Kỹ thuật phục hồi hoa hồng sau Tết 2025 hiệu quả nhất

2710 lượt xem

Hoa hồng là loại hoa được rất nhiều người yêu thích, không chỉ bởi màu sắc quyến rũ mà còn với màu sắc đa dạng. Mỗi dịp Tết đến xuân về, đây cũng là loại hoa được nhiều gia đình chọn lựa với mong muốn một năm mới đầy ngọt ngào. Sau một khoảng thời gian trồng và chăm sóc để cây hoa hồng ra hoa đẹp vào dịp Tết thì cây đã sử dụng rất nhiều năng lượng. Sau mùa Tết, cây dễ dàng bị suy kiệt dinh dưỡng, nếu không phục hồi hồng kịp thời có thể dẫn đến tình trạng chết cây.

Vì vậy, hãy cùng Đặng Gia Trang thực hiện ngay các bước kỹ thuật cơ bản bên dưới để phục hồi hồng một cách hiệu quả nhất nhé!

1/ Cắt tỉa cành

Cắt tỉa cành cho cây hoa hồng là bước rất cần thiết. Việc tỉa bỏ các cành hoa đã tàn và cành già giúp cho cây hoa hồng tập trung lại dinh dưỡng và nuôi các mầm cây mới. Thực hiện cắt tỉa bằng cách sử dụng kéo cắt cành cắt bỏ đi những cành hoa đã tàn khoảng ⅔ cành hoa. Cắt tỉa các cành hoa sao cho từ gốc cành đến vị trí cắt còn chừa lại khoảng 3 – 4 cặp lá, sau đó tại các nách lá sẽ bắt đầu mọc lên những chồi non mới.

Chú ý tỉa cây hoa hồng sao cho tán cây đều và đẹp, tránh làm lệch tán hoa sẽ làm cây bị xấu đi. Một số cây hoa hồng đã quá già cỗi, chúng ta có thể cắt tỉa mạnh vào sát thân để cây đẻ ra nhánh mới nhằm làm trẻ hóa lại cây hoa hồng.

Thời gian cắt tỉa lý tưởng cho cây là vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh cắt tỉa cây khi trời đang nắng gắt, dễ làm vết sẹo cắt bị ảnh hưởng.

2/ Thay chậu cho cây.

Lựa chọn chậu nhựa hoặc túi vải trồng hoa có kích thước lớn hơn chậu cũ để cây phát triển lớn hơn.

3/ Chuẩn bị đất và giá thể để thay chậu

Lựa chọn đất sạch trồng hoa kiểng SFARM vừa có độ tơi xốp giúp thoát nước tốt không ngập úng và đồng thời cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây đến tận 60 ngày.

4/ Bổ sung dinh dưỡng cho cây

Sau một thời gian ra hoa và nuôi thân lá trong dịp Tết, cây bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng. Vì vậy, sau khi tỉa cành ta nên tiến hành bổ sung phân bón hữu cơ cho cây đối với các bạn trồng đất thường.

Sử dụng Phân trùn quế SFARM để chăm sóc cho hoa hồng đã ghi nhận nhiều hiệu quả phục hồi hồng tích cực. Một chủ vườn hồng ngoại tại Bình Phước mà Đặng Gia Trang gặp gỡ đã chia sẻ bí quyết bổ sung dinh dưỡng cho hoa hồng bằng Phân trùn quế SFARM như sau:

  • Xới nhẹ lớp đất mặt, tránh làm ảnh hưởng rễ cây
  • Thời điểm bón: Sáng sớm hoặc chiều mát
  • Sử dụng phân trùn quế SFARM bón lên bề mặt và quanh gốc để cải tạo đất và bổ sung dinh dưỡng cũng như các acid hữu cơ kích thích đâm chồi tạo rễ
  • Phủ lên bề mặt chậu một lớp Viên đất nung SFARM hoặc rơm khô để giữ ẩm tốt nhất cho cây.

5/ Phòng trừ sâu bệnh hại

Sau Tết, cây hoa hồng bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng, kèm theo đó là một số loại sâu bệnh hại khiến cho cây dễ bị chết. Một số cây hoa bị phá hoại bởi côn trùng chích hút như bọ trĩ, hay một số lại bị nấm bệnh hại rễ.

Đặc biệt trong quá trình chăm sóc lại, rễ cây hoa hồng rất dễ bị gây hại, vì vậy cần sử dụng các loại thuốc trừ nấm bệnh để phòng trừ. Ngoài ra, khi cây hoa hồng đang ra đọt non sẽ thường gặp các loại sâu ăn lá nên kiểm tra cây thường xuyên.

Đối với các cây hoa sau khi trưng bày trong dịp Tết, việc chăm sóc và phục hồi lại là rất quan trọng. Đặc biệt với một loại cây đẹp như cây hoa hồng, chúng ta nên chăm sóc lại để cây tiếp tục ra hoa quanh năm.

Trên đây là các bước chăm sóc phục hồi cây hoa hồng sau Tết, hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để chăm sóc tốt cho những cây hoa hồng nhà mình nhé.

Sau đây, xin mời các bạn cùng theo dõi chi tiết qua những lời chia sẻ từ chị Thu – chủ vườn hồng ngoại tại Bình Phước về cách phục hồi hồng sau mỗi đợt cho hoa trong video bên dưới.

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
1.3/5 - (3 bình chọn)