6 bước phòng bệnh cho hoa hồng hiệu quả tốt nhất

2073 lượt xem

Thật khó để trị bệnh cho cây hoa hồng, nhưng không phải cứ bệnh rồi mới trị, đó là giải pháp không tối ưu. Bạn có thể phòng bệnh trước cho “em hồng” nhà mình nhé. Muốn cây hồng không bệnh, khỏe cây, đơm hoa tươi thắm hãy lưu ý 6 bước phòng bệnh cho hoa hồng dưới đây cùng SFARM.

1/ Dùng giống kháng

Đây là biện pháp quan trọng có ý nghĩa tích cực, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong việc phòng trừ sâu bệnh hại. Cách đơn giản nhất để trồng hoa hồng là chọn loại cây khỏe mạnh, có khả năng chống chịu bệnh. Bạn có thể chọn giống hoa hồng Anh David Austin của Anh đặc biệt kháng bệnh và đáng tin cậy.

dung-giong-khang2/ Đất trồng

Nếu đất trồng chứa đầy đủ dinh dưỡng thì cây mới hấp thu sinh trưởng, phát triển tốt được, thường cây khỏe sẽ chống chịu được bệnh tốt hơn những cây yếu ớt, èo ọt. Bước này vô cùng quan trọng, vì giá thể là môi trường để cây phát triển, môi trường tốt thì cây mới sống khỏe. Và bạn nên 6 tháng hoặc 1 năm thay đất một lần. Bạn có thể sử dụng các giá thể như đất, trấu hun, xơ dừa sau đó trộn thêm phân hữu cơ – organic – phân trùn quế. Mục đích của việc phối trộn thêm phân trùn quế để phòng bệnh cho hoa hồng, cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa trung vi lượng cho cây. Ở phân trùn quế có chứa các hợp chất ‘’kháng sinh tự nhiên’’ giúp cho cây hoa hồng tăng sức đề kháng đối với các nguồn bệnh hại và làm môi trường sống lý tưởng cho nhóm các loài sinh vật sống trong đất như: nhóm động vật không xương sống có ích và các loại vi sinh vật hữu ích có tính đối kháng như nấm Trichoderma.

3/ Nhiệt đ

Nhiệt độ thích hợp cho hoa hồng sinh trưởng phát triển khoảng 18 – 25°C vì cây hoa hồng là cây có nguồn gốc ôn đới. Nhiệt độ tối cao trên 35°C sẽ làm ảnh hưởng đến sự kéo dài cành, độ bền của hoa. Và nhiệt độ tối thấp dưới 8°C làm cho cây thấp, cành nhánh phát sinh yếu, lá giòn, nụ hoa dễ bị thui chột hay nở muộn, nở không đều do cây không khai thác được dinh dưỡng trong đất và không khí. Điều này dễ dẫn đến cây sẽ chống chịu sâu bệnh rất kém. Bạn nên tạo điều kiện cho cây hồng có đủ thời gian chiếu sáng 6 – 8 tiếng/ngày.

4/ Tưới nước

Biện pháp tưới tiêu kết hợp với bón phân làm tăng tính chống chịu sâu hại của cây hoa hồng và làm phục hồi nhanh những cây bị sâu hại. Phương pháp tưới tiêu còn là kỹ thuật hàng đầu trong nông nghiệp, chính vì vậy phương pháp này được lợi dụng trong công tác BVTV làm thay đổi tiểu khí hậu tại vườn nhằm gây điều kiện sống bất lợi đối với sâu hại làm chúng không phát triển được hoặc bị tiêu diệt.

5/ Bón phân

Là một trong những yếu tố cần thiết trong sản xuất nông nghiệp, vì phân bón ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, thông qua đó ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh. Sử dụng phân bón hợp lý vừa làm tăng năng suất, đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa hạn chế sâu bệnh hại, giảm bớt việc dùng thuốc BVTV.

Bón phân cân đối giúp cây trồng phát triển tốt, có sức chống chịu cao với sâu bệnh. Một số loại phân còn có tác dụng hạn chế dịch hại phát triển và tiêu diệt một số dịch hại.

Bón phân trùn quế cho hoa hồng

Cung cấp phân hữu cơ – organic – phân trùn quế cho cây trồng nhằm thúc đẩy các vi sinh vật trong đất hoạt động, chất hữu cơ trong quá trình phân hủy giải phóng ra một số chất có tác dụng kiềm hãm một số vi sinh vật gây bệnh cho cây. Chất hữu cơ trong phân trùn quế còn làm thay đổi lý hóa tính của đất trồng, làm tăng sự hấp thụ của đất, cải tạo đất tốt. Phân trùn quế có thể bón ngay mà không cần ủ, có sẵn vi sinh vật có lợi mà không cần bổ sung thêm nhiều, dễ sử dụng vì bón nhiều hơn nhu cầu của cây vẫn không sao. Và đặc biệt là giá của phân trùn quế rẻ hơn giá của các phân hữu cơ vi sinh công nghiệp trên thị trường hiện nay.

Sử dụng phân vi sinh chức năng – phân trùn quế là sản phẩm không chỉ có chứa các vi sinh vật làm phân bón như vi khuẩn cố định nitơ, vi khuẩn phân giải lân, vi khuẩn kích thích sinh trưởng thực vật mà còn có các vi sinh vật có khả năng ức chế, tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh cho cây hoa hồng.

Nhiều người nghĩ phân trùn quế tốt như phân hóa học, đó là sai lầm, phân trùn quế cũng là phân hữu cơ vi sinh, cần có thời gian để cây hấp thụ và thay đổi để trở nên tốt hơn, không thể bón hôm nay mà có kết quả ngay sau vài ngày đến 1 tuần như phân hóa học, nên khi sử dụng phân trùn quế cần kiên nhẫn. Và thật tuyệt vời khi có sự kết hợp giữa phân trùn quế và phân hóa học, phân trùn quế giúp cây hấp thụ lâu dài, phân hóa học giúp cây hấp thụ thường xuyên. Cung cấp dinh dưỡng cả hai cho cây hoa hồng giúp cây khỏe, chống chịu được sâu bệnh, chất lượng hoa ổn định, bền màu và màu sắc đẹp hơn.

6/ Vệ sinh vườn/chậu

dọn sạch cỏ dại, không để vườn ngập úng, thu gom, tiêu hủy tàn dư thực vật mang mầm móng sâu bệnh nhằm làm giảm nhẹ sự gây hại của sâu lên cây hoa hồng. Hoặc khi phát hiện bệnh, tiêu hủy cành, lá, hoa bị bệnh ra xa khu vực trồng. Sau đó bạn phun thuốc trừ sâu bệnh hại, tùy loại bệnh mà chọn lựa gốc thuốc cho phù hợp.

Để cây hồng luôn khỏe bạn hãy thuộc lòng các lưu ý mà SFARM vừa chia sẻ. Nếu bạn có khó khăn về việc phòng bệnh hoa hồng hay bất cứ loại cây trồng nào hãy liên hệ SFARM, chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn một cách thỏa đáng nhất. Chúc bạn thành công nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (36 bình chọn)