Thế nào là môi trường tốt nhất cho sinh vật đất phát triển?

1858 lượt xem

Dưới tác động của quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số, biến đổi khí hậu, tình hình xói mòn và sạt lở nghiêm trọng. Thêm vào đó là tình hình canh tác nông nghiệp quá phụ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học thì suy giảm sinh vật đất kéo theo suy thoái đất là vấn đề tất yếu sẽ xảy ra. Trước tình hình đó, chúng ta cần có hướng đi đúng đắn để duy trì được hệ vi sinh vật đất và cân bằng lại tự nhiên. Vậy thế nào là một môi trường tốt cho sinh vật đất phát triển? Hãy cùng SFARM tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Sinh vật đất đóng vai trò chủ chốt trong quá trình hình thành, phân hóa và phát triển của các loại đất trên thế giới. Ngoài ra, sinh vật đất còn là nhân tố quan trọng trong việc duy trì các chức năng lý, hóa học đất, cân bằng yếu tố dinh dưỡng, các quá trình liên quan đến enzym, phân giải chất hữu cơ.

sinh-vat-trong-dat2

Để sinh vật phát triển tốt trong đất, đất cần đảm bảo về các yếu tố gồm:

1/ Độ pH

Hầu hết các sinh vật đất (đặc biệt là các loại vi khuẩn) đều sống tốt ở pH từ 6,5 đến 7,5.

Một số loại vi khuẩn đặc biệt sống ở mức pH dưới 4 được phân loại là acidophiles (acid-loving) và ở mức pH 9-10 là Vi khuẩn Alkalinophilic.

Nếu độ pH <5, lượng Ca, Mo, Zn, Al, Fe trong đất sẽ bị kìm giữ, vi sinh vật có lợi cho cấu trúc đất sẽ khó phát triển. Tình hình có thể tệ hơn, nếu độ pH tiếp tục giảm do tính axit cao làm dinh dưỡng không hòa tan và khó hấp thu hơn.

Cộng thêm, trong quá trình phát triển của cây trồng và vi sinh vật, các axit hữu cơ được giải phóng vào môi trường làm giảm độ pH đất. Vì thế mà để giữ ổn định độ pH, chúng ta cần bón vôi để giữ cho pH không xuống quá thấp.

=> Để hiểu hơn về độ pH đất, bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY

2/ Trao đổi khí

O2 là yếu tố cần thiết đối với sự phát triển của hầu hết sinh vật. Một số sinh vật tự dưỡng lẫn dị dưỡng cũng có thể sử dụng CO2 để tổng hợp chất hữu cơ.

Không khí (gồm có oxy) phải có khả năng đi vào trong đất một cách tự do, và khí thải phải được đi ra ngoài. Trao đổi không khí trong đất tốt có ý nghĩa rất quan trọng cho hoạt động của các sinh vật đất. Trao đổi khí còn phụ thuộc trực tiếp vào cấu trúc đất.

Chính vì thế, để giữ cho lượng O2 và CO2 cân bằng trong đất, thì cấu trúc đất cần giữ được độ thoáng khí và mức thoát nước tốt.

3/ Cân bằng nước

Tế bào vi sinh vật ngăn cách với môi trường sống bên ngoài bằng màng sinh chất có tính thẩm thấu chọn lọc, do đó sự biến đổi nồng độ thẩm thấu trong môi trường có ảnh hưởng lớn đến sự sống của vi sinh vật.

Nếu một vi sinh vật được đưa vào dung dịch có nồng độ thẩm thấu thấp thì nước sẽ xâm nhập vào tế bào và ngược lại. Và nếu không có sự khống chế thì tế bào này có thể trương và vỡ ra.

Chính vì thế, việc giữ cho lượng nước trong đất được ổn định cũng là yếu tố quan trọng giúp sinh vật đất phát triển.

Để làm được điều đó, trước hết cần cân bằng được các lỗ rỗng chứa không khí, nước và không để cho nước thoát quá nhanh hay không thoát được. Biện pháp bón hữu cơ để tăng độ xốp của đất là trồng cây phủ xanh sẽ là ưu tiên hàng đầu để giải quyết vấn đề này.

4/ Nhiệt độ

Vi sinh vật thường sống tốt ở nhiệt độ thông thường và rất mẫn cảm với sự thay đổi nhiệt độ.

Ở vùng khí hậu lạnh, khi nhiệt độ lên cao sẽ làm quá trình trao đổi chất của vi sinh vật tăng, trung bình 10oC sẽ tăng gấp đôi quá trình trao đổi chất. Khi mức nhiệt tăng quá cao sẽ dẫn đến vi sinh vật chết.

Trong quá trình canh tác hay phân bố thực vật hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ tự nhiên do chi phí để thay đổi nhiệt độ đất trồng rất cao. Tuy nhiên, chúng ta có thể quản lý nước hợp lý vì nước ngập úng vào mùa lũ làm giảm nhiệt độ đất và sẽ khó ấm lên nếu thời tiết không thay đổi.

5/ Cấu trúc đất

Cấu trúc đất được hình thành từ các hạt cơ bản có kích thước khác nhau. Hạt có kích thước càng lớn (cát, sỏi) thì không khí lưu thông tốt nhưng không giữ được nước và chất dinh dưỡng. Hạt có kích thước nhỏ (sét) giữ dinh dưỡng tốt nhưng thoát nước kém.

Vì vậy đất có cấu trúc tốt nhất là đất pha trộn được 2 loại đất trên.

Điều quan trọng nhất để cải thiện cấu trúc đất là tăng lượng vật chất hữu cơ trong đất. Nhờ đó giúp các hạt đất kết tập lại với nhau và hỗ trợ cho các sinh vật đất làm việc tốt hơn do cung cấp cho chúng nguồn thức ăn và nơi trú ngụ.

sinh-vat-trong-dat

5.1 Các hoạt động cải thiện cấu trúc đất

  • Cung cấp chất hữu cơ như phân động vật, phân ủ, che phủ đất
  • Khuyến khích các sinh vật đất hoạt động
  • Bảo vệ bề mặt đất cùng với vật liệu che phủ hoặc trồng cây che phủ

5.2 Các hoạt động làm tổn hại tới cấu trúc đất

  • Canh tác trong điều kiện đất ướt có thể là nguyên nhân làm đất dí chặt
  • Thường xuyên làm đất sẽ làm giảm hàm lượng chất hữu cơ
  • Sử dụng cơ giới hóa cao như làm đất bằng máy sẽ phá hủy các hạt đất

Sfarm.vn

*Xem thêm:


Mọi chi tiết thắc mắc về mua sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật bạn vui lòng liên hệ
Fanpage: SFARM – Nuôi dưỡng vườn xanh
Hotline: 0902 652 099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết