Bí quyết bổ sung kali tự nhiên cho đất trồng

1729 lượt xem

Môi trường đất ngày càng kiệt quệ dưới sự khai thác quá mức của con người. Các chất dinh dưỡng sẵn có trong đất lại càng suy thoái, đặc biệt là kali. Kali là một trong ba dinh dưỡng đa lượng quan trọng cho đất và cần thiết cho quá trình sinh trưởng – phát triển của cây trồng. Vậy, bổ sung kali cho đất trồng một cách tự nhiên nhất, góp phần “tái sinh” môi trường sống cho cây trồng bằng cách nào? Hãy cùng SFARM tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1/ Vai trò của kali trong đất? Tại sao cần bổ sung kali cho đất trồng?

Kali trong đất có hàm lượng khá cao và tồn tại ở dạng ion, có vai trò

– Chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng cho cây

– Giúp cứng cây, chắc chắn, ít đổ ngã và tăng khả năng chống chịu trước các điều kiện ngoại cảnh bất lợi của môi trường

– Giúp cây dễ dàng sinh trưởng, tạo điều kiện thuận lợi ra nhánh, phân cành và lá

– Giúp điều hòa các chất dinh dưỡng, tăng khả năng hút đạm và lân tốt hơn. Đây chính là nền tảng cho vụ mùa bội thu

– Tăng hàm lượng đường, màu sắc tươi đẹp và hương vị thơm ngon. Góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

Kali không chỉ quan trọng đối với đất trồng mà còn góp phần lớn vào năng suất – chất lượng nông sản cuối vụ. Bên cạnh đó, môi trường đất ngày càng kiệt quệ dinh dưỡng do canh tác quá mức như hiện nay. Do đó, cần bổ sung kali cho đất trồng

2/ Thời điểm nên bổ sung kali

Kali cần thiết cho tất cả giai đoạn sinh trưởng – phát triển của cây trồng. Tuy nhiên, vào từng giai đoạn thì nhu cầu bổ sung kali với liều lượng khác nhau.

Đặc biệt, cây trồng cần nhiều kali trong giai đoạn hình thành hoa, quả nhằm tăng năng suất và chất lượng nông sản, vì

– Giúp hoa bền màu và sặc sỡ hơn

– Tăng quá trình vận chuyển chất hữu cơ tích lũy về cơ quan dự trữ

3/ Biểu hiện thiếu kali của cây trồng

– Giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống của hạt

– Rễ cây dễ bị thối, cây phát triển còi cọc, thân yếu và dễ bị đổ ngã

– Khả năng chống chịu kém trước sâu, bệnh hại và điều kiện thời tiết bất lợi

– Biểu hiện rõ rệt ở hình thái của cây: lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, lá dễ héo rũ và khô

– Đặc biệt, dễ biểu hiện trên lá già bằng những vệt cháy nâu màu đen bắt đầu từ chóp lá và dọc hai bên rìa lá. Sau đó cháy lan thành sọc dọc hai bên gân chính và lá già rụng sớm

– Thiếu kali trầm trọng làm quả rụng nhiều, cành mảnh khảnh, yếu, dễ bị khô và chết

Bổ sung kali - Than sinh học

Trấu hun nguyên cánh

4/ Bổ sung kali tự nhiên cho đất trồng bằng trấu hun

Trấu hun là loại than nhiệt phân biochar thu được sau quá trình đốt trấu sống trong điều kiện yếm khí (thiếu oxy), có ưu điểm

– Khá bền và ít bị phân hủy theo thời gian

– Rất nhẹ, thoáng xốp, giữ nước và giữ phân tốt

– An toàn cho đất và cây trồng bởi cực sạch sẽ mầm bệnh

Với những ưu điểm đó, trấu hun giúp bổ sung nguồn kali tự nhiên cho đất, cụ thể

– Bổ sung lượng silica (SiO2) hao hụt trong đất

– Bổ sung lượng kali dễ tiêu bị thiếu hụt trong đất do quá trình canh tác

– Giúp giảm thiểu tác động xấu cho đất của các điều kiện bất lợi và thuận lợi cho vi sinh phát triển

Trấu hun thích hợp làm giá thể trồng cây, ươm mầm… Đặc biệt, chứa hàm lượng lớn kali dễ tiêu nên trấu hun được sử dụng để cải tạo đất và bổ sung kali cho đất trồng

– Giữ ẩm cho cây: phủ đều lên bề mặt đất trồng

– Giá thể trồng cây: phối trộn theo tỉ lệ ½ trấu hun : ½ xơ dừa : 1 phân hữu cơ (trùn quế)

– Giá thể ươm cây: 100% trấu hun đã qua xả mặn hoặc phối trộn với xơ dừa theo tỉ lệ 1:1

– Bón bổ sung kali, cải tạo đất trồng: rải đều trực tiếp trên bề mặt một lớp dày 1-2 cm sau đó tưới nước

5/ Mua trấu hun ở đâu?

Hiện nay, trên thị trường có nhiều nơi bán trấu hun nhưng không rõ nguồn gốc và quá trình xử lý. Để có sản phẩm chất lượng, sạch mầm bệnh và rõ ràng nguồn gốc hãy gọi ngay Đặng Gia Trang qua Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (1 bình chọn)