túi lọc giúp tránh tắc vòi phun khi bón trà trùn quế bằng phương pháp phun qua lá.[/dt_list_item] [dt_list_item image=””]Một máy sục khí (dùng loại sục bể cá) (không nhất thiết phải có).[/dt_list_item] [dt_list_item image=””]Nước sạch (với nước máy thành phố nên xả nước và khuấy vài lần từ hôm trước để giảm hàm lượng clo).[/dt_list_item] [/dt_list]

tra-trun-dung-cu

Các bước

Bước 1: Đổ đầy xô nước máy, để trong 24 giờ cho clo bay hơi

Bước 2: Sục khí trong thùng nước khoảng 2h trước khi cho phân giun vào. Sục khí nên tiến hành trước khi cho phân giun vào nước để tăng hàm lượng oxy trong nước và giảm mức độ chlorine có thể có hại cho vi khuẩn có lợi. Nếu thùng ngâm ủ không chứa đủ oxy nó sẽ có mùi hôi và có thể gây hại cho cây trồng.

tra-trun-suc-nuoc

Bước 3: Cân lượng phân giun để đảm bảo tỉ lệ với lượng nước đã có. Tỉ lệ thích hợp là 1 phần phân giun với 10 phần nước.

Bước 4: Đổ toàn bộ lượng phân giun vừa cân vào túi vải đã được chuẩn bị trước và buộc miệng túi trước khi thả vào thùng ngâm. Cách này giúp làm ngập phân giun trong nước và có thể dễ dàng lấy bã phân ra khỏi thùng.

Bước 5: Cố định túi phân giun trong thùng bằng 1 thanh ngang đặt trên miệng thùng. Đặt thùng ngâm nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Bước 6: Ghi ngày, giờ bắt đầu ngâm.

Bước 7: Vớt túi phân sau khi ngâm 24 – 48 giờ. Nước trong thùng lúc này có màu nâu vàng.

Bước 8: Sử dụng dung dịch để phun, tưới. Dùng dung dịch ngay trong vòng 4-5 giờ. Nếu để lâu các vi sinh vật sẽ chết và dung dịch có mùi hôi.

3. Cách bón: Trà trùn thường được dùng phun hoặc tưới.

[dt_list style=”1″ dividers=”true”]

[dt_list_item image=””]Nếu phun bằng bình xịt, trà trùn cần được lọc trước khi cho vào bình phun.[/dt_list_item]

[dt_list_item image=””]Trường hợp tưới gốc: trà trùn cần được tưới vào vùng rễ hữu hiệu (vùng hình chiếu của tán lá).[/dt_list_item]

[dt_list_item image=””]Nên bón sớm trong ngày để lá kịp khô trước buổi tối giúp giảm nguy cơ gây bệnh trên lá. Bón định kỳ 5-10 ngày 1 lần cho hoa, quả, cây cảnh giúp tăng khả năng kháng bệnh.[/dt_list_item][/dt_list]

Thạc sỹ Vũ Thị Quyên – Học viện Nông nghiệp Việt Nam

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết