Vi sinh vật đất là những sinh vật đơn bào hoặc đa bào tồn tại trong hầu hết môi trường đất canh tác của chúng ta. Mối quan hệ của các vi sinh vật đất và sinh vật khác trong đất như giun đất, ngành chân khớp, bò sát tạo nên mạng lưới thức ăn phức tạp. Vi sinh vật sẽ phân hủy chất hữu cơ, xác động thực vật tạo ra dinh dưỡng nuôi sống thực vật và sinh vật khác.
Từ đó, tạo nên một dòng lập khép kín và bền vững trong đất. Bất cứ sự khảo sát nào về độ phì của đất thì ưu tiên hàng đầu phải là quần thể vi sinh vật đất. Đất có tỷ lệ vi sinh vật cao sẽ tỷ lệ thuận với độ màu mỡ của đất. Do đó, để phát triển nông nghiệp hữu cơ hay thậm chí là bền vững thì việc quan trọng hàng đầu là tăng cường hệ vi sinh vật đất.
1/ Vi sinh vật trong đất gồm
1.1 Quần thể vi khuẩn
Vi khuẩn chuyển hóa đạm: Điều kiện môi trường oxy hóa vi khuẩn phân giải axit amin, protein thành các phân từ NH4+ được cây hấp thụ hoặc bốc hơi.
Vi khuẩn khử nitơ: Chủ yếu là vi khuẩn yếm khí như Achromobacter và Pseudomonas, lấy nitrat và nitrit trong đất chuyển hóa thành nitơ không khí, dẫn đến hiện tượng bạc màu, mất đạm trong đất
Xạ khuẩn: vai trò to lớn trong việc phân hủy hữu cơ và hình thành chất mùn, đòi hỏi môi trường thông thoáng và có pH = 6 – 7,5.
1.2 Nấm
Chủ yếu là dị dưỡng và chỉ có một số ít có khả năng quang hợp, tức là lấy dinh dưỡng sẵn có trong tự nhiên làm năng lượng cho sự sinh trưởng và phát triển.
2/ Đặc điểm của hệ vi sinh vật trong đất
Kích thước nhỏ, sinh trưởng nhanh, tăng sinh khối nhanh.
Hấp thu nhanh, chuyển hóa nhanh trong môi trường có đầy đủ các chất như N, P, K, Mg, Zn, Cu, axit amin, protein, xenlulozơ…
Năng lực thích nghi mạnh, nhưng tối ưu ở ẩm độ 60-80%, thoáng khí, độ pH thích hợp.
Phân bố rộng với nhiều chủng loại.
3/ Vai trò của hệ vi sinh vật đất
Giúp cải thiện cấu trúc đất trồng
Chuyển hóa dinh dưỡng trong phân bón cung cấp cho cây trồng
Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, tiết ra các vitamin và chất sinh trưởng có lợi đối với cây trồng.
Phân giải các chất hữu cơ trong đất
Góp phần hình thành mùn và axit humic trong đất, làm tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng, chua phèn.
Chuyển hóa các chất khó tan thành chất dễ tan giúp cây trồng hấp thụ dễ dàng
Giải phóng các chất khoáng bị giữ chặt trong đất thành dạng cây hấp thụ dễ dàng
Cố định Nitơ trong không khí, chuyển hóa đạm thành dạng NH4+ và N03– là dạng cây dễ hấp thu.
4/ Biện pháp tăng cường hệ vi sinh vật trong đất
Bón phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh, bùn đáy ao): Cung cấp lượng chất dinh dưỡng chủ yếu cho vi sinh vật phân hủy, lượng hữu cơ sẽ được phân hủy chậm và mức độ thế nào còn tùy thuộc vào tỉ lệ C hữu cơ : N hữu cơ (để vi sinh vật được phát triển tối đa nên ủ phân hỗn hợp giữa xác bã động vật và cả thực vật để tạo ra dinh dưỡng nhanh hơn).
Bón vôi: Cung cấp anion OH﹣ sẽ kết hợp với các cation H+ làm giảm độ pH của đất xuống, tạo điều kiện cho xạ khuẩn phát triển (khi canh tác lâu năm, axit rễ cây sẽ làm giảm pH đất). Bên cạnh đó bón vôi còn cung cấp thêm một lượng canxi cho đất. Lưu ý: khi bón vôi có thể vô tình giết chết cả vi sinh vật lợi và hại, không nên bón chung vôi với bất kì loại phân bón nào khác.
Phun thuốc trừ sâu, trừ bệnh có thể gây biến động lớn đối với hệ sinh vật đất. Tác động mạnh nhất có thể kể đến là hệ vi sinh vật rễ, cầu nối giữa rễ và “thế giới bên ngoài”, cũng giống như hệ tiêu hóa con người. Khi chúng ta điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, vi sinh vật trợ giúp tiêu hóa bị tiêu diệt dẫn đến tình trạng biếng ăn, khó tiêu.
Làm đất, trồng cây che phủ đất giúp đất thông thoáng. Rễ cây che phủ như những lỗ thở tự nhiên đưa không khí từ môi trường ngoài vào lòng đất. Đặc biệt là vùng đất ngập nước lâu ngày.
Trồng luân canh hoặc xen canh các loại cây trồng khác với cây họ đậu nhằm tận dụng hệ vi sinh vật cộng sinh rễ, tăng cường hàm lượng đạm trong đất.
Tưới nước hoặc phủ xanh nền đất trồng nhằm giảm lượng thất thoát hơi nước, duy trì độ ẩm thích hợp cho vi sinh vật. Có thể sử dụng vật liệu phủ khô để thay thế cây phủ xanh nếu điều kiện không cho phép.
*Xem thêm:
- Hiểu về phân bón hữu cơ
- Hiểu đúng và đủ về nông nghiệp hữu cơ
- Kỹ thuật sử dụng phân bón hữu cơ hiệu quả
- Vai trò và yêu cầu của vi sinh vật đất trong nông nghiệp hữu cơ
- Vai trò quan trọng của chất hữu cơ và mùn trong đất trồng